Sunday, October 19, 2008

Độ ISO - Điều chỉnh ánh sáng khi chụp hình

Nội dung trong trang này là tổng hợp, tóm tắt những điều hữu ích từ nhiều nguồn, do Kim Long sưu tầm và dịch.

Máy chụp hình
"Phó dòm" chuyên nghiệp và những người có sở thích chụp hình thường dùng máy DSLR-Chử viết tắt của Digital Single Lens Reflex-Máy chụp hình kỷ thuật số với ống kiếng phản xạ, là loại máy chụp hình không cần phim, dùng thẻ nhớ và có thể tháo rời, thay đổi được ống kiếng cho những mục đích chụp hình khác nhau. 
Máy SLR gồm phần máy (Body) và phần ống kiếng (Lens). Phần ống kiếng của máy SLR không bị giới hạn bởi chỉ một ống kiếng duy nhứt gắn dính với máy như của các loại Compact Camera-máy chụp hình "nhỏ gọn".
Ống kiếng-Objectiv
Mỗi một hiệu máy sẽ có nhiều loại ống kiếng khớp gài cho máy, ống kiếng của hãng này (Canon) không gắn được vào máy hiệu khác (Nikon). 
Khi lắp ống kiếng vào máy nên chú ý đến dấu hiệu định vị trí gài vào cho khớp, thí dụ: chấm đỏ. Chiều xoay khi gài ống kiếng vào máy của mỗi hãng khác nhau nên cần chú ý điều này, như Nikon theo chiều ngược kim đồng hồ, hiệu máy khác vặn theo chiều kim đồng hồ. Khi vặn phải cẩn thận và nhẹ tay.
Ống kiếng cũng có nhiều loại.
Khái niệm tiêu cự 
- Tiêu cự là con số mili-mét, độ dài của ống kiếng luôn được ghi trên mỗi ống kiếng.
- Single Focal Length Lens-Ống kiếng Fix hay ống Prime, độ dài tiêu cự không thể thay đổi, thí dụ: 28mm; 50mm; 85mm; 105mm hay 200mm và 
- Ống kiếng Zoom lens-độ dài tiêu cự thay đổi được, thí dụ: 18~55mm; 24~85mm; thí dụ: 70~300mm đồng nghĩa: tiêu cự nhỏ nhứt là 70mm, tiêu cự dài nhứt là 300mm.
Đối với máy DSLR thì bạn không cần quan tâm đến vấn đề máy có zoom được hay không và zoom được bao nhiêu lần x-chỉ số này chỉ quan trọng cho các máy Analog tức là máy còn dùng phim (muốn tính zoom được bao nhiêu lần, lấy tiêu cự dài nhứt chia tiêu cự nhỏ nhứt). Thí dụ: hai loại ống kiếng có tiêu cự 24-70mm và 70-200mm. Với máy Analog: 70 chia 24 gần bằng 3 x; 200 chia 70 cũng gần bằng 3 x. 
Nhưng đối với máy SLR thì hai ống kiếng (trong thí dụ trên) sẽ chụp ra hình hoàn toàn khác nhau, chỉ khi nào chụp với tiêu cự 70mm thì hai ống kiếng mới cho ra hình như nhau. 
Vì vậy đừng bao giờ thắc mắc DSLR zoom được bao nhiêu x.
- Độ phóng đại của chủ thể: tiêu cự càng lớn thì độ phóng đại càng lớn, vật thể được zoom-kéo gần lại, nhưng góc hình (chiều rộng và chiều cao của hình) sẽ càng thu hẹp lại.
- Yếu tố phối cảnh của ống kiếng Wide và Telé. Nếu chủ thể có độ lớn gần như không đổi trong khuôn hình, thì với ống Wide sẽ thu được nhiều thứ ở hậu cảnh và tiền cảnh rõ hơn ống Telé. Do đó tiêu cự càng lớn (Telé objectiv) thì khả năng xóa phông càng cao, nó sẽ làm cho những vật bên ngoài vùng nét mờ đi (blur). 
- Tiêu cự càng Wide thì càng có nhiều chi tiết, càng kéo lại gần càng rõ hơn.
1) 400 - 1000 mm: Telé objectiv/ống kiếng dài: dùng chụp Wild animal-Thú rừng và những điểm ở xa muốn thu gần lại, tựa như nhìn qua kiếng viễn vọng.
2) 250 - 300 mm: Sport-Hình những hoạt động thể thao.
3) 135 - 200 mm: Landscape-Cảnh thiên nhiên, cảnh rộng.

4) 80 - 100 mm: Portrait-Chân dung
5) 90 - 110 mm: Macro-chụp cận cảnh với độ phóng đại lớn hơn hoặc bằng 1:1. Chủ thể trong hình có kích thước bằng hoặc lớn hơn kích thước thật của nó ngoài đời. Không bao giờ dùng chế độ Auto Focus-Tìm nét tự động mà phải dùng chế độ Manual Focus-Tìm nét tự chỉnh. Dùng tripod-Giá ba chân và dây nối để bấm nút chụp để máy không bị rung.
6) 50mm: Ống kiếng bình thường, với độ dài này thì góc thu hình tương đương với mắt người. Chụp gần nhưng không tiến được quá gần với vật muốn chụp.
6) 35mm: Ống kiếng góc rộng-wide lens, dùng để thu hình những khuôn viên rộng, một nhóm người trong phòng chật hẹp hay những khoảng cách gần mà người chụp không lui ra xa hơn nữa. 
Khẩu độ f
Khẩu độ điều khiển bao nhiêu ánh sáng đi qua thấu kiếng. Khẩu độ càng mở to ánh sáng xuyên qua càng nhiều.
- Khẩu độ càng lớn (số f càng nhỏ, thí dụ f2.8) thì tiền cảnh và hậu cảnh càng bị xóa nhòa.
- Khẩu độ càng nhỏ (số f càng lớn, thí dụ f8), chiều sâu của hình sẽ sắt nét, rỏ hơn.
- Cùng độ ISO, khẩu độ càng lớn thì thì hình sáng hơn. Ánh sáng vào hình nhiều hơn, chụp lúc khi ánh sáng yếu.
- Giá trị khẩu độ tăng hoặc giảm một nấc thì hình sẽ sáng hoặc tối gấp đôi. Người ta chia khẩu độ tương ứng với mỗi nấc vặn là 1/3 bước khẩu độ, ví dụ: f 2.8 vặn sang khẩu độ f 4.0 thì hình tối gấp đôi, nhưng giữa f 2.8 và f 4.0 còn có hai nấc nữa đó là f 3.2 và f 3.5, tương ứng với 1/3 bước tối/sáng của hình.
Lá khẩu-Bokeh
Độ làm mờ/nhòa bối cảnh chung quanh, phần nằm ngoài vùng lấy nét (out of focus) của một tấm hình.
Hình đôi khi không phải rõ là đẹp, mà còn tùy thuộc vào bố cục, sự sắp đặt làm mờ phông hậu cảnh và sắc nét ở vật chính, tạo ra một chiều sâu. Ống kiếng càng có số lượng lá khẩu lớn hoặc tiêu cự dài, chủ thể được lấy nét càng gần hoặc khẩu độ càng cao thì vùng ngoài vùng lấy nét bị làm mờ càng nhiều. Ống kiếng bình thường (Normal) hay ống kiếng rộng (Wide) với hậu cảnh có nhiều thứ linh tinh sẽ làm cho hình làm rõ ra những thứ "rác" chung quanh không cần thiết.
Độ sâu trường ảnh-DOF
DOF-Depth of Field độ sâu trường ảnh, khoảng nét của một tấm hình, vị trí mà chủ thể rõ nhứt (best of focus point) và phạm vi chung quanh chủ thể còn có sắc nét rõ.
DOF bị ảnh hưởng bởi tiêu cự và khẩu độ của ống kiếng. 
Đừng lầm DOF với Bokeh, Bokeh và vùng bên ngoài vùng lấy nét, vùng này đẹp hay không còn tùy thuộc vào vùng này xa hay gần điểm nét, còn DOF là chỉ nói về những vùng chung quanh gần điểm nét (trong phạm vi Depth of Field).

Các thứ nên chuẩn bị kèm theo với máy chụp:
  • Kiếng lọc-Filter dùng bảo vệ ống kiếng vì mặt kiếng rất dễ bị trầy sướt. Thông thường nhứt là loại kiếng bảo vệ không màu, cũng có người dùng loại Skylight nhưng loại này có phủ màu làm thay đổi hiệu ứng màu của hình, khuyên bạn không nên sử dụng, mà chỉ nên dùng loại kiếng UV không màu. 
Chú ý: mỗi một ống kiếng có đường kính khác nhau, nên phải biết kích cỡ ống kiếng của mình (đọc trên ống kiếng) để mua kiếng lọc thích hợp, thí dụ 52mm hay 58mm.
  • Loa che ống kiếng-lens hood phải phù hợp với ống kiếng về kích thước, khi gắn loa che vào ống kiếng nên chú ý gắn cho đúng theo khớp gài. Loa che ống kiếng giúp ngăn chặn những tia sáng bên ngoài hắt vào ống kiếng gây hiện tượng chói, trường hợp thường gặp khi chụp hình với nguồn sáng ngược.
  • Giá ba chân/chân chống máy (Tripod)
  • Nên mua Pin sơ cua thêm cho trường hợp cần.
  • Túi đựng máy. Khi chụp hình bạn sẽ mang theo nhiều thứ linh tinh như thẻ nhớ sơ cua, một hay hai ống kiếng, kiếng lọc, v.v. 
 Pin
Lần đầu khi mới mua về, nên pin xạc đầy đủ (khi đầy sẽ có đèn báo) và những lần sau đợi xài cho thật hết công xuất-capacity của nó mình mới nạp tiếp thì tuổi thọ của pin mới dài.
Đọc hướng dẫn sử dụng
Những điều cần chú ý đầu tiên: nên đọc hướng dẫn sử dụng trước khi thao tác máy, thí dụ: tên gọi các bộ phận, vì nếu không biết tên gọi các bộ phận thì bạn sẽ không hiểu được hướng dẫn sử dụng; phần căn bản chung; phần chú ý an toàn; các điều cấm kỵ thí dụ như: không làm trầy xước chấu tiếp khớp với ống kiếng và thân máy, không làm ướt máy, tránh để nhiệt độ thay đổi đột ngột, không sử dụng pin ngoài qui định, không tự tháo máy. Hệ thống cơ khí của máy chụp hình rất tinh vi, vì vậy bất cứ thao tác nào ngoài qui định cũng có thể là nguyên nhân của những hư hỏng.

Ghi nhớ thêm nhưng điều sau:
- Cách cầm máy căn bản, tay phải cầm thân máy, ngón trỏ đặt ở nút bấm chụp. Tay trái đỡ máy. Hai khủy cánh tay co đỡ máy. Để ngắm chụp dùng mắt trái hay phải đều được. Khi bấm chụp nên nín thở để tránh bị rung máy sẽ làm giảm độ rõ nét, bấm nút chụp nhẹ nhàng.
Khi cầm đứng máy, thì tay phải cầm phía trên, cánh tay đở vững máy.
Hệ thống đo làm sáng tự động ở digital camera-Máy chụp hình kỷ thuật số
Thiết định chương trình có sẵn AF, tự động lấy nét-Autofocus. Khi đặt máy ở chế độ này, máy sẽ tự động lấy nét.
Có 3 loại:
  • Matrix hoặc Evaluative Metering
  • Center weighted Average Metering
  • Spot (Partial) Metering
Từ đây mức giá trị "chỉnh sửa độ sáng" Exposure compensation được định.
a) Matrix metering: Độ sáng trung bình của hình được xác định do toàn bộ vùng ánh sáng xung quanh bao gồm cả những điểm sáng/tối tại vật chủ đo được.
Điều chỉnh độ rõ nét cho
hình của vật bằng cách sử dụng các ô vuông được thấy trong ống tìm (finder).
b) Center weighted Average Metering: Ánh sáng của
hình được xác định ở tại những điểm nằm cách trung điểm của vùng quanh vật chủ khoảng 6,5% đo được. Cách chọn đặc biệt này được sử dụng cho trường hợp nghịch với chiều nguồn sáng và vùng xung quanh vật chủ quá sáng.
c) Spot (Partial) Metering: Ánh sáng của toàn bộ vùng ảnh được xác định bởi một điểm duy nhứt đo được ở trên vật chủ.

Lấy nét
Lấy nét tự động AF SLR có nút bấm chụp, loại có hai nấc:
Khi bấm một nữa là tác động lấy nét tự động AF. Sau khi máy đã lấy nét xong mới bấm tiếp thêm một nấc nữa để chụp. Thông thường có ba dạng lấy nét sau:
M: manual focus - lấy nét tự điều chỉnh bằng tay.
S: single auto focus - lấy nét tự động một lần.
C: continue auto focus - phương thức lấy nét liên tục. Khi dời điểm lấy nét sang vị trí khác, máy sẽ lấy nét lại ở vị trí mới.
Bước 1: Lấy nét
  • Ấn nhẹ một nửa nút chụp.
  •  Hướng điểm lấy nét vào chỗ cần lấy nét (lúc này chưa quan tâm đến bố cục). 
  • Ấn nhẹ nút chụp (hệ thống lấy nét tự động làm việc).
Thường sẽ có đèn báo hiệu lấy nét xong trong view fider.
Bước 2: Chỉnh bố cục hình
Vẫn ấn nhẹ nút chụp sau khi đã lấy nét. Chỉnh lại bố cục hình ảnh theo ý muốn.
Bước 3: Bấm chụp
Sau khi chỉnh bố cục xong, ấn nút chụp thêm một nấc nữa để chụp.

- Nếu điểm lấy nét là mặt phẳng không có đường nét góc cạnh, hay nói cách khác là không có chi tiết, thì nên lấy nét vào một vị trí bên cạnh có khoảng cách tương tự. 
- Máy thường lấy nét theo các chi tiết có đường theo chiều thẳng đứng so với thân máy. Khi gặp các chi tiết có chiều nằm ngang, để lấy nét chính xác, bạn nên xoay máy đứng lúc lấy nét.
- Khi máy đang đặt ở chế độ lấy nét liên tục continuous hay full AF, thì việc bấm giữ nút chụp sẽ không có tác dụng giữ nguyên khoảng cách đã lấy nét khi bạn di chuyển bố cục. Lúc này phải dùng nút chức năng AF lock để khóa hệ thống lấy nét tự động.
- Máy sẽ không lấy nét được khi chụp hình với nguồn sáng quá yếu. Lúc này cần có nguồn sáng hỗ trợ cho việc lấy nét.
- Trong khoảng cách gần hơn khoảng cách gần nhứt của tiêu chuẩn của ống kiếng thì máy cũng không lấy nét được, và hệ AF sẽ hoạt động liên tục. Nhiều người mới học chụp thường gặp vấn đề này.


* Ánh sáng càng ít thì phải dùng độ ISO càng cao. ISO là độ nhạy ánh sáng cho phim. ISO là tiêu chuẩn quốc tế, viết tắt của International Organization for Standardization. ISO 200 chỉ cần 1/2 ánh sáng như ISO 100, do đó nếu không có chân chống (máy cầm trên tay), hình ở ISO 200 sẽ ít rung hơn.

* Khi trời nắng chói, trưa, ánh sáng quá nhiều, chụp đồ vật chọn Av, mở f2.8 hoặc f4.5 để hậu cảnh mờ. Máy sẽ tự chọn tốc độ. Có thể chụp nghiêng vật thể một tí, để tránh thấy màu trắng đờ.
Ánh sáng cảm nhận ở ISO100
1. Trượt tuyết ở sườn dốc với ánh nắng mặt trời rọi: f/5.6 - 1/1000 sec động tác đông cứng.
2. Phong cảnh trong màn tuyết rơi hoặc bãi biển trong sáng: f/16 - 1/125 sec  DOF lớn.
3. Mây, ngày quang đãng, thể thao không chuyên nghiệp: f/5.6 - 1/250 sec
4. Mặt Trăng, ban đêm: f/8 - 1/250 sec
5. Người đối diện với ánh mặt trời: f/5.6 - 1/125 sec - Flash
6. Người bị mây che nhưng quang đãng (có ánh nắng dịu): f/8 - 1/125 sec
7. Người bị mây đen che, tối: f/4 - 1/125 sec
8. Người trong bóng mát: f/4 - 1/125 sec
9. Đường phố vào đêm, ánh sáng chói bởi đèn đường: f/2 - 1/30 sec
10. Đèn quảng cáo: f/4 - 1/30 sec hoặc f/5.6 - 1/15 sec
11. Đường chân trời khi hoàng hôn: f/4 - 1/30 sec hoặc f/5.6 - 1/15 sec
12. Trẻ chạy chơi giỡn dưới ánh nắng mặt trời trong cát trắng trên bãi biển: f/8 - 1/500 sec

13. Chim đang bay: f/7.1 - 1/400 sec - ISO 400
14. Chim sắp đậu: f/10 - 1/1000 - 55mm - ISO 400
15. Hoạt động thể thao: f/4.5 - 1/250 - 24mm - ISO 100
16. Nước chảy như bị đông lại: f/7 - 1/1000 - 35mm - ISO 100
17. Chim đang uống nước: f/5.6 - 1/160 - 120mm - ISO 320

1. ISO 50-100
- Đường phố: f/2 - 1/30 sec
- Chủ vật bên ngọn lửa (trại): f/2 - 1/8 sec
- Tượng, nhà cao tầng được hỗ chiếu bởi đèn pha: f/2.8 - 1/2 sec
- Khu tổ chức vui chơi: f/2.8 - 1/8 sec
- Đường chân trời của thành phố khi hoàng hôn: f/2.8 - 1/60 sec
- Chân trời ban đêm: f/2 - 2 sec
- Phong cảnh trong ánh sáng của mặt Trăng: f/4 - 4 min

2. ISO 124-200
- Đường phố: f/2.8 - 1/30 sec
- Chủ vật bên ngọn lửa (trại): f/2 - 1/15 sec
- Tượng, nhà cao tầng được hỗ chiếu bởi đèn pha: f/4 - 1/2 sec
- Khu tổ chức vui chơi: f/2.8 - 1/15 sec
- Đường chân trời của thành phố khi hoàng hôn: f/4 - 1/60 sec
- Chân trời ban đêm: f/2.8 - 2 sec
- Phong cảnh trong ánh sáng của mặt Trăng: f/4 - 2 min

3. ISO 250-400
- Đường phố: f/4 - 1/30 sec
- Chủ vật bên ngọn lửa (trại): f/2.8 - 1/15 sec
- Tượng, nhà cao tầng được hỗ chiếu bởi đèn pha: f/5.6 - 1/2 sec
- Khu tổ chức vui chơi: f/2.8 - 1/30 sec
- Đường chân trời của thành phố khi hoàng hôn: f/5.6 - 1/60 sec
- Chân trời ban đêm: f/2.8 - 1 sec
- Phong cảnh trong ánh sáng của mặt Trăng: f/2.8 - 30 sec

4. vài thí dụ và những điểm cần chú ý:
ISO 640 f/2.8 - 1/10 sec: phong cảnh chạng vạng tối, phố có đèn.
ISO speed 640 f/7.1 : bông chụp gần.
ISO 100 f5.6 hoặc 8 - 3-10 sec: chụp pháo bông.
ISO 100 f/2 1/60 sec: trong nhà hát, sân banh (nhiều đèn sáng)
ISO 100 f/2 1/30 sec: đường phố
ISO 100 f/2 1/8 sec: trong nhà với ánh sáng đèn thường.
ISO 100 f/2 1/4 sec: chụp gẩn hoặc dưới ánh đèn cầy
Không nên chụp hình lúc trời nắng gắt, nắng chói. Thời điểm nên chụp vào khoảng 2 tiếng sau khi mặt trời mọc và 2 tiếng trước khi mặt trời lặn, hoặc lúc có chút mây.
Chụp Mặt Trăng
ISO 100 f/2 20 sec (dùng cây chống stativ): cảnh dưới ánh trăng.
ISO 100 f/2 10 sec (dùng cây chống stativ): cảnh tuyết dưới ánh trăng.
ISO 100 f6.3 1/3 sec (objectiv 200mm, spot metering manuell): trăng rằm.
ISO 100 f6.3 1/200 sec (objectiv 200mm, spot metering automatic, stativ).
Modus M f5.6 1/125 sec (objectiv 300mm, dùng cây chống stativ).
ISO 80 f3.5 1/200 sec (objectiv 72mm, stativ).
Modus Tv, ISO 80, f3.5, 1/200 sec.
ISO 100 f11 1/180 sec (objectiv 500mm, stativ).
ISO 100 f11 1/100 sec (objectiv 300mm, spot metering, M / manuell, stativ). ISO 100 f8 1/100 sec (objectiv 300mm, spot metering automatic, stativ). 
 Shutter Speed BULB
Sử dụng khi chụp cảnh sấm chớp [ f/8 hay f/11 ISO 100 hoặc 200 ] và đường phố xe chạy vào ban đêm.
Phối hợp giữa độ ISO, khẩu độ f và thời gian sec
Những trị số giữa thời gian và khẩu độ dẫn đến độ ánh sáng quân bình.
ISO 100
f 2.8 - 1/500
f 4 - 1/250
f 5.6 - 1/125
f 8 - 1/60
f 11 - 1/30
f 16 - 1/15
f 22 - 1/8
f 32 - 1/4
ISO 200f 2.8 - 1/1000 sec
f 4 - 1/500 sec
f 5.6 - 1/250 sec
f 8 - 1/125 sec
f 11 - 1/60 sec
f 16 - 1/30 sec
f 22 - 1/15 sec
f 32 - 1/8 sec
ISO 400
f 2.8 - 1/2000 sec
f 4 - 1/1000 sec
f 5.6 - 1/500 sec
f 8 - 1/250 sec
f 11 - 1/125 sec
f 16 - 1/60 sec
f 22 - 1/30 sec
f 32 - 1/15 sec

* Khi chụp hình bông, vật thể... chú ý vào ba điểm chính: góc độ, tiêu cự và bố cục.
- Trước hết tìm góc độ nào vật thể đẹp nhứt, có phông nền, góc nhìn thích hợp. Đầu tiên quan sát bằng mắt của mình, trong lúc quan sát bạn cần đi xung quanh vật thể đó, có thể xoay vật thể vào vị trí có phông nền, hậu cảnh thích hợp. Sau khi xem xét, bạn quan sát theo từng độ cao xem chụp từ trên xuống hay từ dưới lên. Để tránh làm loãng chủ đề, không nên chọn hậu cảnh hỗn tạp. Gặp trường hợp mặt đất có nhiều chi tiết lộn xộn, thì bạn có thể giảm phần đất thêm vào nền trời xanh. Tránh chọn phông nền trùng hợp màu sắc, ánh sáng với chủ đề.
Cuối cùng nên chú ý những chi tiết phụ làm hư nội dung tấm hình như dây điện, thùng rác.
- Cự ly (Tiêu cự) hay khoảng các chụp, được tính từ bề mặt máy đến điểm lấy nét trên chủ đề. Khoảng cách này càng gần thì kích thước bông, vật thể càng lớn, càng lui xa thì càng thu nhỏ. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể đến gần trong phạm vi tối thiểu mà ống kiếng còn có thể lấy nét được. 
Khi hình thu nhỏ thì số lượng bông vào hình sẽ tăng lên. Tuy nhiên, để có nắm bắt được hình một cánh bông sắc xảo thì bạn nên chụp bông càng lớn càng tốt. Trước khi lấy nét, bạn đặt máy ở khoảng cách gần nhứt còn lấy nét được. Chỉnh nét bằng độ AF vào điểm cần lấy nét trên bông, dùng chức năng AF lock để giữ nguyên khoảng cách đã lấy nét.
- Bố cục là vị trí đặt chủ đề trong hình. Không chỉ có hình phong cảnh mới quan tâm đến bố cục. Ngay cả khi chụp bông, nếu áp dụng bố cục thì cũng làm cho tấm hình khá hơn.
Việc lấy nét ngay tại điểm trung tâm hình ảnh khiến cho người chụp có thói quen đặt chủ đề vào giữa hình để lấy nét rồi chụp, vô tình tạo ra bố cục trung tâm không tạo ra ấn tượng.
Chụp hình theo bố cục 1/3, trên khung ảnh có hai đường dọc và hai đường ngang chia ảnh thành ba phần dọc và ngang bằng nhau. Bốn đường thẳng này giao nhau tại bốn điểm. Theo bố cục 1/3 thì đặt chủ đề theo những đường thẳng hay những điểm giao nhau. Tuy nhiên chụp theo bố cục 1/3 thì phải cẩn thận với chức năng AF, vì chủ đề không còn đặt giữa hình, chức năng AF có thể lấy nét ở hậu cảnh phía sau. 
Bố cục 1/3 có thể áp dụng cho cả hình chụp ngang và đứng.

* Cách sử dụng đèn chớp-flash (hay có hãng gọi là speedlight) khi chụp hình: Đèn chớp được dùng trong việc hỗ trợ ánh sáng nghịch hay trong trường hợp ánh sáng yếu. Ánh sáng từ đèn flash gần như ánh sáng mặt trời. 
Mỗi đèn có chỉ số phát sáng GN-guide number khác nhau. Trị số GN càng lớn thì độ sáng càng mạnh, tầm phát sáng càng xa, ngược lại trị số GN càng nhỏ thì độ phát sáng yếu. 
Chỉ số GN=f/stop x khoảng cách từ đèn đến chủ đề. Khi muốn tính độ mở ống kiếng thì lấy GN chia cho khoảng cách từ đèn đến chủ đề. 
GN ghi trên đèn lệ thuộc vào độ nhạy sáng ISO. Khi độ nhạy sáng thay đổi thì chỉ số GN cũng thay đổi. Thí dụ: độ nhạy sáng tăng gấp 2 lần thì GN tăng 1.4 lần. Ngược lại, độ nhạy sáng giảm 1/2 thì GN giảm 0.7
Nguồn sáng là một phần rất quan trọng trong chụp hình. Ấn tượng một tấm hình phụ thuộc vào hướng chiếu sáng lên chủ đề. Nguồn sáng từ phía sau người chụp chiếu lên chủ đề gọi là nguồn sáng thuận. Nguồn sáng chiếu vào trước mặt người chụp gọi là nguồn sáng nghịch. Chụp một tấm hình chụp nhanh (snap shot) hay một hình kỷ niệm thông thường, để có ánh sáng toàn bộ chi tiết, người ta thường chụp dưới ánh sáng thuận. Nhưng với nguồn sáng thuận hơi mạnh thì hình sẽ không có chiều sâu. Một nguồn sáng chếch hay ngược sáng thì sẽ tạo chiều sâu. Khi nguồn sáng nghịch quá mạnh, chụp ngược sáng có thể bạn sẽ gặp trở ngại, phần sáng phía sau chủ đề và phần tối trên chủ đề chênh lệch quá nhiều nên chủ đề bị tối đen hay phông nền trắng xóa. Lúc này bạn sử dụng (fill) flash để làm sáng chủ đề. Như vậy đèn flash không chỉ dùng trong phòng hay buổi tối mà còn dùng cho lúc ban ngày nữa. Ánh sáng mặt trời tự nhiên và ánh sáng đèn flash tương tự nhau nên sử dụng flash với ánh sáng ban ngày hoàn toàn thích hợp.
Dùng đèn flash trong phòng: chụp một vật thể ở trong phòng đa số chỉ sử dụng đèn flash một cách đơn thuần, nhưng có một cách sử dụng đèn khác... để ý quan sát nơi cạnh cửa sổ. Ánh sáng mềm mại từ bên ngoài chiếu vào tạo ra một nguồn sáng nghịch, nguồn sáng từ bên ngoài chiếu vào phía sau chủ đề kết hợp với ánh sáng đèn flash chiếu vào chính diện, tạo cảm giác lập thể rõ ràng. Hơn nữa, độ tương phản trong hình cũng giảm xuống phù hợp hơn. Trong trường hợp này, nếu không chú ý đến việc dùng flash thì hình sẽ giống như là ta nhìn vật thể khi tắt đèn trong phòng.
- Ngoài việc sử dụng đèn flash ra, còn có thể dùng tấm phản quang để làm mất bóng đen do ánh sáng nghịch. Cách này là dùng chính một phần nguồn sáng nghịch được phản xạ lại để chiếu sáng lên chủ đề.
- Chụp hình ban đêm với chức năng slow synchro flash, người và hậu cảnh cả hai đều sáng. Kỹ thuật này gọi là "Chụp tốc độ chậm với đèn flash", thời gian màn chắn mở lâu nên ánh sáng vào film tăng dần khiến cho cảnh sáng lên. Lúc này đèn flash chớp, kết hợp đồng bộ nên gọi là slow synchro. Nói tóm lại, muốn chụp hậu cảnh ban đêm sáng rõ thì cần chụp tốc độ chậm, nhưng nếu có người trong ảnh thì cần ánh sáng đèn flash vì thời gian phát sáng của đèn rất nhanh. Ngoài ra cần lưu ý đến chỉ số phát sáng GN của đèn để đặt chủ đề trong khoảng cách thích hợp.

* Chụp phong cảnh. Áp dụng 3 yếu tố Góc độ; Cự ly và Bố cục:
- Đường chân trời nên đặt nằm ngang và theo bố cục 1/3, bầu trời trong hình là 1/3 và phần mặt đất là 2/3. Nếu trong hình có những chi tiết lớn như một cái cây, một tảng đá lớn... thì không nên đặt chúng ở ngay trung tâm của hình.
- Khi chụp hình vườn bông hay cảnh tương tự, nên để phần bầu trời trong hình thật ít. Kế đến chọn lựa góc chụp thích hợp, không nên để máy ở độ cao nhứt định, mà có thể nâng cao hay hạ thấp để tìm ra góc chụp thích hợp.
- Sau cùng nên chú ý đến hướng của ánh sáng, chọn hướng sao cho ánh sáng tạp cảm giác lập thể trên hình.

* Chụp hình kỹ niệm có người: vấn đề thường gặp là nhân vật trong hình bị nhỏ, liên quan đến vấn đề này là khoảng cách chụp. Thông thường người chụp hay có thói quen đứng gần một cái gì đó để chụp, như một ngôi nhà chẳng hạn. Nhưng ngôi nhà thì lại lớn hơn người được chụp rất nhiều, vì vậy khi chụp được hình có ngôi nhà thì người được chụp sẽ rất nhỏ. Trong trường hợp này, người cầm máy chọn khoảng cách chụp sao cho lấy được quan cảnh phía sau, sau đó đặt người được chụp vảo phía trước ống kiếng với khoảng cách thích hợp để người được chụp có độ lớn như ý. Tất nhiên khi nhân vật tiến gần ống kiếng hơn thì lớn hơn và bị cắt mất một phần. Và người chụp sẽ chọn khoảng cách sao cho chỗ cắt hợp lý với khuôn hình. Kế tiếp là bạn quan sát xem có những chi tiết nào ở hậu cảnh làm ảnh hưởng đến nhân vật trong hình hay không (như một cái cây hay cột đèn lộ ra ngay trên đầu hay bị một tảng đá đè xuống). Sau cùng là chú ý đến nguồn sáng chiếu vào nhân vật. Ánh sáng thuận quá mạnh làm bẹt hình hay tạo những chỗ tối sáng trên khuôn mặt. Những nguồn sáng từ trên đỉnh đầu chiếu xuống hay từ dưới hắt thẳng lên tạo ra một khuôn mặt không đẹp. Để tránh những khuyết điểm này, bạn có thể dùng miếng phản quang hay đèn flash bù sáng khi chụp.

* Hình chụp lễ hội là một loại hình mang một số đặc tính riêng và hay gặp khi đi du lịch. Chụp hình lễ hội trước hết phải chụp được bầu không khí và chu vi của cuộc lễ. Thí dụ lễ hội dội nước vào lễ hội mùa đông của người Nhựt. Nhờ vào màu da ửng đỏ, trời mù sương, một người đang dội nước lên người, mà người xem hình có thể cảm nhận được cái cảm giác tắm nước lạnh vào mùa đông.
Lễ hội đốt lửa ban đêm khi bầu trời còn sót lại một ít ánh sáng tự nhiên, cộng thêm khoảng cách xa, nên đã thu được vào hình quanh cảnh xung quanh rộng hơn. Cho ta thấy được bầu không khí lúc đó.
Những tấm ảnh chụp nhanh giúp ta có được những sắc thái, những khuôn mặt rất tự nhiên.
Nên lưu ý là có một vài người không thích bạn chụp hình họ. Điều quan trọng nhứt là tìm đối tượng để chụp.

* Chụp pháo bông:
1/ Điều cần thiết, phải dùng chân chống máy-tripod. Ánh sáng yếu ban đêm đòi hỏi phải mở màn chập vài giây, vì vậy máy chụp của bạn phải được giữ vững và bảo đảm đứng yên khi bạn chụp. Bạn cũng nên tìm cách chụp mà không đụng vào máy. Các máy chuyên nghiệp hay dùng nút bấm nối bằng dây-cable remote shutter release, sau này thì dùng nút bấm không dây-wireless electronic remote, miễn sao là máy chụp mà không cần bạn nhấn ngón tay vô làm rung máy.
2/ Dùng độ ISO thấp nhứt.
3/ Chọn địa điểm chụp. Cũng như chụp mặt trời lặn hay chụp cảnh panorama, ta nên xen vào những vật thể thú vị làm cho ảnh ấn tượng hơn. Một tòa nhà được soi sáng hay một tượng đài.
Trong bầu trời tỏa sáng pháo bông sẽ làm hình của bạn đẹp hơn.
Khi chụp pháo bông nên tìm khu vực vắng vẻ để tránh những chổ tụ tập đông người sẽ làm cho hình hỗn tạp, nếu có thể nên ở khu đồi cao. Không xa chổ bắn pháo bông quá sẽ không nắm bắt được sức mạnh của lửa pháo, cũng không gần quá thì ống kiếng sẽ không bắt nét được, hình sẽ không rõ.
4/ Khẩu độ, tốc độ và thời điểm. Trước khi bắt đầu, để khẩu độ f/8.0 hay nhiều hơn một tí. Chờ đến khi thấy một tia lửa vọt lên không trung. Để máy độ "Bulb" (nếu máy bạn có chế độ này), nếu không thì để khoảng từ 1 giây đến 1.3 giây tùy theo khẩu độ. Thường thường có thể để khẩu độ Bulb rồi ngưng khi nào một cái pháo bông bung ra hết rồi tắt. Nếu có chủ thể mà bạn muốn xen thêm vô hình độ sáng từ chủ thể đó, nếu không thì có thể dùng bản hướng dẩn này:
ISO50 f5.6 - f11
ISO100 f8 - f16
ISO càng nhỏ càng tốt
Chỉnh lấy nét điểm "vô hạn", dùng chân chống máy. 
thí dụ: Tiêu cự 35mm; ISO64; Khẩu độ f3.2; 1.3sec.
Tiêu cự 28mm; ISO64; f3.2; 0.6sec.
5/ Mẹo vặt khi không có tripod: tìm một bờ tường hay cái bệ chêm làm tripod.
6/ Mẹo khi không có remote, có hai cách. 
Cách 1: để hệ thống chụp tự động (timer) thật ngắn. Sau đó phải tự đoán khi nào họ bắn pháo bông thì bấm trước đó, cách này hơi khó những dễ có hình đẹp hơn là rung máy do cầm tay.
Cách 2: cách này hơi giống chụp hình pin hole, nếu máy có chế độ Bulb thì để máy mở thật lâu, sau đó làm các bước sau:
a. Lấy một cái nón hay khăn màu đen đậy ống kiếng.
b. Sau đó nhẹ nhàng bấm máy vì ống kiếng bị che kín nên không có gì thâu lại cái rung.
c. Khi thấy pháo bắn lên thì lấy đồ che ống kiếng ra để bắt đầu thâu ánh sáng.
d. Khi pháo bung ra hết thi che ống kiếng lại.
e. Cuối cùng bấm máy để đóng sensor.

* Bố cục trong nhiếp ảnh. Có hai dạng bố cục:
  • Bố cục tạo hình là sắp xếp các thành phần đối tượng theo các nguyên tắc nhẳm tạo ra một hình đẹp, hợp lý hoặc chuyển tải được mong muốn của tác giả. Đối với nhiếp ảnh thì còn là vận dụng thêm các yếu tố kỹ thuật nhằm can thiệp vào bố cục, loại bố cục này được áp dụng cho các tĩnh vật hoặc dùng làm nguyên lý để nhận dạng các khung cảnh có sẵn để đưa vào ống kiếng.
  • Bố cục khung hình là bố trí, dịch chuyển khung hình sao cho bức ảnh có bố cục đẹp nhứt theo nguyên tắc tỷ lệ. Dạng bố cục này được áp dụng trong trường hợp cắt cảnh, frame hình, ngắm nghía trước khi chụp và crop hình sau khi chụp.
  • Các thành phần, đối tượng (elements) của bố cục: Các thành phần định lượng là các vật thể (object). [a] Điểm (point); [b] Tuyến, Đường (path, line): đường thẳng, đường gẫy khúc, đường cong; [c] Hình sạng (shape) là các hình được tạo bởi các đường cơ bản; [d] Mặt (face) mặt phẳng, mặt cong; [e] Khối (block). 
 Lưu ý: các đối tượng trên có thể là một đối tượng cụ thể, riêng lẻ hoặc một tập hợp các đối tượng đơn lẻ, ví dụ: đường thẳng có thể là một sợi dây, một cái cây nhưng cũng có thể là tập hợp những bông hoa được xếp theo hàng tương tự một bề mặt có thể là tờ giấy, tấm vách, nhưng cũng có thể là một thảm cỏ, một tấm lưới.
  • Các thành phần định tính là các tính chất của sự vật:
[a] Màu sắc: độ đậm, lợt, tương phản màu, màu tương tự; [b] Bề mặt, chi tiết, chất liệu; [c] Độ lớn nhỏ: kích thước của đối tượng, mối tương quan giữa các đối tượng với nhau; [d] Giá trị sáng: độ đậm lợt, tối sáng; [e] Độ rõ nét: sharp hay blur; [f] DOD: độ sâu ảnh trường; [g] Phương hướng: đứng, ngang, xiên, đường dẫn theo tuyến; [h] Luật phối cảnh (luật viễn cận): gần lớn, xa nhỏ; tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
  • Điểm nhấn trong bố cục. Điểm nhấn là những thành phần chính hoặc đối tượng chính. Thông thường trong mỗi tác phẩm đều có điểm nhấn trong bố cục, tùy theo độ sáng tạo hay ý muốn diễn tả của tác giả mà tác phẩm được nhấn ở đâu và theo hình thức nào. Điểm nhấn là đặc điểm nổi bật của tác phẩm, nó gây chú ý và thu hút người xem khi xem tác phẩm. Thông thường đó cũng là điều tác giả muốn diễn tả hay nhấn mạnh.
  • Điểm nhấn được gọi là tiêu điểm-focus, không phải ngẫu nhiên mà vấn đề lấy nét trong nhiếp ảnh được gọi là focus vì đây là đặc điểm thông dụng và quan trọng nhứt của tiêu điểm. Một số đặc điểm thường được áp dụng để tạo điểm nhấn trong bố cục.
Trong các điểm sau đây, điểm mang ý nghĩa tổng quát, nó có thể là điểm, vùng, đối tượng, vật thể ...
- Điểm rõ nét; - Điểm sắt nét; - Điểm chi tiết; - Điểm gần nhứt; - Điểm lớn nhứt hoặc nhỏ nhứt; - Điểm cao nhứt hoặc thấp nhứt; - Điểm sáng nhứt; - Điểm tối nhứt; - Màu rực rỡ nhứt; - Màu đậm nhứt. 
Trong số liệt kê tiêu biểu trên thì điểm nhấn là những đặc tính hay đặc điểm trội nhứt của đối tượng, vật thể hay tổng thể.
  • Điểm nhấn không phải đối tượng chính. Đôi khi trong một tác phẩm, điểm nhấn không là đối tượng chính mà là một trong nhưng đối tượng chính hay là một phần của đối tượng chính. Lúc này điểm nhấn đóng vai trò tác động, giúp cho chủ thể nổi bậc lên và bản thân nó cũng nổi bậc gây chú ý. Điểm nhấn dạng này thường nhỏ nhắn nhưng tinh tế, sự xuất hiện của nó thường là những chi tiết đắt giá, nó mang đến những thông điệp, thể hiện trạng thái hay nhấn mạnh tính cách của nhân vật, tính chất của chủ đề. Nó có thể là một chiếc nhẫn trên tay nhân vật, sẽ mô tả tình trạng hôn nhân, một chiếc khăn tay để thể hiện sự chu đáo, một chiếc kẹp tóc hay nữ trang thể hiện nữ tính...
Điều cần nhớ khi chụp cận cảnh-Macro
  1. Đơn giản hóa hình ảnh càng nhiều càng tốt
  2. Tập trung lấy nét rõ nhứt ở chủ thể
  3. Thử nghiệm chụp ở những góc độ khác nhau để tìm nét đẹp nhứt
  4. Loại bỏ, làm mờ đi tất cả những gì thừa thải chung quanh.

Muốn chụp hình đẹp, 10 điểm nên chú ý:
  1. Dùng mắt quan sát khung cảnh trước, phải cảm nhận được cái đẹp và dùng máy ghi lại cái đẹp đó. Khi chụp, nên để máy ngang với tầm mắt của đối tượng. Cố gắng bắt khoảng khắc cảm xúc nhứt của đối tượng.
  2. Chú ý đến hình nền phía sau và chung quanh chủ thể, không để một cái cây, cột đèn mọc lên từ đầu của chủ thể, không để ánh sáng phía sau lấy đi mất sự chú ý của chủ thể.
  3. Học cách dùng đèn ngoài trời. Đèn flash không chỉ để dùng trong lúc trời tối mà đèn còn được dùng ngoài trời nắng để tạo hiệu ứng và hạn chế các điểm yếu của ánh sáng thiên nhiên. Nếu chụp ngoài trời và chụp ngược chiều với ánh sáng mặt trời thì nên dùng flash làm sáng chủ thể.
  4. Tiến gần đến chủ thể. Trên một tấm hình thì con mắt, nét mặt, nụ cười luôn luôn là tâm điểm, do đó khi chụp người, nên tiến lại gần họ hay kéo zoom gần lại một chút, đừng đứng xa quá sẽ không nắm bắt được cái hồn của chủ thể. Tuy nhiên cũng không nên đến quá gần, không nên đến sát quá 1 mét.
  5. Bố cục: để có một tấm hình sống động, để nhấn mạnh đối tượng, thì đừng để đối tượng ở chính giữa tấm hình.
  6. Cẩn thận khi lấy nét. Hầu hết các máy chụp hình khi lấy nét tự động, chúng đều dựa vào điểm giữa của tấm hình để lấy nét, trong khi ta muốn đối tượng không đứng giữa tấm hình. Do đó nếu không cẩn thận, ta sẽ lấy nét không đúng đối tượng hoặc đối tượng sẽ đứng ngay chính giữa tấm hình. Cách chỉnh: để đối tượng đứng vị trí cần chụp, để máy lấy nét ngay đối tượng, bấm nút chụp xuống một nữa để giữ điểm lấy nét đó, sau đó thay đổi vị trí của máy để có khung hinh ưng ý, rồi bấm tiếp một nữa còn lại để chụp. Và không nên để máy lấy nét đa điểm mà nên chọn chế độ lấy nét đơn điểm để bảo đảm mình quyết định cho vùng nét của hình.
  7. Không phải đèn flash có thể chiếu đến mọi nơi. Khi chụp hình buổi tối, nên chú ý khoảng cách từ đèn đến đối tượng chụp, khoảng cách này phải phù hợp với cấu hình của đèn. Bình thường thì khoảng cách này không quá 3 mét.
  8. Chú ý đến ánh sáng. Trong tấm hình, ánh sáng là quan trọng thứ nhì (quan trọng thứ nhứt là đối tượng). Nên quan sát môi trường ánh sáng chung quanh và ánh sáng trên đối tượng trước khi bấm chụp, không nên để đối tượng chụp dưới các tàn cây vì sẽ thấy ánh sáng loang lổ trên đối tượng, muốn lấy ánh sáng đẹp, thì nên chụp vào buổi sáng sớm hay chiều chiều.
  9. Chụp hình để máy đứng khi muốn thể hiện sự vĩ đại, cao lớn thì nên chọn hình dọc thay vì hình nằm ngang. Hình nằm ngang dùng để diễn tả sự bao la, rộng lớn.
  10. Hãy cho người được chụp biết họ phải làm gì. Bạn là đạo diễn, đối tượng là diễn viên. Tránh những khuôn mặt thờ ơ trong một đám vui tươi, nó sẽ phá hư tấm hình của bạn.
P - viết tắt của program automatic - chương trình tự động.
Tv - khẩu độ f "automatic" tự động, phải tự chỉnh độ ISO và thời gian (sec)
Av - thời gian (sec) tự động, phải tự chỉnh độ ISO và khẩu độ f
M - manual, tất cả độ ISO, độ f và sec đều phải tự chỉnh
A-dep - độ sâu (deep) tự động.
M / ISO100 / 1/100 sec / f10


Trứng của người.
Giai đoạn đầu với hai hột nhân: 30 giờ sau khi trứng đã thụ tinh 



 Darwin's Orchid and Morgans Sphinx Moth
Angraecum sesquipedale and Xanthopan morganii

















Kiến trúc

Dĩa bay

Trong quán rượu



Chung cư của những triệu phú







Coi Thêm
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu ĐườngKhi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
21.12.2012 Ngày Tận Thế?
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
Tẩy Uế Nước bằng Ánh Sáng Mặt Trời
Mắm Nêm một Đặc Sản của dân tộc Việt
Sáng Kiến giúp Người Nghèo
Vài Cây Cổ Thụ Nổi Tiếng trong Lịch Sử
Khi Mất Ngủ nên Làm Gì?
Làm Sao để có Làn Da Mặt Đẹp
24 Khuôn Vàng Thước Ngọc
Nhật Thực Khuyết ngày 15.1.2010
Cúm Heo - Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1
Nhôm + Bột Ngọt và Bịnh Lãng Trí
Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi ...
Bảo Vệ Mắt Bằng Mắt Kiếng Mát
Ý nghĩa của Kim Bạch Kim - Vàng - Vàng Trắng và Bạch Kim
Tại Sao đeo Nhẫn Cưới ở ngón Áp Út?
Sao Sẹt hàng năm
Nhật Thực 22.07.2009
Danh Sách Botany
Rendez-vous Hải Vương - Sao Mộc và Mặt Trăng trong năm 2009
Bài Thuốc Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên
Thái Giám chữ Tàu
Sen và Súng - cách xếp Origami hình cánh Sen
Đồ Tốt - Đồ Dỏm
Nguyễn An Kiến Trúc Sư xây Tử Cấm Thành Trung Quốc

2 comments:

  1. Cây Quỳnh Hoa nhiều nụ bông quá! Không biết tác giả làm sao mà trồng cây được tốt vậy hén! Có bí quyết gì không? Hì hì!

    ReplyDelete
  2. có bí kíp chứ, làm theo đây khi nào có bông chụp hình đẹp cho coi nha hihihi
    1. rinh để chậu ở hướng Đông, không có hướng Đông thì hướng Nam cũng được vì QH cần ánh sáng.
    2. đừng tưới nước nhiều quá, úng rể, giửa xuân khoảng tháng 5 đến đầu thu tháng 9, lúc cây sinh sôi nẩy nở thì cho nó "uống" nước đầy đủ (vì QH thường cho bông vào tháng 8-9, tức là vài tháng trước đó phải là lúc QH tỉnh dậy).Mùa hè khi nắng gắt mổi tuần 1 lần hay 2, mùa mưa thì khỏi tưới.
    - nước mưa rất tốt, khi nào mưa nhớ hứng một lu để tưới toàn bộ cây trong nhà nhe :)
    - ghi nhớ là cây nào cũng cần nước, mùa đông cũng phải tưới nhưng ít lại 1/3, 1/4 so với mấy tháng xuân, hạ.
    3. bón phân chỉ thời gian sinh trưởng của QH xem (2. trên), blaukorn chừng một muổng canh mổi tháng cho cây to bây lớn là đủ (tùy cây lớn nhỏ mà café hay canh).

    muốn tham khảo thêm thì dô đây coi hén. Chúc thành công trong tháng 8-9 next year.
    http://phunuviet.org/forum/topic.asp?TOPIC_ID=2562

    ReplyDelete

*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.

NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !

Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo