Tuesday, February 3, 2009

Đồng Tình Luyến Ái của các Hoàng Đế trong Lịch Sử Tàu

Đồng tính luyến ái là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nhân loại. Ở Trung Quốc, ngay từ thời thượng cổ Thương Chu cũng đã có những mối tình đồng tính. Đến thời kỳ Xuân Thu, đồng tính luyến ái đã trở nên khá phổ biến. Đời Hán trở đi, những mối tình đồng tính càng không phải là hiếm thấy trong sử sách. Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu "tam cung lục viện bảy mươi hai phi tần", với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế, nhưng không ít những Hoàng đế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc lại là những người đồng tính.

Thời Xuân Thu chiến quốc đã có "tình yêu chia đào" của Vệ Linh Công, "mê Long Dương" của Ngụy vương. Đến thời thịnh vượng như triều Hán, những cuộc tình đồng tính của các đế vương càng trở nên không kiêng dè. Theo ghi chép của Sử ký và Hán thư, những bộ sử sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, các hoàng đế triều Tây Hán hầu hết đều có những người tình đồng tính. Chẳng hạn như Văn Đế yêu Đặng Thông, Ai Đế yêu Đổng Hiền, Thành Đế yêu Trương Phóng,… Trong đó mối tình đồng tính của Văn Đế và Ai Đế đã trở thành những câu chuyện bị người đời đàm tiếu. Từ đời Hán về sau, những vị vua đồng tính trong lịch sử Trung Quốc giảm dần nhưng không hoàn toàn hết. Ngay vị vua được coi là "thập toàn", vị đại đế của triều Thanh Càn Long cũng có một mối tình với người đồng giới.

Vệ Linh Công và mối tình "chia đào"

Thời kỳ Xuân Thu, vua nước Vệ là Vệ Linh Công sủng ái một người đàn ông rất tuấn tú tên là Di Tử Hà. Di Tử Hà thông minh, vô cùng khôi ngô tuấn tú, lại là họ hàng thân thích của Tử Lộ, một học trò giỏi của Khổng Tử. Một ngày, Di Tử Hà nhận được tin tức nói rằng mẹ của anh ta lâm trọng bịnh. Di Tử Hà rất lo lắng, không hỏi han gì đã vội lấy xe của Vệ Linh Công ra khỏi cung thăm mẹ. Theo pháp luật của nước Vệ lúc bấy giờ, nếu như lấy trộm xe của vua phải chịu hình phạt chặt chân. Nhưng nghe được tin Di Tử Hà lấy xe của mình đi thăm mẹ, Vệ Linh Công không những không giận mà còn lớn tiếng ca tụng rằng: "Thật là một người hiếu thuận, vì mẹ của mình mà sẵn sàng chịu nguy hiểm như vậy".

Một lần khác, Di Tử Hà theo Vệ Linh Công đi tản bộ trong vườn bông, nhìn thấy một trái đào trên cây đã chín mới thuận tay hái xuống cho vào miệng ăn rất ngon lành. Cắn xong một miếng mới đưa quả đào cho Vệ Linh Công, nói: "Gia thần hiến một quả bích đào, thần nghĩ, hôm này trời vẫn lạnh, cây cỏ vẫn chưa sinh, đây nhất định là đào tiên nên đặc biệt hiến đại vương hưởng thụ". Vệ Linh Công vừa ăn quả đào dở vừa nói: "Khó mà có được tấm lòng trung như ái khanh" . Sau đó rất lâu mọi người cũng đã quên đi việc này, nhưng Vệ Linh Công thì không. Gặp ai Vệ Linh Công đều khoe: "Di Tử Hà rất yêu quý ta, một quả đào ngon cũng không ăn một mình mà chia cho ta ăn chung". Người đời sau vì vậy mà gọi mối tình đồng tính giữa Vệ Linh Công và Di Tử Hà là "mối tình chia đào".

Hoa không thể nở cả trăm ngày, thời gian qua đi, Vệ Linh Công sinh ra chán ghét đối với Di Tử Hà. Có một ngày, trong cung có người nói với Vệ Linh Công rằng: "Thần nằm mơ, mơ thấy một cái bếp, rồi khi đó lại nằm mơ thấy cả người nữa". Vệ Linh Công vô cùng giận dữ: "Ta chỉ nghe thấy khi mơ về quân vương thì mơ thấy Mặt trời, chưa từng nghe nói mơ thấy cái bếp bao giờ". Người kia đáp: "Thái dương chiếu khắp thiên hạ, bất cứ vật gì tồn tại trên mặt đất đều không tránh khỏi ánh sáng của nó. Còn như cái cửa bếp, nếu có một người ngồi tại cửa thì chỉ có một mình người đó được hưởng ánh sáng và hơi ấm mà thôi, còn những người khác muốn có ánh sáng và hơi ấm cũng không được". Lời nói của nho sĩ kia như một mũi tên, Vệ Linh Công cũng vì vậy không thể không biếm trích Di Tử Hà.

Sau đó, Vệ Linh Công lại sủng ái một người thanh niên khác là đại phu Công Tử Triều. Công Tử Triều chỉ vì dung mạo khôi ngô xuất chúng mà được Vệ Linh Công sủng hạnh, có thể tự do ra vào cung cấm. Một người đàn ông đẹp vào hậu cung, đương nhiên gây ra những chuyện phong lưu ầm ĩ. Công Tử Triều đem lòng yêu một người khác giới trong hậu cung của Vệ Linh Công. Nhưng đó lại là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công. Công Tử Triều và vương hậu Nam Tử tư thông với nhau trong một thời gian dài, vì vậy mới dẫn đến động loạn, Vệ Linh Công trốn khỏi cung cấm. Sau khi Vệ Linh Công dẹp loạn trở về ngôi cao, Công Tử Triều và Nam Tử đã chạy trốn sang nước Tấn. Nhưng Vệ Linh Công vẫn còn yêu mến Công Tử Triều mới lấy cớ là mẫu hậu tưởng nhớ con dâu là nàng Nam Tử, gọi Công Tử Triều về nước Vệ.


Ngụy Vương mê Long Dương Quân

Long Dương Quân là tên một cậu học trò vô cùng khôi ngô tuấn tú. Anh ta được Ngụy vương say mê vô cùng. Có một ngày, Long Dương Quân ngồi câu cá cùng Ngụy vương trên thuyền, Long Dương Quân câu được một lúc mười mấy con cá mà cá đến cắn câu ngày càng nhiều. Nhìn thấy những con cá nhảy tung tăng, Long Dương Quân đột nhiên khóc nức nở. Ngụy Vương cho là có điều phiền muộn, mới hỏi nguyên nhân.
Long Dương Quân đáp rằng: "Thần cảm thấy mình chẳng qua cũng chỉ là vua của loài cá mà thôi". Ngụy vương không hiểu, mới hỏi lý do. Long Dương Quân giải thích cho Ngụy vương rằng: "Khi đại vương câu được con cá lớn, trong lòng sẽ rất vui vẻ. Nhưng lưỡi câu rất nhanh chóng sẽ được thả xuống nước để tìm con cá to hơn, còn con cá vừa câu được sẽ bị bỏ đi mà không được ngó ngàng tới nữa. Thần không dám liên tưởng đến, như nay thần có thể được sự sủng ái của đại vương, có được một địa vị hiển hách trong triều đình, thần dân thấy vậy, đều rất kính trọng thần, nhưng khắp trời đất này, người dung mạo tuấn tú nhiều không đếm xuể, bên ngoài người ta đồn đại rằng thần sở dĩ được đại vương sủng ái, là vì dung mạo của mình. Thần tự lo lắng rằng mình cũng giống như con cá vừa bị mắc câu, sợ ngày mình bị bỏ đi không còn xa nữa, như vậy thần làm sao mà không khóc được?". Ngụy vương nghe thấy, bất giác cười lớn: "Sao có những lời nói đồn đại như vậy mà ái khanh không nói cho quả nhân nghe sớm!". Sau đó Ngụy vương ra một sắc lịnh trong cả nước rằng: Từ nay về sau nếu có người bàn luận về việc của Long Dương Quân, nếu bị phát hiện sẽ bị giết mà không cần định tội. Long Dương Quân được nhìn thấy sắc lịnh đó, đương nhiên cười tươi rạng rỡ. Ngụy vương nhìn thấy sủng thần của mình mặt mày tươi tỉnh, lại càng mê đắm hơn. Câu thành ngữ "mê Long Dương" cũng bắt nguồn từ mối tình đồng giới này.

Hán Văn Đế sủng ái Đặng Thông

Mối tình của Hán Văn Đế và Đặng Thông là một ví dụ đặc biệt khác. Trong lịch sử Hán Văn Đế được coi là một vị hoàng đế anh minh và hiếu thuận. Ông là người khai sáng nền chính trị Văn Cảnh, một trong những thời kỳ thịnh trị của triều Hán. Văn Đế nghiêm cẩn và tiết kiệm, một cái áo bị rách cũng quyết không bỏ đi nhưng đối với Đặng Thông, Văn Đế lại có sự sủng ái vô cùng. Trên thân của Đặng Thông, không thể đếm nổi đã tiêu phí bao nhiêu ngọc vàng châu báu. Họ không những đi đâu cũng có nhau, đêm còn ngủ cùng giường. Nhờ sự giúp đỡ của Văn Đế, Đặng Thông trở thành kẻ giàu có nhất thiên hạ nhưng cuối cùng lại bị bỏ đói mà chết.

Ban đầu, Đặng Thông là phu thuyền, mỗi khi anh ta chèo thuyền ra ngoài, thường cắm một lá cờ vàng ở mui thuyền vì vậy mọi người mới gọi là Hoàng đầu lang (anh chàng đầu vàng). Bởi vì Đặng Thông rất giỏi chèo thuyền nên mới được triệu vào cung làm thủy thủ cho ngự thuyền của Hán Văn Đế.

Một đêm, Hán Văn Đế nằm mơ thấy mình đang lên trời nhưng dùng sức của 9 trâu và hai hổ mà vẫn không thể tiếp cận được Nam Thiên Môn nên cuối cùng vẫn không thể vào được cửa Trời. Đúng lúc đó có một người đầu quấn khăn vàng đứng sau lưng đẩy Văn Đế, mới giúp Văn Đế lên được thiên giới. Văn Đế quay đầu nhìn lại người đã đẩy mình, chỉ nhìn thấy quần áo người đó được buộc quấn lại phía sau lưng. Văn Đế đang muốn gọi anh ta trở lại thì bị tiếng gà gáy đánh thức.
Ngày hôm sau, Hán Văn Đế đi chơi Tây Cung nhìn thấy một người thủy thủ trên thuyền ngự đầu quấn khăn vàng, đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt như người Văn Đế thấy trong giấc mơ hôm trước. Gọi tới hỏi mới biết người đó tên là Đặng Thông. Văn Đế nghĩ, hắn đã có khả năng đẩy ta lên trời, hẳn là có kỳ tài. Mà họ Đặng và "đăng" (bước lên) là đồng âm, Đặng Thông cũng có thể là "đăng thông" (chỉ việc lên trời trót lọt, dễ dàng), nên Văn Đế cho rằng người giúp ông lên Trời trong giấc mơ không ai khác chính là Đặng Thông. Vì đắc ý việc mình đã phát hiện ra Đặng Thông nên Văn Đế cực kỳ sủng ái ông ta.

Đặng Thông cũng là người trung thực, cẩn trọng nên ít quan hệ giao vãng với những người ngoài. Văn Đế nhiều lần thưởng cho Đặng Thông vàng bạc, còn phong cho ông ta chức đại phu trong triều. Kỳ thực Đặng Thông ngoài việc chèo thuyền ra đâu biết làm gì khác. Nhưng mà ông ta hành xử vô cùng cẩn trọng, tuy không biết thế nào là tiến cử hiền sĩ nhưng lại rất giỏi trong việc nịnh bợ Văn Đế. Bởi vì nhận được sự sủng ái của Văn Đế nên mới được phong chức quan đến đại phu.

Có một lần Văn Đế cử Hứa Phụ một người đương thời rất nổi tiếng về việc đoán số đến gặp Đặng Thông. Sau khi Hứa Phụ gặp Đặng Thông về nói với Văn Đế rằng: "Đặng Thông sau này sẽ bị lạnh bị đói mà chết". Văn Đế nghe xong rất không vui nói: "Có thể cho Đặng Thông giàu có, hạnh phúc hay khốn cùng chỉ có một mình ta. Chẳng lẽ lại chính ta cho ông ta sự khốn cùng đó hay sao?". Vì vậy, Văn Đế ra lịnh lấy một núi đồng ở Nghiêm Đạo quận Thục ban thưởng cho Đặng Thông, còn cho phép ông ta tự mình đúc lấy tiền đồng để tiêu xài. Từ đó Đặng Thông trở nên phát tài, tiền đồng do ông ta tạo ra được xài khắp thiên hạ. Câu thành ngữ "tiền họ Đặng" rất quen thuộc của người Trung Quốc cũng do đó mà được lưu truyền.

Đặng Thông đối với sự yêu thích của Văn Đế cũng rất lấy làm cảm kích, cũng muốn báo đáp Văn Đế. Sau đó, có một lần trên lưng của Văn Đế đột nhiên xuất hiện một mụt nhọt, máu mủ chảy ra không ngừng. Đặng Thông cảm thấy rằng cơ hội để mình bày tỏ sự hiếu thuận với Hoàng Đế đã đến nên ngày ngày vào cung, tự thân mình ngồi bên hoàng đế hầu bịnh hỏi thuốc, vô cùng ân cần. Thậm chí để giảm đau đớn cho Văn Đế, Đặng Thông không quan tâm đến sự tanh hôi đã dùng miệng hút máu mủ ra ngoài. Văn Đế vì sự ân cần này của Đặng Thông mà vô cùng cảm động. Có một ngày sau khi Đặng Thông hút xong máu mủ ở vết thương, Văn Đế mới hỏi Đặng Thông rằng: "Thiên hạ ai là người yêu ta nhất?". Đặng Thông ngoan ngoãn đáp rằng: "Phải nói là không có ai yêu bệ hạ được bằng thái tử". Văn Đế nghe xong không đáp lại lời nào.

Có một lần thái tử Lưu Khải, con của Văn Đế vào thăm bịnh tình của vua cha. Văn Đế muốn thử lòng hiếu thuận của con, Văn Đế nhờ Lưu Khải hút mủ trong nhọt của mình. Thải tử nhìn thấy máu mủ ở miệng nhọt, tanh hôi khó chịu sợ ghê người nhưng không dám kháng mệnh chỉ còn biết cách cắn răng mà hút nhưng vẻ mặt vô cùng khó coi. Văn Đế nhìn thấy tình cảnh đó không kìm được lòng mà than rằng: "Đặng Thông còn yêu ta hơn cả thái tử". Lúc ấy thái tử mới biết chuyện Đặng Thông hàng ngày hút máu mủ ở nhọt cho Văn Đế, trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn nhưng cũng vì vậy mà ông ta đem lòng hận Đặng Thông.

Sau khi Văn Đế chết, Lưu Khải lên ngôi vua, sử sách gọi là Hán Cảnh Đế. Sau khi Cảnh Đế lên ngôi liền bãi miễn chức quan của Đặng Thông cho ông ta về quê hưởng tuổi già. Không lâu sau có người cáo giác Đặng Thông tổ chức đúc tiền trộm ở bên ngoài. Cảnh Đế phái người điều tra kết quả phát hiện đó là sự thực bèn ra lịnh tịch thu toàn bộ gia sản của Đặng Thông. Đặng Thông biến thành kẻ nghèo nàn còn bị nợ mất trăm vạn.

Trưởng công chúa, chị của Cảnh Đế, nhớ lại di ngôn của Văn Đế không để cho ông ta chết đói bèn chu cấp cho ông ta một ít tiền. Nhưng các quan chức dùng số tiền được ban thưởng này để gán nợ nên tiền ban thưởng đều không đến được chỗ của Đặng Thông. Sau đó trưởng công chúa biết được mới sai thủ hạ mang cho Đặng Thông một ít quần áo và lương thực nhưng cũng bị các quan chức tịch thu mất. Cứ như vậy, người từng giàu có nhất thiên hạ Đặng Thông cuối cùng lại chết đói.


Hán Ai Đế cắt áo vì người yêu

Đổng Hiền là nhân vật chính trong câu chuyện "tình yêu cắt áo" của Hán Ai Đế rất nổi tiếng. Ai Đế vì Đổng Hiền đã cam tâm tình nguyện bỏ đi không ít những người đẹp trong hoàng cung để sủng ái một mình ông ta, thậm chí còn muốn đem giang sơn nhường lại cho ông ta. Mối tình giữa họ trở thành hình mẫu cho những người đồng tính luyến ái ở đời sau.

Đổng Hiền tự là Thánh Khanh người vùng Vân Dương. Cha là Đổng Cung từng làm đến chức ngự sử. Vào thời đó, Đổng Hiền còn là một người hầu bên cạnh thái tử. Ban đầu, Đổng Hiền không được chú ý nhiều. Cho đến một hôm, Đổng Hiền đang làm việc trong cung, đúng lúc dừng lại ở trước điện thì Ai Đế, khi đó đã là hoàng đế nhìn thấy. Chỉ nhìn một cái, Ai Đế đã phát hiện, dường như mấy năm không gặp vì Đổng Hiền đã trưởng thành và tuấn tú hẳn lên và đem so với những cung nữ phấn sáp trong lục viện anh ta còn kiều diễm hơn. Ai Đế không cầm được sự vui mừng lịnh cho Đổng Hiền theo sau mình hầu hạ. Từ đó Ai Đế đối với Đổng Hiền ngày càng sủng ái hơn. Ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa Đổng Hiền. Ông ta còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ở bên cạnh mình. Cha của Đổng Hiền là Đổng Cung cũng được thăng lên Bá Lăng Lịnh rồi Quang Lộc đại phu.

Theo sử sách còn ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt giống mỹ nữ mà từ ngôn ngữ cử chỉ đều giống phụ nữ, "tính tình dịu dàng", "giỏi quyến rũ". Vì vậy Ai Đế ngày càng súng ái Đổng Hiền hơn. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Người đời sau gọi mối tình đồng tính là "mối tình cắt tay áo" cũng là có nguồn gốc là điển cố này.

Sau sự kiện đó, Đổng Hiền biết rằng hoàng đế có lòng yêu thương mình thật sự nên vô cùng cảm động. Nhưng để tránh những sự việc như vậy tái diễn, ông ta tổ chức một cuộc cải cách y phục trong hoàng cung. Ông ta là người đi đầu trong việc mặc loại y phục tay bó tà ngắn, vừa hoạt động thuận lợi, dễ dàng không giống tập quán trang phục của triều Hán về trước, lấy việc mặc áo lót rộng và ống tay dài làm đẹp. Cách cải cách này của Đổng Hiền trở thành một trào lưu trong hoàng cung. Các cung nữ phi tần đều tranh nhau học theo cách mặc của ông ta, cắt ống tay áo mặc một bộ đồ giản tiện và cho đó là mốt thời thượng.

Để biểu hiện sự sủng ái của mình đối với Đổng Hiền, Ai Đế còn phong Đổng Cung là đại thần là một chức quan chuyên lo gỗ đá cho các công trình xây dựng. Ai Đế còn lịnh cho Đổng Cung xây dựng cho Đổng Hiền một tư dinh mới thật tráng lệ, quy mô vượt hơn hẳn các vị đại thần. Những ngọc lạ châu quý trong cung đều để cho Đổng Hiền tự chọn lấy, thậm chí nhiều đồ dùng của vua như giày, quần áo và xe ngựa đều dùng chung với Đổng Hiền. Vợ và em của Đổng Hiền nhiều lần được ban thưởng mà không rõ lý do vì sao.

Ân sủng trong nội cung còn chưa đủ, Ai Đế còn muốn người được mình yêu thương có một địa vị đứng đầu trong triều chính. Ai Đế muốn phong Đổng Hiền tước hầu nhưng mãi vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp. Sau đó vừa lúc thừa tướng Vương Gia chết, trong triều giảm đi một thế lực phản đối Đổng Hiền, Ai Đế đã bãi miễn chức Đại tư mã đang do một người họ ngoại đảm nhiệm, phong cho Đổng Hiền chức Đại tư mã. Đây là chức quan cao nhất trong triều đình nhà Hán.

Đổng Hiền mới bước vào tuổi 22 mà đã đạt đến chức vị đó, quyền lực rất lớn, cơ hồ đã có thể chia đôi thiên hạ cùng với hoàng đế. Theo sử sách còn ghi chép lại thời đó có một vua của Hung Nô đến Trung Quốc để triều kiến hoàng đế triều Hán. Ông ta thấy người giữ chức Đại tư mã quyền lực nhất triều lại là một thiếu niên mỹ mạo tuấn tú, bất giác cảm thấy kinh hãi vô cùng. Khi ông ta hỏi dò, hoàng đế mới đáp rằng: "Tuy Đại tư mã tuổi còn rất trẻ nhưng là người hiền đức nhất nước này. Vì tài năng mới được thăng chức vị cao như vậy". Kết quả là, Thiền Vu của Hung Nô tin đó là sự thật mới kính cẩn hướng về phía Đổng Hiền hành đại lễ còn chúc mừng hoàng đế triều Hán có được một hiền thần tuổi rất trẻ như Đổng Hiền.

Sau đó, tình yêu của Ai Đế tựa hồ như không còn biết làm thế nào để tỏ sự sủng hạnh đặc biệt của mình đối với Đổng Hiền. Có một ngày, Ai Đế mở yến tại điện Kỳ Lân cùng chư thần, sau khi uống vài chun rượu, đột nhiên Ai Đế nhìn Đổng Hiền bằng đôi mắt đầy thâm tình rồi cười nói rằng: "Trẫm muốn theo vua Nghiêu vua Thuấn thực hiện việc nhường ngôi, liệu có được không?". Ý của câu này chính là Ai Đế muốn học theo cách làm của các vua thời trước lấy ngôi vị của mình nhường lại cho Đổng Hiền. Một câu nói của thiên tử khiến cả triều văn võ bá quan ngỡ ngàng, nói cũng không thành lời.

Đợi khi các đại thần tỉnh lại, một người mới tiến lên phía trước nói: "Thiên hạ này là thiên hạ của Cao hoàng đế chứ không phải là thiên hạ của bệ hạ. Bệ hạ chỉ là người kế thừa lại thiên hạ này của tổ tông mà thôi. Nếu truyền lại ngôi vị thì chỉ có thể truyền lại cho con cháu đời đời mà thôi. Bệ hạ là vua một nước, cần phải biết rằng thiên tử không nói đùa, cho nên ngàn vạn lần không nên nói những lời như vậy!". Ai Đế nghe lời nói này, im lặng không nói thêm lời nào nữa nhưng hiển nhiên là không còn hứng thú gì. Ai Đế ra lịnh đuổi người đó ra khỏi bữa tiệc về sau có mở yến tiệc cũng không cho ông ta tham gia nữa.

Ai Đế khi đó còn rất trẻ nhưng đã sớm nghĩ đến những ngày sau khi mình chết đi sẽ không còn Đổng Hiền nữa, thấy rất thương tâm. Ai Đế bèn lịnh cho các đại thần xây dựng bên cạnh lăng mộ của mình một phần mộ khác để chuẩn bị sau này nếu Đổng Hiền có chết thì sẽ an táng bên cạnh phần mộ của mình. Ý muốn của ông ta là sau khi chết cũng muốn được chôn cùng người yêu của mình, "sống thì cùng giường, chết thì cùng huyệt". Nhưng điều đó là không thể được, ngày họ phải chia tay đã sớm đến. Tháng 6 năm Nguyên Thọ thứ hai, Ai Đế mới chỉ 26 tuổi mắc bạo bịnh mà chết. Thái hoàng thái hậu để cho Vương Mãng làm chủ triều chính. Vương Mãng cực lực phản đối Đổng Hiền, không muốn để cho ông ta tiến cung. Đổng Hiền cũng biết mình gặp đại họa đến nơi rồi, vì vậy ông ta và vợ con cùng tự sát tại nhà để tránh hậu hoạn và cũng là chết để đáp lại mối tình của Ai Đế dành cho mình.


Càn Long cũng là một hoàng đế đồng tính
Hoàng đế nổi tiếng của vương triều Mãn Thanh Càn Long cũng bị nhiều người cho là người đồng tính luyến ái. Câu chuyện bắt đầu từ thời Thanh Thế Tông (Ung Chính hoàng đế). Ung Chính có một phi tử, dung mạo vô cùng kiều diễm. Khi Càn Long 15 tuổi, vào cung lo việc, được ở bên cạnh bà phi này, nhìn phi tử chải đầu, không cầm được lòng mới từ phía sau bịt mắt phi tử này muốn được cùng phi tử chơi đùa.

Phi tử không biết đó là thái tử, bị Càn Long bịt mắt như vậy, vùng một cái rồi thuận tay đánh cái lược chải tóc trên đầu ra phía sau đập trúng ngay mặt của Càn Long. Càn Long bị đau lập tức phải buông tay ra. Ngày thứ hai, Thế Tông phát hiện ra trên mặt Càn Long có một vết trầy đỏ mới hỏi vì sao, Càn Long không dám nói. Sau đó bị quở trách rất nghiêm khắc, Càn Long mới nói ra sự thật. Thái hậu nghe xong lại nghi ngờ rằng người phi tử nọ định đùa giỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho người phi tử dung mạo kiều diễm kia. Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ người phi tử kia nói: "Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau".

Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân (xem thêm về người này tại đây) xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc là khiêng kiệu. Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài, trong lúc hấp tấp tìm không thấy cái lọng vàng, Càn Long mới hỏi: "Đây là lỗi của ai". Hòa Thân vội vã nói: "Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm". Càn Long theo âm thanh đó mà nhìn, cảm thấy Hòa Thân rất quen như là mình đã gặp qua ở đâu rồi.

Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa dung mạo rất giống nhau. Vì vậy mới bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kĩ cổ của ông ta phát hiện ra một vết bớt đỏ như hình ngón tay. Càn Long cho rằng trước mắt mình là người phi tử thuở trước đầu thai, từ đó sự sủng hạnh của Càn Long đối với Hòa Thân ngày càng gia tăng. Được sự sủng ái của hoàng đế, hoạn lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Lại thêm bản tính gian ngoa, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long. Sau khi Càn Long thoái vị nói với Hòa Thân rằng: "Ta và khanh quan hệ không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh". Quả nhiên sau khi Gia Khánh lên ngôi không lâu đã ra lịnh giết Hòa Thân.

trích từ Hy Văn (Vietimes) dịch từ Mật mã lịch sử 2, tác giả Hà Ức Tôn Kiến Hoa, Nxb 7/2008.

Đọc Thêm
* Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên *
Đọc thêm "Bắc Ngụy Phùng Thái Hậu" Phùng Thục Nghi, cũng là một thái hậu dâm loạn của Tàu!
Coi Thêm
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
 Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa 
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
21.12.2012 Ngày Tận Thế?
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
Tẩy Uế Nước bằng Ánh Sáng Mặt Trời
Mắm Nêm một Đặc Sản của dân tộc Việt
Vài Cây Cổ Thụ Nổi Tiếng trong Lịch Sử
Khi Mất Ngủ nên Làm Gì?
Làm Sao để có Làn Da Mặt Đẹp
24 Khuôn Vàng Thước Ngọc
Nhật Thực Khuyết ngày 15.1.2010
Cúm Heo - Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1
Nhôm + Bột Ngọt và Bịnh Lãng Trí
Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi ...
Bảo Vệ Mắt Bằng Mắt Kiếng Mát
Ý nghĩa của Kim Bạch Kim - Vàng - Vàng Trắng và Bạch Kim
Tại Sao đeo Nhẫn Cưới ở ngón Áp Út?
Sao Sẹt hàng năm
Nhật Thực 22.07.2009
Danh Sách Botany
Rendez-vous Hải Vương - Sao Mộc và Mặt Trăng trong năm 2009
Bài Thuốc Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên
Thái Giám chử Tàu
Sen và Súng - cách xếp Origami hình cánh Sen
Đồ Tốt - Đồ Dỏm
Nguyễn An Kiến Trúc Sư xây Tử Cấm Thành Trung Quốc
Độ ISO - Cách Điều Chỉnh Ánh Sáng Khi Chụp Hình


No comments:

Post a Comment

*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.

NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !

Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo