Chúng ta xử dụng chất liệu này để làm nồi, nồi cơm điện, chão, giấy bọc thức ăn, hộp lon đựng thức ăn đóng hộp, lon bia, lon coca cola, dùng trong mỹ phẩm và thuốc uống ...
Chất liệu đó là nhôm (Al, Aluminium). Nhôm gần như không thể nào xóa bỏ được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bề trái của chất kim loại này, từ lâu đã bị nghi ngờ gây ra một chứng bịnh mà hiện giờ chưa thể chữa trị được, đó là bịnh Alzheimer hay nôm na gọi là bịnh lãng trí.
* Mobus Alzheimer bịnh đồng nghĩa với trí óc của người bịnh "xuống dốc" một cách cực kỳ nhanh trung bình trong vòng 3 năm, mất đi trí nhớ ngắn hạn thí dụ quên tắm rửa, quên ăn, trạng thái tiến đến mức độ người bịnh không còn nhìn thấy được, không nói được vì quên mất nhiều từ ngữ, không còn nhớ được ngày tháng, không định hướng được, không biết mình đang ở đâu, nhìn vào kiếng không nhận ra chính mình, không nhận ra người thân của mình và trở thành một cái "vỏ" không hồn.
Trong nhiều năm theo dõi quá trình diễn tiến, thống kê cho thấy rằng bịnh Alzheimer đã lan rộng một cách nhanh chóng. Trong số những người trên 60 tuổi, người bị bịnh Alzheimer là 1 phần 1000, trong khi đó những người 90 tuổi trở lên, số người bị bịnh lãng trí là 45%.
Ở các nước Tư bản, sự sống của con người (người sống lâu nhứt 127 tuổi) được kéo dài hơn nhờ có mức sống cao, tiện nghi và nhờ sự phát triển văn minh y tế, mặt khác do ô nhiễm môi trường và thực phẩm có quá nhiều chất hóa học không cần thiết,
thực phẩm giả tạo *, v.v. nên bịnh Alzheimer trong tương lai sẽ là một gánh nặng cho xã hội, gây căn thẳng tinh thần cho thân nhân. Theo thống kê, mỗi 20 năm, tổng số bịnh nhân bịnh Alzheimer sẽ nhân gấp đôi.
Các nhà khoa học Nhựt khám nghiệm óc của người chết vì bịnh Alzheimer, phát hiện trong những khối óc này, tỉ lệ của Aluminium nhiều hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân Al chất chứa trong óc từ đâu mà ra, thì các nhà khoa học chưa khẳng định được, người ta chỉ nghi ngờ Al từ trong nước và trong thức ăn chúng ta ăn uống hàng ngày. Trong quá trình nghiên cứu, họ khám phá ra Al thường thông qua màng ruột để đi vào máu... Một khi Al đã vào máu, một phần chúng sẽ đi vào óc và đóng ở đó mãi mãi, không có cách gì loại ra được.
Nếu trong nước lại có thêm Flour và nấu trong nồi làm bằng Aluminium, thì số lượng Al trong nước nấu này sẽ tăng gấp 10 lần số lượng Al so với nước không có Flour và đáng ngại hơn nữa là hai chất này hợp lại sẽ hóa ra Al-Flourid, một chất có thể đi xuyên qua màng ruột một cách dễ dàng sau đó đi vào máu...
Nhiều chất trong thức ăn hàng ngày của chúng ta đã hóa ra chiếc "Taxi" chuyên chở Aluminium vào óc, đó là bột ngọt -
Glutamate;
Maltol và
Acid Chanh.
Glutamat bao gồm (
E621) bột ngọt MSG monosodium glutamate C5H8NNaO4, (
E622) monopotassium glutamate KC5H8NO4, (
E623) calcium glutamate Ca(C5H8NO4)2, (
E624) Monoammonium glutamate, (
E625) Magnesium glutamate, và glutamic acid (
E620). Gia vị chắc chắn có chứa bột ngọt đó là bột nêm và thức ăn trong tiệm ăn, nhứt là
tiệm tàu *.
Giáo sư dạy trường đại học y khoa tại Mississipi, Russel Blayrock cho biết rằng: dùng Glutamat trong thức ăn với số lượng cao hoặc lâu dài sẽ làm cho hư não, tiếng latin gọi là dementia (dịch nghĩa là "không hồn"), Alzheimer cũng là một trong khoảng 55 bịnh gọi chung "Dementia".
*
Maltol còn có tên khác: 3-Hydroxy-2-methyl-4H-pyran-4-one một chất hóa học C
6H
6O
3 có mùi caramel, và vị ngọt. Dưới tên E636 có trong các thức ăn đóng hộp, thức uống như limonade, để làm gia tăng mùi và vị nhân tạo cho những thực phẩm đó.
* Acid Chanh, tiếng Anh: Citric acid có tên hóa học 2-Hydroxy-1,2,3-propane-tricarboxylic acid. Trong tất cả các thức ăn uống có vị chua bán trong siêu thị, ví dụ như nước limonade, kẹo vị chua của các loại trái cây, marmalade, yogurt - jayourt, thường có acid citric nhân tạo dưới tên E330.
Ngoài ra đường hóa học - artificial sweetener bị nghi ngờ gây ra ung thư não, bướu não. Đường hóa học có trong thực phẩm dưới dạng E950 (Acesulfam potassium);
E951 (Aspartam); E962 (Salt of aspartame-acesulfame); E952 (Cyclamat); E954 (Saccharin); E955 (Sucralose); E957 (Thaumatin); E959 (
*Neohesperidin dihydrochalcone).
*NHDC hay còn gọi là Neohesperidin DC=Neohesperidin dihydrochalcone, một loại chất đắng thuộc nhóm Flavanone (flavonoid), có trong các loại vỏ chanh, vỏ bưởi.
Đường hóa học NHDC làm từ chất hóa học Naringin, ngọt hơn gấp 600 lần đường bình thường (saccharose). Loại E959 này có trong kẹo cao su chewing gum; nước ngọt như Coca Cola, Sprite; trong thịt biến chế như dồi; và các loại thức ăn ngọt không có đường thường.
* Nước lèo trong nhà hàng tàu, người làm ở đó tiết lộ: mỗi 2 ngày nấu một nồi nước lèo 18 lít, trong nước ngoài gà vịt (già), đổ vô 2 tô bột ngọt, nước lèo đó đậm đặc, ai mua (mì, hủ tiếu, hoành thánh) múc một muỗng (gáo) đậm đặc pha với nước, hâm nóng đổ lên. Có một lần trong chổ làm, đói quá trong ngày chưa ăn gì hết, trưa tôi ghé tiệm tàu mua một tô mì hoành thánh ăn, vừa về tới chổ làm là bao tử đau quặn như ai bóp rứt, đau đến toát mồ hôi lạnh. Chắc chắn là phải có vô cùng nhiều MSG trong đó, vì với lượng MSG bình thường tôi chưa hề bị đau như vậy và cũng chưa bao giờ bị đau bao tử ngoài lần đó.
* Alzheimer có tên từ tên một bác sĩ chuyên khoa trị bịnh thần kinh (psychiatrist and neuropathist) người Đức Alois Alzheimer (14.06.1864 - 19.12.1915). Bịnh được phát hiện trên một người đàn bà tên Auguste Deter (51 tuổi). Năm 1906 Alzheimer công bố bịnh này tại cuộc họp chuyên ngành. Sở dĩ bịnh được phát hiện từ lâu nhưng khi đó ít được ai nhắc tới bởi vì trước đây tuổi thọ con người chỉ vào khoảng 50 đến 60. Chính Alzheimer mất lúc 51 tuổi vì bị nhiễm trùng, bịnh mà 1/4 thế kỷ sau có thể chữa trị bằng
thuốc kháng sinh Penicillin *.
Hiện giờ người ta biết được bịnh Alzheimer gây ra bởi sự đóng chất nhớt, chất cặn (beta amyloid peptid, plaque) trên tế bào thần kinh và những sợi sơ (tangle) của tế bào thần kinh từ protein bất bình thường APP (amyloid precursor protein) ở đầu các hệ thần kinh trong óc. Bình thường chất dẫn sortLA (sorbing protein-related receptor) nhập vào và trung tính hóa APP để chúng không hình thành ra cặn được bởi vì một khi những chất cặn đó đóng, bám vào như rỉ sét bao quanh dây điện làm dòng điện chạy chậm lại và từ từ khi chúng đóng quá nhiều sẽ gây độc và hủy hoại hệ thần kinh (neurotoxicity) làm cho các tế bào này chết đi.
How nerve cells communicate
Sự hình thành của beta amyloid peptid
neutron trong óc người bình thường và người bịnh Alzheimer
Tôi đã từng chứng kiến một trường hợp, có 3 anh chàng nọ vì quá bận học và cũng vì nam sinh không biết nấu ăn, quanh năm suốt tháng hầu như họ ăn mì gói và đồ hộp. Chỉ trong vòng vài năm, chưa đầy 3 năm (vì sau 3 năm họ phải dọn ra khỏi cư xá), cả 3 đều bị đau bao tử, mặt họ trắng bệch, người như bị phù thủng, bột ngọt và các chất hóa học gây ra những bịnh rất khiếp đảm. Nếu có thể, hãy giảm bớt ăn bột ngọt, mì gói, đồ hộp có chất hóa học thường bắt đầu bằng E...* ! và khi ăn hay uống đồ chua (acid) thì đừng cho chúng đụng chạm với ly, chén, muỗng nĩa bằng kim loại vì có thể acid sẽ làm tan Aluminium trộn vào thức ăn thức uống.
* E viết tắt chử Europe hay Edible (ăn được), "E và con số" là mã số của chất hóa học thêm vào thực phẩm để giúp tăng mùi vị hoặc thêm vào để chống hư, thường có nhiều trong đồ hộp. Sở dĩ người ta không dùng tên cho từng chất hóa học vì mã số E ngắn gọn hơn và để người tiêu dùng dễ nhận dạng những chất này trong thực phẩm họ mua (ví dụ cho những người bị dị ứng với một số chất hóa học) mà không lệ thuộc vào ngôn ngữ của từng nước.
Hiện tại có trên 1525 hóa chất E.
E100 đến E199 màu nhuộm, thí dụ: E102 tartrazine màu vàng; E122 carmoisine màu đỏ; E127 Erythrosin màu đỏ dâu tây; E142 Lissamine green.
E170 - E180 sắc tố, màu nhuộm thuốc viên. Thí dụ: E171 Titanium Dioxide (TiO2); E173 màu nhôm (Aluminium).
E200 - E152 hóa chất bảo quản thực phẩm. Thí dụ: E221 Sodium sulfite (Na2SO3); E 238 Calcium formate (Ca(HCOO)2).
E260 - E375 chất chống oxy hóa.
E400 - E466 chất làm đặc.
E420; E421; E422 chất dùng để thay thế đường.
E322; E322; E470 - E475 Emulsifier chất nhũ hóa.
E500 - E540 Axít vô cơ và muối.
E529; E530; E535; E536; E550 - E572 chất độn và chất tách rời. Thí dụ: E559 Aluminium silicate.
E620 - E636 chất tăng mùi, vị.
E637; E901 - E915 chất bao bọc, chất sáp để bọc trái cây bảo vệ hư hại và khô.
* Thuốc kháng sinh Penicillin được nhà sinh vật học và dược lý học người scotch Alexander Fleming (1881-1955, thọ 73 tuổi) khám phá ra vào năm 1928, nhưng đến 1940 mới được sản xuất quy mô và phân phối rộng rãi, chữa trị bịnh cho quân lính của đồng minh, do vậy sự chiến thắng Đức quốc xã của phe đồng minh một phần công lao cũng nhờ thuốc kháng sinh này. Năm 1945, Fleming được vua Thụy Điển trao giải Nobel về Y.
* Thực phẩm giả tạo tiếng Anh thay đổi dưới nhiều tên food analog hay food engineering, fabricated food; structured food; texturized food. Là một loại thực phẩm nhân tạo, sao lại tương tự hình dạng, mùi vị cũng như đặc tính đặc trưng của thực phẩm nguyên chất, nhưng trong đó thành phần nguyên chất chiếm tỷ lệ rất ít hoặc không có trong các loại thực phẩm này. Họ đề chử rất nhỏ so với nhản phía sau hộp những thực phẩm này, và thay đổi từ cho chất liệu giả luôn luôn để gạt người tiêu dùng. Những thứ thức ăn giả này không có vitamine và những chất dinh dưỡng mà thực phẩm thiệt có, ngoài ra trong đồ giả còn có nhiều chất hóa học như màu, mùi, chất kích thích vị như bột ngọt hoặc chất hóa học tương tự, v.v.
Thí dụ:
- Tôm làm từ protein của cá, ép trong khuôn thành dạng con tôm rồi sơn màu lên.
- analogue Cheese; processing Cheese: Phô mai không phải làm hoàn toàn từ sữa mà làm từ sữa bột và mỡ dầu động vật.
- Cà rem không phải bằng sữa mà phần lớn là bột trộn chất keo, mùi vị là những chất hóa học giả mùi.
- Meat analogue: Thịt trong dồi, trong đồ hộp là những thịt bầy nhầy đủ loại thú vật (heo, gà, bò, v.v. dư thải) nghiền nát thành chất sệt rồi ép lại dạng thịt.
Các sản phẩm giả này rẽ hơn sản phẩm thiệt rất nhiều do đó các nhà hàng và tiệm ăn thường sử dụng, người tiêu dùng cũng tiết kiệm tiền, do đó các tiệm ăn, hảng bán thực phẩm thiệt sẽ không cạnh tranh nổi.
* Hiện thời, sự thật đã xảy ra y như trong phim của Pháp 1976 L'Aile ou la cuisse, dịch tiếng Anh "the wing and the thigh", tiếng Việt "Cánh hay Đùi", với Louis de Funès (tenancier du restaurant gourmet; testeur de restaurant). Con gà làm bằng bột rồi sơn màu lên...
* Phần sau là đoạn trong phim "Le grand restaurant".
Công thức gia truyền làm Soufflé de pommes de terre
(cho 6 người)
1 kg khoai tây
1 lít sữa
3 trứng gà
90 g bơ
muối và
Muskatnuss = nutmeg = hột (cà bột) Nhục đậu khấu
Coi Thêm
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
21.12.2012 Ngày Tận Thế?
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ