Kim Cương, Diamond = đá cứng
Hột xoàn, tiếng Việt đặt tên cho viên kim cương đã được mài dũa công phu, chiếu lấp lánh. Vì vậy, cùng cân lượng thì Hột xoàn mắc hơn Kim cương.
Từ Diamond xuất xứ từ diamas/adamas tiếng Hy Lạp, có nghĩa: không thể chiếm ngự, không thể xâm chiếm, không thể đánh bại, không thể trấn áp, không thể khuất phục.
Kim cương được cho là phát hiện lần đầu tiên tại Ấn độ khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Kim cương thiên nhiên hình thành khoảng 1 đến 3,3 tỉ năm trước, ở độ sâu 140 đến 190km dưới lòng đất, nơi sức ép và độ nóng rất cao, chúng theo dung nham thạch nhũ của núi lửa trào ra và đến gần mặt đất hơn.
Kim cương/Hột Xoàn là khoáng chất cứng nhứt, hiếm nhứt trên thế gian nên chúng tượng trưng cho sự lâu bền, tình yêu bất diệt, sự trong sạch, trừ được các thế lực thù địch, đem lại may mắn vì theo phong thủy, tất cả những vật được hình thành lâu năm trong lòng đất, đã hấp thụ linh khí, ai gần gũi vật linh này cũng sẽ được truyền nhận linh khí từ chúng, kim cương còn được cho là có khả năng chữa được một số bịnh.
2. Color
3. Clarity
4. Carat
Góc phản xạ ánh sáng của Kim cương / hột xoàn là 65 độ 34 phút. Có nghĩa, tia sáng chiếu lên mặt phẳng của hột xoàn ở góc độ từ 0 đến 65 độ 34 phút sẽ được phản chiếu hoàn toàn 100% (so sánh với Thạch anh, góc phản xạ ánh sáng là 49 độ).
Very good cut: rất đẹp, khúc xạ ánh sáng gần như tuyệt đối.
Good cut: đẹp, khúc xạ ánh sáng tốt.
Medium / Fair cut: vừa vừa, khúc xạ ánh sáng vừa vừa (không chiếu lắm)
Poor cut: tệ, nhiều điểm không hoàn hảo, không cân đối, không đẹp, khúc xạ ánh sáng ít, không chiếu.
0.5 carat = 5.2 mm = 5.2 ly.
0.18ct - 3.7mm - 18
0.25ct - 4.1mm - 25
0.36ct - 4.65mm - 36
0.45ct - 4.9mm - 45
0.50ct - 5.2mm - 50
0.54ct - 5.3mm - 54
0.63ct - 5.5mm - 63
0.75ct - 5.9mm - 75
0.9ct - 6.3mm - 90
1.00ct - 6.5mm - 100
1.50ct - 7.4mm - 155
2.00ct - 8.2mm - 200
2.25ct - 8.6mm - 225
4.5ct - 10.8mm - 450
5.0ct - 11.2mm - 500
Độ sâu cho một viên đá có cùng trọng lượng, thí dụ 1ct
hình giữa: độ sâu 60% so với đường kính là lý tưởng nhứt, do phản xạ ánh sáng hoàn hảo nên rất chiếu.
hình trái: độ sâu 50% làm cho viên đá trở nên to như 1.2ct - 6.7mm, nhưng thô kịch và ít chiếu.
hình phải: độ sâu 70% làm cho thị giác thấy viên đá nhỏ như 0.85ct - 6.3mm, ít chiếu.
Princess square cut:
2. Color: màu sắc của viên kim cương hay còn gọi là "nước". Cấu trúc tinh thể nguyên chất làm cho viên kim cương không màu, giá trị theo thứ tự cao đến thấp: D-E-F (Colorless); G-H-I-J gần như không màu (Nearly colorless); K-L-M hơi có màu vàng (Faint yellow); N-O-P-Q-R màu vàng lợt (Very light yellow); S-T-U-V (Light yellow).
3. Clarity: độ trong sạch, không có than, vết dơ, khuyết điểm.
Giá giảm dần theo thứ tự: F (flawless - không có khuyết điểm), IF (Internally Flawless), VVS1 (Very, Very Small Inclusions 1. grades), VVS2 (...2. grades), VS1 (Very Small 1. grades), VS2 (Very Small 2. grades), S1 (Small Inclusions 1. grades), S2 (Small Inclusions 2. grades), S3 (Small Inclusions 3. grades), I1 (Imperfect 1. grades), I2 (Imperfect 2. grades), I3 (Imperfect 3. grades).
4. Carat: trọng lượng viên đá quí. Carat là đơn vị dùng để đo trọng lượng của đá quý, một carat tương đương 1/5g hay 0,2g = 200mg, tương tự 5ct = 1g
Một Carat chia thành 100 điểm, thí dụ một viên kim cương 75 điểm tương đương 3/4 carat, hay 0.75ct.
Nguồn gốc chử Carat từ cây có tên khoa học Ceratonia siliqua, họ Đậu Fabaceae/Leguminosae (tên tiếng Pháp: Caroubier hay Caroube; tên tiếng Anh: Locust bean tree hay Carob tree hay Saint John's Bread; tên tiếng Ả rập: Karuv) cây Minh Quyết hay cây Thường Xuân. Loại cây luôn luôn xanh, cao đến 15 mét, lá mới ra đọt có màu đỏ và mềm mại, sau trở thành xanh lá cây và cứng dần. Bông có mùi hôi. Trái mọc thành chùm ngay tại nhánh. Hột của cây này to đều đặng như nhau và có cân lượng khoảng 0,2g mỗi hột. Ngày xưa, 1500 năm trước đây, những thương gia người Ả rập bắt đầu dùng trọng lượng của hột cây này để định ra đơn vị khối lượng trong việc buôn bán đá quí. Hiện tại các nước vùng Địa Trung Hải cũng còn trồng nhiều cây Minh Quyết.
Cây có tên tiếng Anh là Saint John's Bread, tương truyền rằng thánh John đã ăn những hột của cây Locust bean khi ông ta đi qua vùng sa mạc. Những nước nghèo đã dùng hột xay ra thành bột để ăn hoặc làm sệt thức ăn. Trái ép làm si rô. Lá, trái, hột dùng làm trà chữa bịnh ho dai hoặc ngâm rượu. Trái thu hoạch vào mùa thu, nhưng có thể mua quanh năm vì có thể phơi khô mà dược tố vẫn không bị mất. Trái có 6 dược tố có thể ngăn chận bứu ung thư phát triển, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do (free radicals), chống lão hóa, trái có nhiều chất sợi, dược tố tannin, catechine, pectin, lignin giúp tiêu hóa ở đường ruột được thông, đẩy kim loại nặng trong cơ thể ra bằng đường tiêu hóa, ngừa ung thư đường ruột. Tannin có thể hòa nhập vào chất độc và ngăn chận sự phát triển của vi trùng, vì vậy rất công hiệu trong trường hợp bị tiêu chảy do độc tố do vi trùng thải ra (bacterial toxin). Trái có nhiều chất đường (fructose, glucose, saccarose), vì vậy người bị tiểu đường không được dùng trái, chỉ dùng lá và hột.
* Trái = Carob; Hột = Carubin
* Saint John (thánh John) sanh trước Jesu khoảng nửa năm, cũng là người rửa tội cho Jesu ở dòng sông Jordan (thuộc trung đông). 27 tuổi St. John bắt đầu đi khắp nơi để truyền đạo công giáo.
Lúc Jesu bị đóng đinh thì Saint John không còn sống nữa, ông ta bị Herodias, vợ vua Herod Philip của Do thái đổ oan tội hảm hiếp con gái bà ta là Salome vì vậy ông ta bị chặc đầu. Tương truyền Saint John có sức quyến rũ rất mạnh đối với phái nữ, nhưng ông không có vợ và mất lúc khoảng 30 tuổi.
Culet (very small face on the bottom); Depth Percentage; Finish; Measurements; Polish: độ đánh bóng; Proportion/Symmetry: độ cân đối. Cấp độ càng thấp, giá trị hột xoàn càng giảm dần theo: Ex-Excellent tuyệt đẹp; VG-Very Good rất đẹp; G-Good đẹp; F-Fair vừa vừa; P-Poor tệ.
* Fluorescence là độ phát huỳnh quang dưới tia cực tím, có trong ánh nắng mặt trời. Theo định nghĩa vật lý học: nếu rọi tia cực tím vào khoáng chất rồi đem ngay vào chổ tối đen, một số khoáng chất sẽ ít nhiều phát huỳnh quang, tùy theo loại khoáng chất huỳnh quang sẽ có nhiều màu. Sở dĩ hột xoàn phát huỳnh quang là do sự tương tác giữa năng lượng ánh sáng tác động qua lại với các nguyên tử bên trong viên đá. Viên hột xoàn phát huỳnh quang càng nhiều sẽ trở thành trắng và chiếu hơn dưới ánh sáng bình thường, nên đánh giá sai có thể nâng lên vài nước, nhưng đó chỉ là phẩm chất tạm thời, hoàn hảo phải là viên không phát huỳnh quang.
Fluorescence: Cấp độ: None - không phát quang; Very Slight/Faint: phát quang yếu; Slight/Medium: phát quang vừa; Strong: phát quang rõ; Very Strong: phát quang rất rõ. Cấp độ càng thấp thì giá trị viên kim cương giảm dần theo.
Thí dụ viên kim cương thượng hạng:
Cut: Excelent; Polish: Excelent; Symmetry: Excelent; Fluorescence: None.
- Viên hột xoàn thật phải luôn luôn có kèm theo bảng mô tả chi tiết giá trị của viên đá "Diamond Certificate", tờ chứng nhận phẩm cấp kèm theo suốt từ lúc tìm ra ở mỏ cho tới lúc bán ra.
- Chổ bán hột xoàn lớn nhứt và cắt đẹp nổi tiếng nhứt thế giới theo thứ tự: Antwerp (Bỉ), New York, Tel Aviv (Do Thái), Bombay (Ấn Độ), London (Anh). 70% của tất cả hột xoàn bán ra trên thị trường thế giới được cắt tại Antwerp.
- Hột xoàn có thể đánh giá lại và chứng nhận bởi GTA (Gemological Testing Center); American Society of Apprisers - Diamond appraiser (www.appraisers.org), chi phí người muốn đánh giá phải tự trả.
- Tranh chấp giữa người bán có trong danh sách tổ chức chuyên môn bán hột xoàn và người mua sẽ được giải quyết bởi Jewelers Vigilance Commitee (www.jvclegal.org) với chi phí khoảng us$ 75
!!!!!!!!! Ở Việt Nam hiện đang lưu thông trên thị trường rất nhiều hột xoàn nhân tạo của tàu, có chất phóng xạ gây ung thư, giả mạo luôn cả giấy chứng nhận!!!!!!!!!
Một viên kim cương tốt khi được cắt tốt. Nhìn từ trên xuống phải có màu trắng.
Cắt không tốt, nhìn từ trên xuống ở giữa viên kim cương có màu đen và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên kim cương.
Cách 1: bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương thiệt thì nó vẫn chiếu sáng, còn nếu ánh sáng mờ đó là nhân tạo.
Cách 2: nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.
Cách 3: Dùng một miếng giấy trắng, vẽ một đường bằng viết (mực màu gì cũng được hay viết chì), để viên kim cương hay hột xoàn lên đưởng gạch đó. Nếu thấy đường gạch thì đó không phải là kim cương. Nếu đường gạch mờ không thấy rõ thì sát xuất cao đó là kim cương thiệt.
Cách 4: thử bằng gạch màu. Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanh dương, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên và quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các gạch màu, các gạch màu sẽ nhòa đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các gạch màu.
Cách 5: lấy đèn pin có tia sáng nhỏ nhưng sáng (beam light hay penlight), để viên kim cương trước đèn pin này, cầm viên đó cách miếng giấy trắng khoảng 5-7 cm. Nếu tia sáng đi xuyên viên đá và chiếu một đường thẳng lên giấy thì đó là giả. Viên kim cương thiệt sẽ tản xạ ánh sáng nên sẽ không thấy tia sáng của đèn trên miếng giấy.
Cách 6: để viên kim cương lên giấy có chử, nếu đọc được chử hoặc thấy vết đen của chử thì đó là hột xoàn giả hoặc thấy đủ màu thì đó có thể là kim cương nhưng loại không có chất lượng tốt. Hột thật và tốt sẽ phản xạ nhiều tông màu xám.
Cách 7: dưới đèn ultra violet, hột xoàn thiệt sẽ chiếu những ánh sáng màu xanh dương lợt đến xanh dương đậm. Nếu viên đá chiếu ra nhiều màu như xám, xanh lá cây, vàng thì đó cũng có thể là kim cương thiệt nhưng chất lượng không tốt.
Cách 8: hột xoàn thật cắt được kiếng, kiếng trầy nhưng hột xoàn sẽ không trầy vì kiếng có độ cứng 6-7 theo Mohs, kim cương độ cứng 10.
Cách 9: hà hơi thở lên viên kim cương, nếu trên bề mặt viên đá đóng màn hơi nước thì đó là giả. Trên hột xoàn thiệt không bao giờ đóng hơi dù chỉ trong tíc tắc.
Cách 10: nhỏ một giọt nước nhỏ lên bề mặt hột xoàn, trên viên hột xoàn thiệt giọt nước giữ nguyên giọt, trên hột xoàn giả giọt nước sẽ tràn trôi đi mất.
Cách 11: hột xoàn lạnh hơn so với các loại hột xoàn giả khác như zirconia (zirconia là pha lê làm từ zirconium dioxide ZrO2).
Cách 12: kim cương, hột xoàn là đá thấu xạ nên chụp hình bằng quan tuyến X thì không thấy hình ảnh của kim cương thiệt.
Tất cả các cách thử trên đây không áp dụng được cho một loại "hột xoàn nhân tạo", có tính chất tương tự như hột xoàn, loại hột xoàn giả đó có tên là moissanite hay tên khác là muassanite, thành phần hóa học siliciumcarbid SiC, có độ cứng 9,25 theo Mohs.
* Hột xoàn đã nhận vào nhẫn hoặc hột nhỏ hơn 2mm (2 ly) rất khó nhận ra hột xoàn nào thiên nhiên, hột nào nhân tạo.
* Với kiếng lúp phóng to 10 lần, nhìn từ từ dưới (điểm nhọn lên) những đường cắt (facets) đều nhân đôi, nhòa, không rỏ ràng:
Cách tốt nhứt để mua một viên hột xoàn thiệt, bảo đảm, là nên mua ở những tiệm tính nhiệm mà cũng chính nơi đó mài hột xoàn.
Có một số máy để kiểm tra chất lượng kim cương: ASET, BrillianceScope, IdealScope, FireScope, GemEx, Heart & Arrow Viewer, ...
Viết để thử kim cương có hàng loạt loại (bán tại Thụy sĩ), như: "Mini Diamond & Moissanite Tester Pen"; "Diamond Wizard - Diamond Moissanite Tester"; "Diamant/Mossanite Combo Tester"; "Presidium Diamond Moissanite Tester"; "Diamond Selector with Ultraviolet Light"; giá khoảng us$70 đến us$200. Thử kiểu này nên có 4 viên đá mẩu (2 thiên nhiên / 2 nhân tạo): Kim cương hay Hột xoàn thiệt; Saphir (Ngọc Lam) và Moissanite; Cubic Zirconia
Rapaport Diamond Report là báo xuất bản hàng tuần trên mạng, chuyên ghi giá hiện tại của hột xoàn trên thị trường. Muốn vào trang này để đọc giá thì phải trả chi phí mới có code để vào (khoảng 180us$ một năm nếu muốn có bản giá hàng tháng, hoặc 250us$ một năm để xem bản giá hàng tuần). Dưới đây là bảng giá thí dụ của năm 2009, 2010 và 2011. Tuy giá có thể lên xuống hàng tuần, nhưng xê dịch lên xuống tối đa khoảng 5 đến 6%.
Hàng trên cùng: trọng lượng viên kim cương (0.9ct đến 0.99ct; 1.00ct đến 1.49ct; 1.50 - 1.99ct; v.v.); tháng/ngày/năm (viết theo Mỹ); kiểu cắt (tròn, brilliant)
Hàng thứ 2: độ sạch (Clarity) từ IF (Internally Flawless) đến I3 (Imperfect 3 grades/Piqué 3)
Những hàng sau đó là độ màu (Color) từ D đến M.
thí dụ 1: hột xoàn 0.9 carat, màu D; độ sạch IF = 127 .
hoặc điền vào ô bên plhải ở trên trang này
Viên kim cương, trong, sạch, chưa cắt 478 carats, được tìm thấy ở Lesotho, Nam Phi.
Một viên nữa to hơn 507 carats cũng tìm thấy ở Nam Phi, tháng 3 năm 2010 được bán đấu giá. Một hảng bán hột xoàn tại Hồng kông (Chow Tai Fook) mua với giá 23 triệu Anh kim ~ 35 triệu US$.
* Kim cương từ tro của người chết: từ giữa năm 2004, ngoài cách chôn tốn chổ, đốt thành tro (tổng cộng khoảng 2kg) và bỏ vô hộp hoặc rãi bỏ, thân nhân của người quá cố còn có thể từ tro của người thân làm ra một viên kim cương để giữ bên mình. Hiện trên thế giới có hai hảng nhận ép kim cương từ tro, đó là hảng Algordanza tại Chur của Thụy sĩ "www.algordanza.ch http://www.algordanza.us/ http://www.algordanza.ch/L%C3%A4nder.aspx " và hảng LifeGem "www.lifegem.com" tại Chicago Mỹ. Cách ép rất phức tạp, phải qua nhiều giai đoạn và cần 7 đến 12 tuần để kim cương có độ cứng tương đương kim cương thiệt. Muốn ép kim cương từ tro cần khoảng 100 gram tro để làm viên 1,0 carat. Có hai kích cở kim cương phổ biến là 0,5 hoặc 1,0 carat, nguyên thủy có màu tím pha xanh dương đậm. Sở dỉ có màu xanh dương là vì chất hóa học Bor (B, chất bán kim) có trong tro, do con người khi còn sống tích tụ. Viên 0,5 carat giá khoảng 6300 U.S.$; viên 1,0 carat giá 10300 U.S.$; viên 1,5 carat giá 31000 U.S.$.
Những giai đoạn chính để làm kim cương từ tro:
- Dùng acid để loại bỏ muối chiếm tỷ lệ 70% ra khỏi tro.
- Lấy carbon ra khỏi tro.
- Làm sạch carbon, loại bỏ tất cả các tạp chất.
- 2 đến 3 tuần nấu nóng dưới nhiệt độ 1500 đến 1700°C
- 4 đến 8 tuần ép dưới áp lực 50 000 đến 60 000 bar.
Ở giai đoạn này, cấu trúc hexagon của carbon từ từ hình thành cấu trúc octagon tinh thể trong suốt của kim cương.
p.s.: hột xoàn từ tro người chết chỉ được phổ biến ở Âu, Mỹ, Úc châu! Các nước ở Á châu rất kỵ loại hột xoàn này, họ tin rằng thân nhân của họ phải đi qua nhiều lần địa ngục qua các giai đoạn: đốt thành tro, đốt bởi acid, đốt tro một lần nữa với nhiệt độ cực kỳ nóng, sau đó ép với lực cực kỳ cao. 100 g thể xác lại bị nhốt trong viên đá cứng, muôn thuở cũng không thể siêu thoát ra khỏi đó được nữa.
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
"Lucy" hành tinh Kim cương
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
21.12.2012 Ngày Tận Thế?
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Thanks so much, the info in your block is excellent!
ReplyDelete