Thursday, February 26, 2009

Những Bài Thuốc Cổ Truyền



*** Nhấn một lượt 2 nút Ctrl và F để tìm bài thuốc chữa bịnh ***
Đông y cho rằng, dương khí là ám chỉ tất cả các chức năng sinh lý của cơ thể. Vì vậy khi dương hư thường là chức năng sinh lý của cơ thể kém hoặc suy thoái và có các triệu chứng như sợ lạnh, thích ấm, tinh thần mệt mỏi, chưn tay lạnh, tiểu tiện nhiều lần, mặt mày xanh tái, lưỡi trắng lợt, rêu lưỡi trắng mỏng, người mập, mệt mỏi như mất sức, dễ đổ mồ hôi, hay có cảm giác khó thở, lạt miệng, không khát, đại tiện lỏng nát, hay bị cảm lạnh, di tinh, liệt dương. Tuy nhiên cũng còn do bộ phận hư tổn khác nhau nên triệu chứng của người dương hư cũng khác nhau.
- Âm hư: người ốm, miệng ráo họng khô, lưỡi khô đỏ, lưỡi ít hoặc không có rêu, hay hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, ra mồ hôi, lòng bàn tay và chưn nóng, hay có cảm giác nóng sốt về chiều, gò má đỏ, di tinh, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện lượng ít sắc vàng.
- Tâm dương hư: đánh trống ngực, thở dốc, sợ lạnh, thích ấm, toát mồ hôi, chưn tay lạnh, mạch đập không đều - cách quãng.
- Tỳ dương hư: bụng dạ lạnh đau, thích ấm, biếng ăn uống, lạt miệng, không khát, đại tiện loãng - lỏng.
- Huyết hư: sắc mặt trắng lợt, hay hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, tay chưn tê, phụ nữ kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Khí hư: tinh thần mỏi mệt, khó thở, sắc mặt trắng lợt, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp trống ngực, dễ đổ mồ hôi, ăn chậm tiêu, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong và dài, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Thận dương hư: mặt trắng bệch, chân tay lạnh, đau mỏi eo lưng, chức năng tình dục suy thoái (nam liệt dương, nữ lãnh cảm tình dục). Người dương hư phần nhiều có kèm theo khí hư.

Vì các bịnh trạng thường xen lẫn với nhau nên rượu thuốc thường được hợp các loại rượu thuốc để tạo nên công dụng song bổ, ví dụ: bổ Dương bổ Khí, Bổ Âm bổ Huyết, ...
Hầu hết các loại thuốc bổ dương Đông y là nhằm phục hồi mọi chức năng sinh lý của cơ thể bị kém hoặc suy thoái để đưa lại trạng thái ổn định, nghĩa là âm dương cân bằng.

Tùy theo tính chất của từng loại dược liệu, y học cổ truyền chia thuốc bổ thành 4 nhóm chính: bổ khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương dùng để tương ứng cho 4 hội chứng bịnh lý: khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư. Chỉ có người thể chất hư nhược hoặc mắc các chứng bịnh thuộc về hư nhược mới được dùng thuốc bổ dưởng. Nếu không hư mà bổ thì không những tốn tiền vô ích mà thậm chí còn làm phát sinh các rối loạn bịnh lý không đáng có. Thuốc bổ khí và bổ dương thường có tính ôn nhiệt, nếu dùng không đúng dễ gây tổn thương âm dịch; thuốc bổ huyết và bổ âm thường có tính hàn, nếu dùng không đúng có thể làm tổn thương dương khí. Kết quả dẫn đến làm mất cân bằng âm dương, tạo cơ hội phát sinh các bịnh lý khác.

Diên linh tửu
Công dụng ích thận, sinh huyết, dưỡng tâm, kéo dài tuổi thọ.
Người có nhiều bịnh mạn tính, thể chất ốm yếu, ăn ngủ ít, tinh thần bạc nhược
Kỷ tử 240 g
Long nhãn 120 g
Đương quy 60 g
Bạch truật (sao) 30 g
Đậu đen 100 g
Rượu trắng 5 lít
Các vị thuốc xắt nhỏ, gói vào túi vải, ngâm rượu trong bình kính, sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.


Diên thọ cửu tiên tửuCông dụng bổ thận, kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết, dùng để bồi bổ cho mọi trường hợp hư nhược.
mỗi thứ 60g
Nhân sâm
Bạch truật (sao)
Bạch linh
Cam thảo
Đương quy
Xuyên khung
Thục địa
Bạch thược
Sinh khương

Kỷ tử 250 g
Đai táo 30 trái
Rượu trắng 5 lít


Tất cả ngâm rượu, sau 7 ngày có thể dùng được. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 ml.

Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang

Sinh hoàng kỳ 40 - 160 g
Xích thược 6 - 8 g
Đào nhân 4 - 8 g
Đương qui vĩ 8 - 12 g
Địa long 4 g
Xuyên khung 8 g
Hồng hoa 4 - 8 g

Sắc nước uống. Tác dụng: bổ khí hoạt huyết thông lạc. Bài thuốc này chủ yếu chữa di chứng trúng phong, khí hư huyết trệ, mạch lạc không thông gây nên bán thân bất toại, nói khó, miệng mắt méo xệch, bổ khí hoạt huyết. Hoàng kỳ dùng sống, lượng nhiều có tác dụng đại bổ nguyên khí là chủ dược. Đương qui vĩ, Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết hòa vinh. Đào nhân, Hồng hoa, Địa long hóa ứ thông lạc, khí huyết được lưu thông phần cơ thể bị bịnh được hồi phục.
Chữa trúng phong, tai biến mạch máu não. Dùng lượng nhiều để bổ nguyên khí, các vị thuốc hoạt huyết không nên dùng nhiều.
- Trường hợp lâu ngày cơ teo nên dùng thuốc bổ huyết dưỡng cân như Đương qui, Thục địa, Miết giáp, Bạch cương tàm để dưỡng huyết, cường tráng cơ thể.
- Trường hợp cơ thể hư hàn gia Thục phụ tử để ôn dương tán hàn, nếu tỳ vị hư nhược gia Đàng sâm, Bạch truật để bổ khí kiện tỳ.
- Nếu đàm nhiều gia Chế bán hạ, Bối mẫu, Gừng để hóa đàm.
- Nếu nói khó, tinh thần không tỉnh táo gia Viễn chí, Thạch xương bồ để khai khiếu hóa đờm.
***
Tiên Mao TửuCông dụng ôn bổ tỳ thận dương, cường gân cốt, trừ hàn thấp, dùng cho người dương hư, bị liệt dương, tinh dịch lạnh lẽo "dương nuy tinh lãnh".
Tiên Mao 100 g
Rượu trắng 2 lít

Tiên mao cắt nhỏ, đựng vào túi vải, ngâm rượu, sau 10 ngày thì dùng được. Nếu chế Tiên mao theo cách cửu chưng cửu sái (9 lần đồ, 9 lần phơi) thì tốt nhứt. Uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 - 20 ml.

Chu Công Bách Tuế Tửu

Công dụng: bổ khí, dưỡng huyết, tư âm, tráng dương, thông tai, sáng mắt, làm đen râu tóc
Hoàng kỳ
Phục thần
mỗi thứ 60 g
Đương quy
Thục địa
Sinh địa
mỗi thứ 36 g
Đàng sâm
Bạch truật
Bạch linh
Mạch môn
Trần bì
Sơn thù
Kỷ tử
Xuyên khung
Phòng phong
Cao quy bản
mỗi thứ 30 g
Ngũ vị tử
Khương hoạt
mỗi thứ 24 g

Nhục quế 18 g
Đại táo 1 kg
Đường phèn 1 kg
Rượu trắng 10 lít

Các vị thuốc xắt nhỏ, ngâm rượu 3 ngày rồi đem đồ cách thủy trong 2 giờ, tiếp tục ngâm rượu và hạ thổ, sau 7 ngày có thể dùng. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 ml.

***
Thuốc làm tóc ít bạc, khỏe gân cốt, bền tinh khí, trẻ lâu

Chữa tóc rụng, bạc sớm, hồi hộp, hay chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau lưng mỏi khớp:
Hà thủ ô chế 20 g
Sinh địa 20 g
Huyền sâm 20 g
Sắc uống ngày một thang.

Chữa xơ cứng mạch máu ở người già, nam giới chậm có con:
Hà thủ ô đỏ chế 20 g
Tang ký sinh 16 g
Kỷ tử 16 g
Ngưu tất 16 g
Sắc uống ngày một thang.

***
Ngũ Tinh Hoàn
Ôn thận, tráng dương, cố tinh, đại bổ nguyên khí, trị thận hư yếu, ích cho huyết

Dương khởi thạch * 40 g
Lộc giác sương 60 g
Thổ phục linh (bỏ vỏ đen) 40 g
Sơn dược 40 g
Thu thạch 20 g

Tất cả các vị tán thành bột rồi trộn rượu trắng vo viên bằng hột bắp. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm. Ngày uống từ 1 đến 2 lần.

* Dương Khởi Thạch có tên khoa học Asbestos tremolite. Tên khác: Bạch Thạch (đừng lộn với Thạch Tín tên của Arsenic, thuốc độc cực mạnh), Thạch Sanh, Ngũ Tinh Kim, Ngũ Tinh Âm Hoa, Ngũ Sắc Phù Dược.
Một loại đá, khoáng chất thiên nhiên, có thể làm cho dương vật cương cứng lên nên gọi là Dương Khởi Thạch. Màu trắng hoặc xám tro hoặc xanh lá cây lợt, màu lóng lánh như Thạch anh. Dạng cục, mềm, dễ bẻ, bóp nát có dạng sợi.
Khi dùng vào thuốc: đốt nóng trong lửa xong bỏ vô nước, nguội lại thành màu trắng là tốt. Bọc đất đốt cho đỏ lên rồi bỏ đất đi, xong bỏ vô chén rượu, làm như vậy 7 lần, tán bột xong thủy phi, phơi nắng dùng. Cũng có thể ngâm qua rượu rồi bỏ thêm Chương não vô nồi đất thăng hoa thành bột, lấy dùng.
Cách dùng: bỏ vào viên thuốc khác làm hoàn tán, không bỏ vô thuốc sắc.
Tính vị: vị mặn, tính ấm. Vào Thận kinh. Tác dụng: Ôn Thận, ích Phế.
Chủ trị: khí kết thành khối ứ trong bụng, tử cung hư lạnh, liệt dương.
Liều dùng: 3-9g.
- Trị tinh lỏng, tinh trùng thiếu, vô sinh - Dương Khởi Thạch Hoàn:
Dương khởi thạch 6g,
Thỏ ty tử 12g,
Lộc nhung 80g,
Thiên hùng 30g,
Phỉ tử 12g,
Nhục thung dung 12g,
Phúc bồn tử 10g,
Tang ký sinh 16g,
Thạch hộc 12g (Dendrobium nobile L.),
Trầm hương 5g,
Ngũ vị tử 20g.
Tán bột, hòa ít rượu trắng vo viên bằng hột bắp, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên trước khi ăn 30 phút.
* Dương khởi thạch bổ thận khí, đau thắt lưng, lạnh đầu gối, tê thấp, tử cung lạnh, nổi cục, nổi hòn trong bụng do hàn, rối loạn kinh nguyệt. Trị đới hạ, ôn dịch lãnh khí, bổ ngũ lao thất thương. Tán các loại sưng nóng. Là thuốc bổ hỏa của mệnh môn, hễ vì hỏa suy mà hàn khí đình trệ bên trong, huyết lưu trệ, xuất hiện các chứng liệt dương xuất tinh sớm, tử cung hư hàn, lưng gối tê nhức, phù thủng, có khối u trong bụng, uống vào rất có hiệu quả do đặc tính của Dương khởi thạch bản chất thuần dương.

*****
Ngũ Tử Hoàn
Ôn bổ thận dương, cố tinh, chỉ di, trị tiểu nhiều, tiểu đục, tiểu không tự chủ được.Cửu tử (sao) 40 g
Ích trí nhân 40 g
Thỏ ty tử (chưng rượu) 40 g
Tiêu hồi huung (sao) 40 g
Xa xàng tử (bỏ vỏ, sao) 40 g
Tất cả tán bột mịn, trộn với rượu, vò viên to bằng hột bắp. Mỗi lần uống 12 g với rượu ấm. Ngaà 2 lần.
*****
Ngũ Tử Diễn Tông Hoàn
Thêm tinh, bổ tủy, bổ thận, trị thận hư, tinh ít, liệt dương, di tinh, tiết tinh

Cẩu kỷ tử 200 g
Ngũ vị tử 40 g
Phúc bồn tử 160 g
Thỏ ty tử (dây tơ hồng) 200 g
Xa tiền tử 80 g
Tất cả tán thàn bột mịn, cho mật ong vào, vò viên bằng hột bắp. Mỗi lần uống 12 g với nước muối loãng. Ngày 2 lần.
*****
Ngũ Vị Tử Hoàn
Trị thận khí bất túc, liệt dương, di tinh, tiểu nhiều, lưng đau, chân yếu, bổ thận kiêm bổ ngũ tạng, tráng dương, ích tinh, thấm thấp, kiện tỳ.

Ba kích thiên 40 g
Bạch phục linh 40 g
Ngũ vị tử 40 g
Nhục thung dung 80 g (tẩm rượu để một đêm, sấy khô ở nhiệt độ thấp)
Thỏ ty tử 120 g (ngâm rượu 3 ngày, sấy khô ở nhiệt độ thấp)
Xa tiền tử 60 g
Tất cả tán bột mịn, trộn với mật ong vò viên to bằng hột bắp. Mỗi lần uống 12 g với rượu ấm, ngày 2 lần.

***
Ngũ Vị Tử Thang
Bổ thận, dương, ích tinh huyết, ích tủy, bổ thận dương, mạnh gân xương, tán hàn, trừ thấp, trị thận hư, đau lưng, đau cột sống, bụng đầy, tiêu lỏng, chân yếu đi lại khó khăn

Mỗi vị lượng bằng nhau:
Ba kích (bỏ lõi)
Ngũ vị tử
Phụ tử
Lộc nhung (bỏ lông nướng dấm)
Sơn thù du
Thục địa
Đỗ trọng (sao chế)
Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 16 g bột thuốc này cùng với gừng tươi 7 lát, một ít muối ăn, đổ vừa nước vào sắc lên, gạn lấy nước để uống. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần, nước thuốc sắc uống trước bữa ăn.

***
Chữa người cao tuổi bị đái són


Một số người từ 60 tuổi trở lên, tối ngủ hay đi tiểu nhiều lần hoặc khi đi tiểu cứ kéo dài, lâu ngớt và cứ đứng một lúc lại đái tiếp, có khi rớt ra quần hoặc đái ra quần mà không hay biết. Giai đoạn tiểu trong quần mà không biết là giai đoạn nặng do thần kinh không nhạy cảm.
Nếu gặp trường hợp này thì nên uống bài thuốc sau đây:
Thục địa 25 g
Sâm cát lâm 20 g
Kỷ tử 20 g
Quy đầu 20 g
Bắc đỗ trọng 20 g
Thanh man 15 g
Cát cánh 15 g
Lệ hạch 10 g
Quế chi 10 g
Nhục thung dung 15 g

Đổ thuốc vào sắc, đổ ba chén nước, sắc còn nửa chén, ngày sắc uống 2 lần. Uống vào lúc sau bữa ăn nửa giờ. Mỗi đợt uống 5 tháng. Nghỉ một giai đoạn rồi uống tiếp.
***

Chửa trẻ bị mụn nhọt
Chữa tất cả các loại mụn, ung nhọt ở thời kỳ chưa vỡ (bể) chữa càng sớm càng tốt, thuốc sẽ làm tan biến.
Bài 1:
Con rết sống, to tốt hơn nhỏ, số lượng bao nhiêu con cũng được, ngâm rượu mạnh cho vừa ngập. Khi nào rượu ngả màu vàng hoặc màu đen là dùng được. Rượu để dành dùng lâu dài.
Dùng bông tẩm rượu rết, xoa hoặc đắp lên mụn, làm nhiều lần trong ngày, có khi xoa một lần mụn đã tan.
Bài thuốc này dùng cho cả người lớn.
***
Bài 2:
Lá cúc hoa tươi 1 nắm nhỏ
Lá ớt tươi 1 nắm nhỏ
Lá dâm bụt tươi 1 nắm nhỏ

Ba thứ rửa sạch, trộn lẫn, giã nát đắp lên mụn nhọt, ngày đắp 2 lần sẽ giảm đau và tàn dần.
Bài thuốc chữa cho cả trẻ em và người lớn.
***
Đau gót chưn, viêm khớp cổ chưn
Dùng nước thuốc ngâm chưn lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần
30g mỗi thứ: Thấu cốt thảo (Caulis impatientis Balsaminae); Tầm cốt phong (Herba aristolochiae Mollissimae); Lão hạc thảo
Hoàng cảo 20g
Độc hoạt 15g
10g Nhũ hương; Mộc dược; Huyết kiệt.

***
Quế Chi Thang
Thân thể suy nhược sau khi mổ, nhiễm tà độc.
9g Quế chi; Bạch truật; Sinh khương
15g Bạch thược; Long cốt; Mẫu lệ
Hoàng kỳ 24g
Đại táo 5 trái
Cam thảo 3g
Sắc uống ngày 1 thang

***
Ngân Kiều Bạch Hổ thang
Thư nhiệt hiệp với thấp, thanh khí giải độc, thông phủ. Trị cho bịnh nhân sốt cao do nhiễm khuẩn, viêm phổi do vi khuẩn cúm, cảm mạo, viêm não, nhiễm trùng cục bộ cấp. Là bài thuốc hạ sốt.
10 - 15g Ngân hoa; Liên kiều; Tri mẫu
18 - 30g Cát cánh
50 - 100g Sinh thạch cao (bọc riêng sắc trước)
10 - 15g Thạch cao (bọc riêng cho vào sau)
Cam thảo 6 - 10g
Đây là liều cho người lớn, trẻ em và người già yếu có thể giảm lượng. Sắc uống 2 lần. Người bịnh nặng có thể uống ngày 2 thang.
Không có hoặc ít mồ hôi, các chứng kèm ho xuyễn thì thêm Ma hoàng, Hạnh nhân.
Rêu lưỡi dơ, vàng, yếu sức, ăn ít, tiêu lỏng, kèm thấp thì bỏ Tri mẫu, Các cánh. Thêm Hoắc hương, Bội lan.
Táo bón, rêu lưỡi vàng đỏ, ban chẩn từng đốm, mạch tế sác thì thêm Tê giác, Huyền sâm, Sinh địa.
Có mụt nhọt mưng mủ thì lấy Bạc hà thế cho Thạch cao, thêm Bồ công anh, Xuyên liên.

***
Thanh Tuyên Ôn Hóa Ẩm
Trị chứng Thư nhiệt hiệp thấp.
Liên Kiều 15g
9g Phục linh; Hạnh nhân; Bội lan; Ý nhân
6g Hà diệp (có thể dùng 1 tàu lá sen tươi); Trần bì; Trúc diệp; Song hoa
12g Mao căn
3g Cam thảo
Sắc uống thay nước trà.

***
Tiêu Sài Hồ Thang
Can đởm khí trệ, bịnh của thiếu dương.
9g Sài hồ; Bán hạ; Trần bì; Chỉ xác; Tiêu tam tiên
15g Hoàng cầm; Liên kiều; Song hoa
30g Bản lam căn
12g Đàng sâm; Thanh hao
6g Nhân sâm (uống riêng nước)
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

***
Bổ Trung Ích Khí thang
Khí hư phát nhiệt
30g Hoàng kỳ
9g Bạch truật; Trần bì; Đương qui; Cam thảo
6g Thăng ma
10g Sài hồ
12g Đàng sâm
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

***
Thanh Nhiệt thang
Tà nhiệt vào dương minh, đọng ở da thịt
50g Sinh thạch cao
10g Tri mẫu; Cam thảo; Hoàng cầm; Sơn chi; Hoàng bá
100g Ngạnh mễ (bọc bao sắc)
Hoàng liên 5g
Sinh khương 3 lát để dẫn thuốc.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

***
Địa Hoàng Hợp Tễ
Thận tinh không đầy đủ, phong hợp với đờm thấp. Cách trị: bổ tinh dưỡng dịc, hóa thấp thông lạc, trừ phong định thống.
60g Sinh địa hoàng; Bạch truật (sao)
30g Thục địa hoàng
12g Đạm can khương
6g Xuyên ô (chế)
4,5g Bắc tế tân
Ngô công (con rết) 3 con
5g Sinh cam thảo
Mỗi ngày 1 thang, nước sắc 2 lần, chia làm 3 lần uống trong ngày. Một tuần sau khi bịnh chuyển biến tốt thì giảm lượng Sinh địa, thêm Hoàng kỳ 30g.

***
Kỳ Kỷ Thổ Địa thang
Phong tà bịt nghẽn kinh lạc.
12g Hoàng kỳ; Phòng phong; Đương qui; Bạch truật
15g Phòng kỷ; Câu đằng
30g Thổ phục linh
20g Địa cốt bì; Đại phong bì; Tang chi
10g Khương hoạt; Độc hoạt; Ngưu tất
6 - 12g Lôi công đằng.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

***
Thương Truật Phòng Kỷ thang
Thấp nhiệt đọng lại ở khớp. Dùng thuốc để thanh nhiệt giải độc, khử thấp hoạt lạc.
12g Thương truật; Phòng kỷ; Thông thảo; Địa long; Ngưu tất; Liên kiều
15g Ý dĩ
9g Tô mộc
30g Bồ công anh
24g Kim ngân hoa
4,5g Cam thảo
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

***
Long Xà tán
Phong thấp làm ứ trệ kinh lạc.
250g Địa long
60g Phòng phong; Ô tiêu xà
20g Toàn trùng
4-6 con Bạch hoa xà
Tất cả các thuốc trên rang khô, tán thành bột, rây mịn rồi cho vào hộp nhựa. Mỗi lần uống 1 muỗng café, ngày 3 lần. Mỗi đợt dùng một liều thuốc trên.
***
Hi Đồng Ẩm - Xạ Hương Tam Thất hoàn
Phong hàn thấp tà, đọng ở các khớp, Uất lâu hóa nhiệt, Khí trệ huyết hóa ứ.
Hi Đồng Ẩm:
30g Hi thiêm thảo; Hải đồng bi; Nhẫn đông đằng; Tang chi (non); Sinh ý mễ
15g Kê huyết đằng
10g Tần giao; Tri mẫu; Cát căn; Phòng kỷ
Cho nước vừa ngập (khoảng 500ml), nấu sôi 20 phút, sắc lại còn 300ml. Uống lúc còn ấm, mỗi ngày 2 lần.
Xạ Hương Tam Thất hoàn
60g Sinh toàn yết
30g Tam thất
90g Địa long
60 hột Sinh hắc đậu
15g Xuyên ô
3g Xạ hương (nghiền nhỏ cho vào sau)
Tất cả nghiền thành bột mịn, dùng hồ gạo làm thàn viên to bằng hột đậu xanh. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 7 - 10 viên với nước ấm.

***
Ma Hoàng Ôn Tí thang
Phong hàn thấp tà, xâm nhập kinh lạc, lưu lại ở các khớp. Thuốc dùng khư phong tán hàn, sơ cân hoạt lạc.
10g Ma hoàng; Khương hoạt; Độc hoạt; Thế xuyên ô; Thí thảo ô; Quế chi; Kê huyết đằng; Chế phụ; Thân cân thảo; Tầm cốt phong; Thương nhĩ tử; Tần giao; Tang kí sinh; Chích cam thảo; Đương qui; Bạch thược
1g Bát lý ma
3g Tế tân
20g Hoàng kỳ
12g Xuyên ngưu tất; Mộc qua; Uy linh tiên.

***
Tuyên Lạc Thông Tí thang
Phong hàn thấp tà, ứ trệ kinh lạc
15g Đương quy; Thục địa; Hải đồng bì
10g Thương nhĩ tử; Phòng phong (tổ ong); Thổ miết trùng; Sơn giáp châu
20g Ô xà; Dâm dương hoắt
3g Toàn yết
Ngô công 2 con
30g Sơn long
25g Kê huyết đằng
Khương tang 5 con.
Sắc uống ngày 1 thang.

***
Thuốc Khư phong lợi thấp hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc (uống)
Thuốc rửa ngoài hoạt thông
Thể chất dương thịnh, trong có nhiệt ẩn náu, phong hàn thấp tà quấy nhiễu.
Khư phong lợi thất hoạt huyết phương:
9g Đương quy; Tần giao; Phòng phong; Mộc qua; Ngưu tất; Uy linh tiên; Tì giải; Thương truật; Phục linh
6g Hồng hoa
12g Tang kí sinh.
Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc rửa:
15g Sinh địa; Ngân hoa; Tử hoa địa đinh
9g Đơn bì; Xích thược; Hoàng bá; Mộc thông; Ti qua lạc.
Sắc nước ngâm tẩm chổ bị bịnh, mỗi ngày 2-3 lần.

***
Cửu Vị Khương Hoạt Thang
Dùng trong các chứng ngoại cảm, phong hàn, nóng sốt, nhức đầu, cơ thể nhức mỏi, miệng đắng hơi khát, không ra mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn.
Khương hoạt 6 g
Phòng phong 6 g
Xuyên khung 4 g
Sinh địa 4 g
Cam thảo 4 g
Thương truật 6 g
Tế tân 2 g
Bạch chỉ 4 g
Hoàng cầm 4g
Sinh Khương (Gừng tươi) 2 lát, Thông Bạch (Hành lá) 3 cọng, sắc uống.
Khương hoạt là chủ dược, có tác dụng phát tán phong hàn, trừ phong thấp. Phòng phong, Thương truật hợp thêm tác dụng trừ phong thấp. Tế tân, Xuyên khung, Bạch chỉ trừ phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, chữa nhức đầu, nhức mình. Sinh địa, Hoàng cầm thanh lý nhiệt, giảm bớt tính cay ôn táo của các vị thuốc. Cam thảo có tác dụng điều hòa thuốc. Bài thuốc này chỉ dùng cho các chứng cảm mạo, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, nhức mình mẩy.
- Nếu mình mẩy ít đau, bỏ Thương truật, Tế tân.
- Nếu thấp nặng, ngực đầy tức, bỏ Sinh địa, tăng Chỉ xác để hành khí hóa thấp.
- Nếu mình mẩy chưn tay đau nhiều, tăng lượng Khương hoạt.
Chú ý: Bài thuốc có nhiều vị cay, ôn táo, nên không dùng cho những người có triệu chứng Âm Hư.
***

Dâm Dương Hoắc TửuRượu Trợ Dương

Dùng dạng sống hoặc tốt hơn là sao. Có 5 cách sao:
1. Sao với mỡ dê, 1 lượng Dâm Dương Hoắc cần khoảng 20 g mỡ dê. Lấy mỡ nước, cho Dâm Dương Hoắc đã xắt nhỏ vào, để nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được.
2. Sao với muối, dùng nước muối 2% lượng vừa đủ, sao Dâm Dương Hoắc cho đến khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được.
3. Sao với rượu, mỗi lượng Dâm Dương Hoắc cần khoảng 20-25ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô.
4. Sao với bơ, mỗi lượng Dâm Dương Hoắc cần dùng 25 g bơ, đem bơ nấu chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô là được.
5. Sao thường, cho Dâm Dương Hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen là được.
Sau đó ngâm với rượu, 500 g Dâm Dương Hoắc cần 5 lít rượu đế. Mùa Xuân và mùa Hè, sau 3 ngày, mùa Thu và Đông sau 5 ngày thì có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15-20 ml.
Vào đây tìm "Dâm Dương Hoắc" đọc thêm tác dụng cũng như những điều cần chú ý khi dùng loại dược thảo này!
***
Dâm Dương Hoắc Nhục Dung Tửu
hay còn gọi là Tiên Linh Tỳ Tửu

Công dụng bổ thận, tráng dương, cường tinh, cường gân kiện cốt, khu phong trừ thấp, dùng cho người bị suy giảm khả năng tình dục, di tinh, liệt dương, không thể có con, đau lưng, viêm khớp, có lợi cho tim mạch, chống lão hóa, nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục. Loại rượu này có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, công hiệu rõ ràng nên được nhiều người ưa thích.
Dâm dương hoắc 100 g
Nhục dung 50 g
Rượu trắng 1 lít
Hai thứ xắt nhỏ, ngâm rượu, sau 7 - 10 ngày thì dùng được. Uống ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 - 20 ml.

Trường Xuân Bất Lão Tửu
Đây là loại rượu thuốc "vạn năng" uống sau 3 giờ thấy hiệu quả. Công dụng bổ thận trợ dương, bổ khí, bổ âm, bổ huyết.
Thỏ ty tử 15 g
Nhục dung 15 g
Ngưu tất 5 g
Đỗ trọng 15 g
Sơn thù 15 g
Ngũ vị tử 5 g
Kỷ tử 15 g
Nhân sâm 5 g
Xa tiền tử 5 g
Bạch linh 15 g
Bạch môn 5 g
Xương bồ 5 g
Sinh địa 5 g
Sà sàng tử 5 g
Nữ trinh tử 15 g
Tỏa dương 15 g
Long nhãn 30 g
Đại táo 120 g
Cam thảo 3 g
Nhục quế 2 g
Rượu trắng 2 lít.
Các vị thuốc xắt nhỏ, phun rượu cho ướt đều rồi đem chưng cách thủy 30 phút, sau đó phơi nắng cho khô, cho vào chai ngâm rượu, đậy kín. Sau 2 - 3 tháng là có thể dùng. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 10 - 20 ml.

Thiên Khẩu Nhất Bôi Tửu
Thích hợp cho lứa tuổi trung, lão nhiên mà thận khí đã suy yếu, khí huyết suy nhược, tinh lực giảm thoái, khả năng sinh hoạt tình dục giảm sút. Có tác dụng bổ khí, định thần, bổ huyết, ấm tỳ vị và thận, bổ âm, sinh tinh, chữa được chứng liệt dương, làm đen râu tóc, kéo dài tuổi thọ.
Nhân sâm 24 g
Thục địa 15 g
Kỷ tử 15 g
Dâm dương hoắc 9 g
Viễn chí 9 g
Đinh hương 9 g
Trầm hương 3 g
Bạch tật lê 9 g
Lệ chi nhục 7 g
Rượu trắng 1 lít
Các vị thuốc xắt nhỏ, ngâm rượu trong bình kín, sau 7 - 10 ngày dùng được. Uống ngày 10 - 20 ml, uống nhấp môi từ từ từng ít một "uống ngàn lần mới hết một chun".

Bát Tiên Tửu

Bổ dương, cường tinh, bổ nguyên khí, bổ huyết, bổ âm, bổ thận. Theo dân gian, loại dược tửu này có tác dụng trị 9 cái xấu của đàn ông, đó là: dương đạo suy yếu, yếu đuối không phấn chấn được, phấn chấn được mà không đủ, đủ mà không thực, thực mà không cứng, cứng mà không tuân theo, tuân theo mà không được lâu, lâu mà không có tinh, có tinh mà không có con.
Sơn thù 15 g
Cẩu tích 15 g
Đương quy 15 g
Kỷ tử 15 g
Thỏ ty tử 15 g
Nhân sâm 15 g
Mạch môn 30 g
Tắc kè 1 đôi
Rượu trắng 2 lít
Các vị thuốc xắt nhỏ, ngâm rượu trong bình kính, sau 3 tuần có thể dùng, uống ngày 3 lần, mỗi lần một chun.

Diên Linh Tửu

Tác dụng: ích thận, sinh huyết, dưỡng tâm, dành bồi bổ cho người có bịnh mãn tính, thể chất yếu, ốm, ăn ngủ kém, tinh thần bạc nhược.
Kỷ Tử 240 g
Long Nhãn 120 g
Đương Quy 60 g
Bạch Truật sao 30 g
Đậu đen 100 g
Rượu trắng 5 lít
Các vị thuốc xắt nhỏ, gói vào túi vải, ngâm rượu trong bình kín. Sau 7 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 ml.
***Diên Thọ Cửu Tiên Tửu
Công dụng: bổ thận, kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết.
Nhân sâm
Bạch truật sao
Bạch linh
Cam thảo
Đương quy
Xuyên khung
Thục địa
Bạch thược
Sinh khương
mỗi thứ 60 g

Kỷ tử 250 g
Đại táo 30 trái
Rượu trắng 5 lít

Tất cả cho vào rượu ngâm, sau 7 ngày có thể dùng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20-30 ml.
***Diên Thọ Tửu
Rượu Bổ Âm
tách dụng: tăng tinh, kiện thân, diên thọ, dùng làm thuốc bổ dưỡng cho người thể chất hư yếu, kém ăn, dễ mệt, đầu choáng mắt hoa, giảm sút ham muốn tình dục.
Hoàng tinh 30 g
Thiên môn 30 g
Tùng diệp 15 g
Kỷ tử 20 g
Thương truật 12 g
Rượu trắng 1 lít

Hoàng tinh, Thương truật, Thiên môn xắt phiến. Tùng diệp cắt ngắn. Tất cả đem ngâm với rượu, sau 10-12 ngày thì dùng được. Uống mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 30-40 ml.

***

Đau Dạ Dày - Đau Bao Tử và Hệ Tiêu Hóa

Đau dạ dày là cách gọi chung các chứng đau ở vùng Thượng vị, Trung Tiêu, chủ yếu như chứng dạ dày tá tràng viêm loét, dạ dày sa, rối loạn thần kinh chi phối dạ dày, ung thư dạ dày. Nguyên nhân do bịnh tà phạm vị, do ăn uống không điều độ no đói thất thường, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, mỡ dầu, ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, dùng nhiều rượu, thuốc lá, do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào, do Tỳ vị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây đau, người có tính tình không thoải mái hay nóng giận ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết can, can khí uất kết xâm phạm vị dẫn tới can vị bất hòa hoặc vị khí nghịch lên, người bị căng thẳng thần kinh hay tâm lý do chấn thương về tâm thần tình cảm lo nghĩ buồn phiền, người làm việc mỏi mệt quá độ ảnh hưởng đến công năng vận hóa của tỳ vị, do tiêu hóa đình trệ gây đau, cũng có thể do sán lãi gây đau, bị vấn đề về thể tạng, di truyền. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như độ ẩm, áp xuất, nhiệt độ.

Cũng có thể do vi trùng dạng que Helicobacter pylori, người vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, tàu, thường rất nhiều phần trăm người dân mắc phải vì ăn uống thiếu vệ sinh (cả gia đình bạn bè gắp chung một dĩa thức ăn) nên bịnh lan truyền rất mau. Nếu khám nghiệm bịnh đau bao tử do vi trùng này gây ra, bịnh nhân cần uống 3 kháng sinh một lúc, uống liên tục 10 ngày thì sẽ diệt được hết vi trùng, sát xuất thành công là 95%. Thuốc gồm 2 loại thuốc trụ sinh (antibiotic) và một loại "bảo vệ bao tử" dùng để hạn chế bao tử tiết ra nhiều axít, đó là:
- Amoxicillin +
Clarithromycin +
Pantoprazol; hoặc Tetracylin hoặc Metronidazol; hoặc Bismuth (Bi, kim loại trong bảng tuần hoàng hóa học có số nguyên tố 83)

- Metronidazol +
Clarithromycin (loại này cho người bị dị ứng với Penicillin) +
Pantoprazol; hoặc Tetracylin hoặc Metronidazol; hoặc Bismuth (Bi, kim loại trong bảng tuần hoàng hóa học có số nguyên tố 83)

- Nếu đau bao tử không phải do vi trùng, mà bụng trên đầy trướng, ợ chua, đại tiện bón, rêu lưỡi trắng mỏng. Như vậy dạ dày đau ở đây là do Can khí bị uất kết, Can khí phạm Vị gây ra. Dùng một trong các bài sau tùy theo triệu chứng:
1. Sài Hồ Sơ Can Tán
Sài hồ 8 g
Bạch thược 12 g
Chích thảo 4 g
Chỉ xác 8 g
Hương phụ 8 g
Xuyên khung 8 g
Cho 750ml nước vào nồi sắc lửa nhỏ, sắc còn 300ml. Chia làm 3 lần uống ngày 1 thang.
Bài thuốc này dùng điều trị đau bao tử do can khí phạm vị, triệu chứng bụng đầy trướng, vùng thượng vị đau xuyên ra hai bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón.

2. Tả Kim Hoàn hợp với Nhị Trần Thang
Tả Kim Hoàn
Hoàng liên (sao gừng) 240 g
Ngô thù du (tẩm nước muối, sao) 40 g
Tán bột, tưới nước làm hoàn.
Nhị Trần Thang
Bán hạ 8-12 g
Trần bì 8-12 g
Phục linh 12 g
Cam thảo 4 g
sắc uống

3. Kim Linh Tử Tán
Kim linh tử (hột sầu đâu, nấu với rượu, bỏ hột) 12 g
Diên hồ sách (sao với dấm) 4 g
sắc uống.

4. Trầm Hương Giáng Khí Tán
Trầm hương (nghiền mịn, để riêng) 10 g
Chích thảo (sao chung với Sa nhân) 20 g
Sa nhân 30 g
Hương phụ 20 g
sắc uống.

5. Sơ Can Hòa Vị Pháp
Cam tùng 6 g
Vị bì (da Nhím) 2 g
Cam thảo 4 g
Nước cốt Gừng 5 ml
Ngọa lăng 6 g
Cửu hương trùng 4 g
Diên hồ 2 g
Trầm thương 2 g
Hương phụ 2 g
Giáng hương 6 g
Tả kim hoàn (Hoàng liên + Ngô thù du) 4 g
sắc uống.

6. Đắc Thực Sảo Hoãn Phương
Kim thạch hộc 12 g
Cam thảo 4 g
Sa sâm 12 g
Quất hồng 6 g
Sài hồ 6 g
Bạch thược 12 g
Mộc qua 8 g
Quy tu 12 g
Phục linh 12 g
sắc uống.

7. Bất Đắc Hạ Phương
Quảng mộc hương 20 g
Đinh hương 40 g
Ngũ linh chi 20 g
Xạ hương 2 g
Bồ công anh 20 g
Phật thủ 20 g
Ngô thù du 20 g
Đương quy 20 g
Diên hồ sách 20 g
Cam thảo 20 g
Hoàng liên 20 g
Phụ phiến 20 g
Trầm hương 40 g
Sa nhân 20 g
Hương phụ 20 g
sắc uống.

8. Chính Khí Thiên Hương Tán
Ô dược 40 g
Trần bì 32 g
Hương phụ ĩ 32 g
Can khương 40 g
Tử tô diệp 40 g
Tán bột, mỗi lần dùng 4 g với nước muối. Ngày 2-3 lần.

9. Vị Quản Thống Phương I
Qua lâu nhân 18 g
Quy vĩ 6 g
Xuyên luyện tử 10 g
Đan sâm 10 g
Chử bán hạ 6 g
Mộc hương 4 g
Hàng thược 6 g
Sa nhân 2,8 g
sắc uống

Vị Quản Thống Phương IISài hồ 10 g
Uất kim 10 g
Bạch thược 10 g
Xuyên luyện tử 1o g
Cam thảo 6 g
Hương phụ chế 10 g
Nguyên hồ 10 g
Chỉ xác 10 g
Tô ngạnh 10 g
sắc uống.

10. Sơ Can An Vị Ấm
Ngọa lăng tử 16 g
Ý dĩ nhân 16 g
Hoàng uất kim 12 g
Nguyên hồ 12 g
Bạch tật lê 12 g
Phật thủ 12 g
Bạch thược 20 g
Sài hồ 12 g
Ô dược 10 g
Chỉ xác 10 g
sắc uống.

11. Mai Hương Ấm
Lục ngạc mai (đọt xanh cây mơ) 10 g
Nguyên hồ 10 g
Cửu hương trùng 10 g
Bạch thược 16 g
Hương phụ chế 10 g
Giáng hương 10 g
Phật thủ phiến 16 g
Cam thảo 6 g
sắc uống.

12. Việt Cúc Hoàn
Hương phụ 12 g
Thương truật 12 g
Xuyên khung 12 g
Lục khúc 12 g
Hắc sơn chỉ 2 g
sắc uống.

13. Lục Uất Thang
Hương phụ tử 4 g
Bán hạ 4 g
Sơn chi tử 4 g
Xích linh 4 g
Thương truật 2 g
Trần bì 4 g
Cam thảo 2 g
Xuyên khung 4 g
Sa nhân 2 g
sắc uống với 3 lát gừng tươi.

14. Tam Hương Thang Gia Vị
Hương phụ 26 g
Tam tiên 46 g
Mộc hương 6 g
Lai phục tử 40 g
Hoắc hương 16 g
Binh lang phiến 10 g
Trần bì 16 g
Cam thảo 10 g
Phật thủ 16 g
sắc uống.

15. Mộc Hương Khoan Trung Tán
Thanh bì 160 g
Hậu phác 600 g
Mộc hương 120 g
Bạch đậu khấu 80 g
Trần bì 160 g
Hương phụ (sao) 120 g
Đinh hương 160 g
Sa nhân 120 g
Tán bột, ngày 3 lần, mỗi lần 4 g uống với nước muối.
Chú ý: bài này chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thề hoạt huyết, hoạt huyết có thể giảm đau. Bài thuốc tuy dùng liều cao để lý khí nhưng thực ra thuốc không làm hao khí, xử dụng không có hại. Tuy nhiên, bài này không phải thuốc bổ khí, vì vậy đúng bịnh hết rồi thì phải ngừng, không được dùng lâu dài.

16. Liên Phụ Lục Nhất Thang
Hoàng liên 24 g
Phụ tử (nướng bỏ vỏ và cuống) 4 g
Thêm Gừng 3 lát
Táo 1 trái
sắc uống.

17. Lương Phụ Hoàn
Cao lương khương (sao rượu 7 lần, sấy khô)
Hương phụ tử (sao dấm 7 lần, sấy khô)
Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12-16 g với nước muối.

18. Cứu Thống An Tâm Thang
Bạch thược 40 g
Quán chúng 18 g
Cam thảo 4 g
Nhũ hương 4 g
Sài hồ 8 g
Một dược 4 g
Chi tử (sao) 12 g
Thương truật 12 g
sắc uống.

19. Dũ Thống Tán
Ngũ linh chi
Cao Lương Khương
Diên hồ sách
Đương quy
Nga truật
Lượng bằng nhau, tán bột. Ngày uống 6-8 g.

20. Phương đơn giản:
+ Bách hợp 32 g
+ Ô dược 6 g
+ Ngọa lăn tử 160 g
+ Cam thảo 60 g
Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 4 g.

21. Hoàng kỳ kiến trung thang
Quế chỉ 12 g
Mộc hương 4 g
Thược dược 24 g
Đại táo 2 trái
Hoàng kỳ 24 g
Bào khương 8 g
Chích thảo 4 g
Nấu chung với 750ml nước sắc còn 300ml. Khi sắc xong cho ít mạch nha vào, quậy tan rồi chia làm 3 lần dùng, ngày một thang.
Phương thuốc này chuyên trị đau bao tử do hư hàn, đau âm ỉ, ói ra nước trong, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, lưởi trắng lợt.

22. Bảo Hòa Hoàn
Sơn tra 240 g
Lục Khúc 80 g
Bán hạ 120 g
Thái phục tử 120 g
Trần bì 40 g
Phục linh 40 g
Liên kiều 80 g
Tất cả tán thành bột, vò thành viên, ngày uống 12 - 24 g
Trị đau bao tử do ăn uống không điều độ, vùng thượng vị đau, ợ ra mùi thức ăn, hay ợ, ói (ói được thì đỡ đau).

23. Cách hạ trục ứ thang
Huyền hồ 4 g
Ô dược 8 g
Đơn bì 8 g
Xích nhược 8 g
Ngũ linh chi 12 g
Đương quy 12 g
Xuyên khung 12 g
Cam thảo 12 g
Đào nhân 12 g
Hồng hoa 12 g
Hương phụ 6 g
Chỉ xác 6 g
Sắc chung với 750 ml nước còn 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang.
Dùng chữa đau bao tử do ứ huyết ngưng trệ, triệu chứng đau vùng thượng vị, đau một điểm không di chuyển, đau như kim đâm, ấn vào đau, có khi ói ra máu, đi cầu phân đen.

24. Nhân sâm ô mai thang
Nhân sâm 8 g
Cam thảo (chích) 6 g
Liên tử (sao) 10 g
Mộc qua 10 g
Ô mai 10 g
Sơn dược 12 g
Sắc chung với 750 ml nước còn 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang.
Trị chứng vị âm bất túc, đau dạ dày lâu ngày, đau liên miên, phiền nhiệt, đói mà không ăn đươợc, miệng và cổ họng khô, ít nước miếng, bài này dùng để dưỡng âm, ích vị.

25. Trị đau bao tử do hàn thương vị dương, đau bao tử đột nhiên đau, đau như dùi đâm, đau phát nóng sốt hoặc đau xuyên trên ngực, sườn, hông, đầu và cơ thể đau, ớn lạnh.
Quế chi (bỏ vỏ) 6 g
Bán hạ 10 g
Hoàng cầm 6 g
Thược dược 6 g
Nhân sâm 6 g
Sài hồ 16 g
Chích thảo 4 g
Đại táo 6 trái
Sinh khương 6 g.
Sắc chung với 750 ml nước còn 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang.

***
26. Phương đơn giản:
+ Ô tặc cốt (mai Mực) 30 g
+ Triết bối mẫu 12 g
Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 4 g.
***

Đương Quy Tửu
Rượu Bổ Khí Huyết

Rễ Đương Quy loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, xắt lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Đương Quy tửu dùng điều trị kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, hay mệt mỏi, hoa mắt, tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té, áp huyết rất thấp (dưới 90/65mmHg), mạch có thể nhanh hay chậm, phong thấp tê đau, giúp lưu thông khí huyết.
Có thể sắc từng thang, mỗi ngày uống theo phân lượng sau:
Đương Quy 12 g
Xuyên Khung 12 g
Thục Địa 12 g
Bạch Thược 8 g
Đàng Sâm 8 g
Hoàng Kỳ 8 g
Phục Linh 8 g
Cam Thảo 8 g
Nước thứ I: đổ 4 chén nước, sắc cạn còn 1 . Nước thứ II: đổ 3 chén sắc cạn còn 1 . Hai chén hòa chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.
*
Ngâm rượu: 5 thang thuốc như trên ngâm với 1 lít rượu, sau 1 tuần dùng được. Sáng và tối mỗi lần uống một muỗng ăn canh.
Đương Quy
Xuyên Khung
Thục Địa
Bạch Thược
Đàng Sâm
Hoàng Kỳ
Phục Linh
Cam Thảo
Mật Ong
Rượu đế 40°
Phụ nữ không uống rượu được thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 1 lít thì đổ thêm 200cc rượu và thêm mật ong vừa đủ ngọt, nấu lại tất cả cho sôi 5 phút rồi lọc lấy nước thuốc cất vào chai, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần một muổng canh.
***
Kim Quy Thận Khí Hoàn
Tác dụng: ôn thận, bổ dương. Dùng để bồi bổ cho người thận dương hư, bụng - phía nửa người dưới đau lạnh, tiểu tiện ít nhưng nhiều lần. Người mắc chứng tiểu đường, thiểu năng tuyến giáp, viêm thận, hen phế quản cũng có thể dùng bài thuốc này để bồi bổ.
Can địa hoàng 16 - 32 g
Sơn thù 8 - 16 g
Bạch linh 8 - 12 g
Sơn dược 8 - 16 g
Trạch tả 8 - 12 g
Đơn bì 8 - 12 g
Phụ tử (Aconitum fortunei) là rễ, củ con của cây Ô đầu 4 g
Quế chi 2 - 4 g
Tất cả các vị tán bột mịn, trộn đều luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12 g. Ngày 1 - 2 lần với nước nóng. Có thể làm thuốc thang sắc uống. Chủ dược là Phụ tử, Quế chi có tác dụng ôn bổ thận dương. Thêm lục vị, tư bổ thận âm để điều hòa âm dương làm cho thận khí được cân bằng, thì các triệu chứng do thận dương hư gây nên sẽ tự khỏi.
Không dùng với người thận âm bất túc (âm hư sinh nhiệt ở bên trong): âm đạo khô, giao hợp đau rát, tâm trạng buồn phiền, dễ cáu giận, mắt loa, lưng gối đau mỏi, nóng ở lòng bàn tay, bàn chưn, miệng khô, lưỡi đỏ.

***
Trị Sỏi Thận bằng Thơm (Khóm, Dứa Tây)

1 trái thơm, gọt vỏ, cắt lát nhỏ cho vào máy say sinh tố xay chung mới 1 tách nước lọc. Vắt lấy nước, lượt qua vợt bỏ xác. Uống mỗi ngày nước của 1 trái thơm, liên tiếp trong 7 ngày đối với Nam và 9 ngày đối với Nữ sẽ có hiệu nghiệm. Trước và sau khi uống nên kiểm tra bằng siêu âm, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
***
Đại Bổ Âm Hoàn
Dưỡng âm, dùng các loại thuốc vị ngọt, tính mát.
Hoàng bá 16 g
Quy bản 24 g
Thục địa 24 g
Tri mẫu 18 g
Trư tích tủy
Chữa huyết nhiệt, mát can thận, hư hỏa bốc lên gân sốt từng cơn, ra mồ hôi, đau lưng, ù tai, hoa mắt, ngủ ít, hay mơ, mộng tinh. Bài thuốc chủ trị tư thận âm giáng hư hỏa, chữa chứng âm hư nội nhiệt.
Tất cả các vị tán bột mịn, hòa nước tủy xương sống heo, nấu chín luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12 g ngày 2 lần: sáng, tối. Có thể làm thang sắc uống.

Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn
Chủ trị âm hư hỏa thượng, hồi hộp không yên, bứt rứt khó ngủ, người nóng, da khô, hoa mắt, ù tai, lưng đau, gối mỏi, lưỡi đỏ ít rêu.
Đan bì (Paeonia suffruticosa) 12 g
Mạch môn 12 g
Ngũ vị tử 12 g
Phục linh (Poria cocos) 12 g
Sơn dược 16 g
Sơn thù (Cornus officinalis) 16 g
Thục địa (Rehmannia glutinosa) 32 g
Trạch tả (Alisma oriantalis) 12 g
Tán tất cả thành bột, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 10 g. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 1-2 hoàn
Bỏ 2 vị Mạch môn và Ngũ vị tử ra thì thang thuốc còn được gọi là "Lục Vị Địa Hoàng Hoàn"

***
Bổ Can. Trị chứng tròng đen mắt có màng mỏng hình tròn hoặc lõm, sắc trắng hơi vàng xám hoặc hơi đỏ, mắt đau, chảy nước mắt, có ghèn, sợ ánh sáng.
Bổ Can Hoàn
Bạch thược 20 g
Đương quy 20 g
Khương hoạt 20 g
Phòng phong 20 g
Sinh Địa 20 g
Xuyên khung 20 g
Tán bột, trộn mật làm thành viên 6 g. Mỗi lần uống 2 hoàn. Ngày 2 lần.

Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn
Bổ Can thận, sinh tinh huyết, cường thịnh âm đạo, minh mục an thần, nhuận phế. Chủ trị các chứng can thận âm hư, thận suy, cao huyết áp, giảm thị lực.
Câu kỷ tử 120 g
Cúc hoa 120 g
Đan bì 120 g
Phục linh 120 g
Sơn dược 160 g
Sơn thù 160 g
Thục địa 320 g
Trạch tả 120 g
Các dược liệu sấy khô, tán bột luyện mật thành viên. Ngày uống 8 - 16 g. Nếu muốn sắc uống thì giảm mỗi vị xuống 10 lần.
***
Tứ Thần Hoàn
Ôn thận bổ tỳ, rửa ruột, cầm tiêu chảy. Thích hợp bồi bổ cho người viêm ruột già, tiêu chảy lâu ngày, lưng đau, chưn lạnh, mệt mỏi, không thèm ăn.
Bổ cốt chi 160 g
Nhục đậu khấu (sao) 80 g
Ngũ vị tử 80 g
Ngô thù du 40 g
---
Sinh khương 320 g
Đại táo 240 g
4 vị đầu tán bột mịn, dùng nước sắc Khương, Táo làm thang trộn với bột thuốc, thêm một ít bột mì vừa đủ luyện thành hoàn. Mỗi lần uống 12 - 16 g với nước muối lạt hoặc nước nấu chín nguội, uống trước khi đi ngủ. Có thể sắc uống. Liều lượng gia giãm tùy theo bịnh trạng.
Không dùng bài này trong trường hợp rối loạn tiêu hóa dài do thực tích.

***
Độc Hoạt Ký Sinh Thang
Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết. Trị viêm khớp mãn tính, đau lưng lâu ngày, đau thần kinh tọa thuộc chứng thận hư, khí huyết bất túc.
Độc hoạt 1.5 lượng
Đỗ trọng 2 lượng
Xuyên khung 2 lượng
Đương quy 3 lượng
Khương hoạt 2 lượng
Phục linh 4 lượng
Ngưu tất 2 lượng
Địa hoàng 1 lượng
Phòng phong 1.5 lượng
Tang ký sinh 1 lượng
Cam thảo 1.5 lượng
Bạch thược 3 lượng
Tế tân 1 lượng
Tần giao 2 lượng
Quế nhục 1 lượng
Sa sâm 3 lượng
Sinh địa 5 lượng
Mộc dược 1 lượng
Can khương 1 lượng
Phụ tử chế 5 chỉ
Nhũ hương 1 lượng
Say ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 muỗng café hòa với nước sôi.
Trong bài thuốc, các vị Độc hoạt, Tang ký sinh là chủ dược trừ phong thấp, dưỡng huyết. Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa bổ ích can thận, cường gân tráng cốt. Xuyên khung, Đương quy bổ huyết, hoạt huyết. Sa sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí kiện tỳ, có tác dụng trợ lực trừ phong thấp. Quế nhục ôn can kinh. Tần giao, Phòng phong, tán phong hàn. Các vị thuốc hợp lại để trị chứng phong hàn, đau nhức nhứt là khi trời lạnh. Trường hợp bịnh lâu ngày, cần gia thêm Xuyên ô, Thiên niên kiện, Bạch hoa xà để thông kinh trừ hàn. Uống chừng 300 g sẽ thấy bớt, nếu không thấy bớt thì đừng uống nữa.
***
Rượu Thuốc
Trị tê bại toàn thân, bán thân, đau nhức cột xương sống, thấp khớp, nhức mỏi

Trạch Lan 4 chỉ
Cam Kỷ Tử 3 chỉ
Xuyên Khung 2 chỉ
Độc Hoạt 2 chỉ
Cẩu Tích 4 chỉ
Sinh Địa 4 chỉ
Ngưu Tất 3 chỉ
Nhãn Nhục 5 chỉ
Quế 2 chỉ
Đương Quy 3 chỉ
Thục Địa 2 chỉ
Cam Thảo 2 chỉ
Đỗ Trọng 4 chỉ

Ngâm với 1 lít rượu trắng 37°, 1 lít nước suối không có gas (hoặc 2 lít rượu vang nếu không muốn trộn rượu cao độ với nước suối), 200g đường phèn. Ngâm khoảng 2 tuần hay lâu hơn càng tốt. Khi uống nhớ quậy lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một chun nhỏ. Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bịnh hãy ngưng, hay uống tiếp càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén.
***
Rượu thuốc
Trị Đau Nhức Khớp Xương, Đau Lưng, Đau Dây Thần Kinh
Người Âm hư, hỏa vượng không nên dùng.

Độc hoạt
Phòng phong
Kê huyết đằng
Đan sâm
Xuyên khung
Bạch linh
mỗi thứ 30g

Tần Giao
Bạch thược
Đỗ trọng
Tục đoạn
Ba kích
mỗi thứ 40g

Sa nhân
Nhục quế
Cam thảo
Tế tân
mỗi thứ 20g

Ngũ gia bì
Ngưu tất
mỗi thứ 50g

Đương quy
Đàng sâm
mỗi thứ 60g

Thục địa 100g
Các vị thuốc rửa qua nước ấm, cho vào bình. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc, ngâm vài ngày cho ngấn, sau đó đổ thêm 2 lít rượu nữa vào. Ngâm 7-10 ngày thì dùng được. Mỗi ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 30ml.

***
Di Tinh

Di tinh chia ra mộng di và hoạt di. Có mộng mà di tinh hoặc không mộng mà di tinh, thậm chí khi tỉnh ngủ đã thấy tinh dịch chảy ra. Nam giới đến tuổi trưởng thành mà chưa lấy vợ, hoặc sau khi lấy vợ rồi mà vợ chồng ở riêng, khoảng vài tuần lại di tinh một lần, đó là hiện tượng sinh lý, nói chung không xuất hiện trạng chứng rõ ràng. Nhưng có người do thiếu hiểu biết về sinh lý, nảy sinh tâm lý lo sợ, từ đó xuất hiện chứng trạng choáng váng đầu, mỏi mệt, tim đập nhanh v.v. Di tinh 2 lần trong tuần trở lên, hoặc khi tỉnh dậy thấy tinh dịch chảy ra, đó mới là bịnh. Di tinh có thể gặp ở loại Viêm tiền liệt tuyến, bịnh về cơ năng thần kinh và ở một số bịnh mạn tính khác.
Nguyên nhân: đa số do âm hư hỏa vượng và thận hư, cũng có thể do thấp nhiệt hạ chú gây nên.
- Âm hư hỏa vượng, âm dịch bất túc thì sinh nội nhiệt, nhiệt quấy rối tinh thất, do đó phát sinh di tinh. Nguyên nhân phát sinh âm hư nội nhiệt do phiền muộn, lao lực quá mức, âm huyết hao tổn ngấm ngầm, hoặc do vọng tưởng nghĩ ngợi nhiều, buông thả tình dục làm tổn thương Thận âm. Có thuyết cho rằng: ngủ mà mơ rồi xuất tinh là bịnh ở Tâm, không mơ mà vẫn xuất tinh là bịnh ở Thận, tuy không thể phân loại một cách máy móc, nhưng đa số cho rằng mơ rồi xuất tinh thường gặp ở loại âm hư hỏa vượng, không mơ mà xuất tinh thường gặp ở loại Thận hư không bền.
- Thận hư không bền: thủ dâm, hoặc do phòng sự quá mức làm tổn hại Thận tinh, thận đã không chứa tinh, cửa tinh không bền gây nên di tinh.
- Thấp nhiệt, nung nấu bên trong: ăn uống không điều độ làm tổn hại Tỳ Vị, thấp nhiệt từ trong sinh ra, thấp nhiệt dồn xuống quấy rối tinh thất gây nên di tinh.
Cần chú ý hai phương diện: Nhiệt và Hư
Bình thường là Hư không thấy nhiệt, đa số do Thận hư không bền, điều trị chủ yếu phải bổ Thận cố tinh. Nếu vừa có hư lại có nhiệt, đa số do âm hư hỏa vượng, điều trị phải tư âm thanh hỏa. Nếu là thấp nhiệt bên dưới thì phải thanh nhiệt hóa thấp.
Điều trị di tinh, ngoài việc uống thuốc, nên loại trừ tâm lý sợ sệt, nên rèn luyện thể lực, ngoài ra khi ngủ nên nằm ngửa, hai chân nên giữ cho ấm áp.
Điều trị:
- Bổ thận cố tinh: Thấp nhiệt nung nấu bên trong: di tinh không cầm, miệng đắng hoặc khát, nước tiểu nóng đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác. Dùng bài Đại Bổ Âm Tiễn hợp Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn. Nếu Thận âm thiên suy, có thề thêm Sinh địa, Mạch đông. Nếu Thận dương thiên suy có thể thêm Ba kích, Tỏa dương.
- Trị Thanh nhiệt hóa thấp: dùng bài Nhị Diệu Tán thêm Trạch tả, Tỳ giải, Tri mẫu, Khổ sâm.

Đại Bổ Âm TiễnChích thảo 4g
Đỗ trọng 8g
Đương quy 8g
Hoài sơn 8g
Kỷ tử 8g
Nhân sâm 12g
Sơn thù 8g
Thục địa 20g

Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn

Khiếm thực 80g
Liên tu 80g
Long cốt 40g
Mẫu lệ 40g
Sa uyển tật lê 80g

Sa uyển tật lê họ Zygophyllaceae 沙 苑 Tên Việt: Gai ma vương, Gai sầu, Quỷ kiến sầu, Gai trống, Gai yết hầu, cây Gai chống. Tên gọi vì trái có gai giẫm lên thường bị thúi thịt như bị ma quỷ phá.
Cách phân biệt các loại:
- Sa uyển tật lê trái có hình dạng giống như trái thận của con dê, mọc hoang ven biển, ven sông ở các tỉnh miền Trung, miền Nam Việt Nam. Thu hái vào tháng 8-9, khi trái chín đào cả cây hay cắt phần trên của cây để phơi khô, dùng gậy cứng đập lấy trái chín. Sao cho cháy gai, sàng sảy sạch phần cháy, tán nhỏ để dùng. Chọn thứ trắng hoặc vàng nâu, nặng là tốt.
Sa uyển tử Semen astragali complanati 沙 苑 子 là hột chín của Sa uyển. Vị ngọt, tính ấm. Vào kinh Can, Thận. Tác dụng: bổ thận, bổ can, làm sáng mắt. Chủ trị thận yếu dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, khí hư, di tinh, tiểu nhiều, đái dầm, bổ Can Thận. Thu hái vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông, sau đó sao với muối. Kiêng dùng trong trường hợp âm hư, hỏa vượng cũng như nước tiểu ít.
- Thích tật lê Tribulus terrestris có nhánh nhỏ 3 cạnh, 4 đài. Có tác dụng bình Can, tán phong, hành huyết.
- Cây Quỷ kiến sầu, Tribulus cistoides, Tribulus lanuginosus Blanco, (english) Goat's head burr, Caltrop, Bullhead mọc ở vùng duyên hải đất khô, thân có cạnh, có lông. Lá kép dài 3-5cm, lá phụ có lông trắng nằm ở mặt dưới, lá bẹ thon, có lông. Bông cô độc, vàng, to, dài, có lông, cánh bông cao 1-2cm, 10 tiểu nhụy, noãn có lông. Nang có gai chẻ hai.
- Bạch tật lê 白蒺藜 Fructus Tribuli, dùng trái chín làm thuốc, lúc tách ra thành từng hột nhỏ hình tam giác, màu trắng đến vàng ngà, vỏ cứng dầy có gai. Loại khô, to, chắc, không lẫn lộn tạp chất là tốt. Cách bào chế: bỏ hột vào nồi chõ, đồ trong 3 giờ, phơi khô, bỏ vào cối giã cho hết gai, xong tẩm rượu, đồ 3 giờ, phơi khô, cất dùng. Vị cay, đắng, tính ấm. Vào kinh Can và Phế. Tác dụng: giải uất, trừ thấp, sơ Can. Chủ trị: Can dương vượng, nhứt đầu, chóng mặt, Can uất, khí trệ, bụng đầy trướng, ngứa toàn thân, mắt sưng đỏ. Chữa phong thì để luôn gai không sao, dùng để bổ thì bỏ gai, sao với rượu. Người bị huyết hư, khí yếu không được dùng.

Bổ Thận cố tinh do Thận hư cửa tinh không bền
Thục địa 16g
Kim anh tử 12g
Khiếm thực 8g
Tang phiêu tiêu 12g
Sơn thù 12g
Đỗ trọng 12g
Mẫu lệ (nung) 32g
Ích tri nhân 6g
Long cốt (nung) 32g.

Di tinh không mộng, hễ làm việc lao nhọc là phát bịnh, đói mà không ăn được, ăn vô thì trướng bụng, nước tiểu vàng đỏ, đây là chứng thấp nhiệt hạ chú, không nên dùng thuốc bổ, tích nhiệt càng tăng bịnh, có thể sinh ra bịnh khác. Dùng:
Tỳ giải 12g
Sa nhân 3g
Phục linh 12g
Mẫu lệ 20g
Bạch truật 12g
Hoàng bá 12g
Chích thảo 6g
Sơn dược 12g
Sinh địa 12g
Trư linh 12g
Nhận xét: bịnh án di tinh này thuộc loại thấp nhiệt hạ chú, tuy không mộng mà di, nhưng không có chứng Thận suy nào khác, cho nên lấy chứng tiểu tiện vàng đỏ làm căn cứ, dùng thuốc thanh lợi thấp nhiệt, kèm thuốc ích Thận làm phụ.

Các bài thuốc chữa Di Tinh khác:

Ba kích 15 g
Thục địa 15 g
Sơn thù du 12 g
Kim anh tử 12 g
Sắc uống ngày một thang.

***
Chữa chứng Âm Hư, tinh huyết suy kém, mỏi mệt, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh

Thục địa 150 g
Táo nhục 95 g
Hoài sơn 95 g
Trạch tả 70 g
Khiếm thực 70 g
Thạch hộc 60 g
Tỳ giải 50 g
Thục địa chưng, giã nát, cho mật ong vào. Các vị khác tán nhỏ, trộn đều làm thành viên. Mỗi lần uống 16 g. Ngày 2 lần.
***
20 bài thuốc trị đau lưng
Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, xắt lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.

Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hột cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 8: Hột hẹ 12g, vỏ mè 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ trái bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ trái bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13:
Hột bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây đậu phộng 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột mè chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ trái bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải đắp lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.


Rượu Thuốc
Trừ Phong Thấp, Giảm Đau Nhức, Thông Kinh Hoạt Lạc


Ngũ gia bì 20g
Thiên niên kiện (sao) 20g
Ngưu tất 20g
Tế tân 10g
Thổ linh 20g
Xuyên khung 20g
Đương quy 20g
Thục địa 20g
Thủ ô 20g
Huyết đằng 20g
Quế 20g
Cam thảo 20g
Tục đoạn 20g.

Xắc nhỏ các vị rồi cho vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu. Ngâm 20 ngày là dùng được. Liều dùng: Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Bài này phù hợp với những người thường bị đau nhức xương khớp, mỏi gân cốt, tê bì, run tay chân, đau khớp kéo dài, hạn chế vận động.
***
Rượu ThuốcBổ phế trừ ho, tiêu đờm, tuyên thông phế đạo

Cát cánh 20g
Mạch môn 20g
Sâm đại hành 20g
Tang bạch bì 20g
Bối mẫu 20g
Bán hạ 20g
Bạch linh 20g
Xa tiền 20g
Trần bì (sao) 20g
Gừng khô 20g
Chích thảo 20g
Sa sâm 24g.

Xắc nhỏ các vị rồi bỏ vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu trắng. Ngâm 20 ngày và bắt đầu dùng được. Khi dùng trộn thêm vào 400ml mật ong. Bài này phù hợp với những người phế hư, đờm suyễn dâng lên, thường bị ho hen khó thở, người yếu mệt, khả năng làm việc giảm sút. Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
***
Rượu ThuốcBổ tỳ ích vị, trừ đàm thấp

Phòng sâm 20g
Bạch linh 20g
Bạch truật 20g
Cam thảo 20g
Bán hạ 20g
Hậu phác 20g
Trạch tả 20g
Sinh khương 15g
Cao lương khương 20g
Trần bì 20g
Củ Đinh lăng 20g
Hoài sơn 20g
Táo tàu 20g
Hoàng kỳ (sao mật) 20g.

Các vị xắc nhỏ cho vào bình sành, đổ vào 3,5 lít rượu. Ngâm được một tháng rồi chắt hết rượu ra, trộn thêm vào 300ml mật ong. Đóng chai để dùng dần. Ngày uống 50ml, chia 2 lần trước bữa ăn.
Bài này phù hợp cho những người có tỳ vị hư hàn, ăn uống kém, thường bị đau bụng sôi bụng, phân sống, đại tiện nhiều lần, chân tay lạnh.
***
Rượu ThuốcBổ thận sinh tinh, tăng cường sức bền bỉ dẻo dai.
Tỉnh tai, sáng mắt, thúc đẩy và phục hồi khả năng sinh lý

Đỗ trọng (sao muối) 20g
Cẩu tích 20g
Nhục thung dung 15g
Khởi tử 20g
Phá cố chỉ 20g
Thỏ ty tử 20g
Ngũ gia bì 20g
Liên nhục 20g
Ba kích 20g
Phòng sâm 20g
Bạch linh 20g
Bạch truật 20g
Cam thảo 20g
Trần bì 20g
Hắc táo nhân 20g

Các vị xắc nhỏ rồi cho vào bình sành, cộng thêm rượu 4 lít. Ngâm được 20 ngày là bắt đầu dùng được. Ngày uống 50-60ml, chia 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Bài này phù hợp cho những người hay bị đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh khả năng tình dục giảm sút. Rất tốt cho những trường hợp bị liệt dương, xuất tinh sớm...

*****
Nhiều Bài Thuốc Trị Thấp Khớp

Đây là một bịnh thông thường đối với người già, bịnh thường phát ở lứa tuổi 40 trở lên. Bịnh nhân thấy khó chịu vì đây là chứng bịnh hay kéo dài, trở thành mãn tính hoặc đôi khi cấp tính. Sau đây là những bài thuốc đơn giản hiệu nghiệm, mong giúp ích cho mọi người qua cơn bịnh ngặt hoặc giữ đó gặp dịp đem dùng cứu người làm phúc. Hãy chọn phương thức thích hợp rồi kiên nhẫn uống liên tục sẽ thấy hiệu năng của thuốc dân gian hàng ngàn năm qua không phải là vô bổ.

1. Cây Bùm Sụm, chặt gốc rễ, xắc mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nắm khoảng 200 g, sắc 3 chén nước còn 8 phân, uống trong một tuần sẽ hết chứng đau lưng.

2. Rễ cây Mai vàng, rễ cây Nhãn ta, hai thứ bằng nhau, chặt phơi khô. Lấy khoảng 500 g cho vô chai, đổ 1.5 lít rượu ngâm trong vòng một tuần thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 chun rượu sẽ trị được chứng nhức mỏi, đau lưng, khớp xương nay đau chỗ này mai đau chỗ khác. Trong nhà ngâm thường xuyên để dùng trong mỗi bữa ăn, cần thêm chừng 100 g đường phèn hay mật ong càng tốt.
***
Những bài thuốc lưu truyền về vị thuốc Tiên Linh Tỳ

Bài 1:

250 g Tiên Linh Tỳ cắt nhỏ đựng vào túi vải
cho vào bình sành, ngâm với 2 lít rượu tốt, niêm kín.
Sau 7 tới 10 ngày thì dùng được.
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml trước bữa ăn.
Tác dụng: bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, chữa liệt dương, lưng gối mỏi đau.
Chú ý: người có âm hư, hỏa vượng thì không dùng loại bổ này *** xem thêm về dược thảo Tiên Linh Tỳ hay còn gọi là Dâm Dương Hoắc ***

Bài 2: Nhị Tiên Tửu

Tiên Linh Tỳ 120g
Tiên Mao 120g
Ngũ Gia Bì 120g
Rửa sạch Tiên linh tỳ và ngũ gia bì bằng rượu, tẩm tiên mao với nước vo gạo, sau đó đem phơi hoặc sấy khô cả ba vị rồi cho vào bao vải lụa, ngâm với 3 lít rượu tốt. Rượu thuốc này dùng sau khi ngâm 15-20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30-50ml trước bữa ăn. Công dụng: bổ thận khí, tăng tuổi thọ, chữa liệt dương, phong thấp, đau lưng, mỏi gối.
Chú ý: người có âm hư, hỏa vượng thì không dùng loại bổ này *** xem thêm về dược thảo Tiên Linh Tỳ hay còn gọi là Dâm Dương Hoắc ***

Bài 2: Linh Tỳ Nhục Quế Tửu

Tiên Linh Tỳ 100g
Trần Bì 15g
Đậu Xị 30g
Nhục Quế 30g
Sinh Thương 3 lát,
Thông Bạch (hành trắng) 3 cọng.
Tất cả rửa sạch, giã nát, đựng trong túi vải treo lơ lửng trong hủ chứa 2 lít rượu. Đốt than đỏ rồi phủ tro cho dịu lửa, chỉ chừa một lỗ nhỏ. Đặt hũ rượu lên bếp 24 giờ, bắc xuống để nguội. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30-50 ml trước bữa ăn, chưng nóng sẽ tốt hơn. Tác dụng: bổ thận dương, chữa tỳ thận hư yếu, biếng ăn, lưng gối mỏi đau, yếu sức.
Chú ý: người có âm hư, hỏa vượng thì không dùng loại bổ này *** xem thêm về dược thảo Tiên Linh Tỳ hay còn gọi là Dâm Dương Hoắc ***

Trà Dược
dùng trong mùa thu để phòng chống bịnh tật, tăng sức khỏe trong mùa thu.

Bài 1
Nhân sâm 120 g
Thiên môn 240 g
Mạch môn 240 g
Sinh địa 240 g
Thục địa 240 g

Các vị sấy khô, xắt vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí dưỡng âm, phù chính cố bản, dùng rất thích hợp cho những người lớn tuổi, mắc các bịnh đường hô hấp, ho khan, khó thở, môi khô miệng khát, dễ mỏi mệt, đại tiện táo. Dùng khá công hiệu cho người có tuổi bị viêm phế quản mạn tính và hen phế quản.
***
Bài 2:
Nấm linh chi 9 g
Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 12 g
đường phèn vừa đủ.

Hai vị xắt nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa với đường phèn uống thay trà trong ngày. Công dụng: dưỡng âm nhuận phế, giảm ho trừ đờm, an thần ích trí, dùng rất thích hợp cho những người bị ho hen lâu ngày, môi khô miệng khát, mất ngủ, đầu choáng mắt hoa, hay quên, tinh thần mỏi mệt, đại tiện táo kết... Trong bài, nấm linh chi đã được chứng minh là do có tác dụng nâng cao năng lực của hệ thống thần kinh, ức chế phản ứng quá mẫn, thúc đẩy quá trình hồi phục của tế bào niêm mạc phế quản, giảm ho, long đờm. Ngoài ra, loại nấm quý này còn có tác dụng điều hòa huyết áp, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành, tăng cường sức co bóp cơ tim.
***
Bài 3:
Nhân sâm 10 g
Mạch môn, ngũ vị tử 10 g.

Hai vị sấy khô tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: ích khí sinh tân dịch, dưỡng âm cầm mồ hôi, dùng rất thích hợp cho những người suy nhược sau ốm dậy, dễ mỏi mệt, khó thở, miệng khô họng khát, ngủ kém hay mê mộng, hồi hộp, mắc các bệnh lý đường hô hấp lâu ngày gây ho kéo dài, ho khan, khó khạc đờm. Đây chính là công thức của Sinh mạch tán, một bài thuốc cổ nổi tiếng, đã được chế thành các dạng thuốc tiêm, thuốc uống để điều trị các bệnh lý tim mạch như sốc do tim, viêm cơ tim giai đoạn hồi phục, thiểu năng mạch vành, suy tim, hội chứng yếu nút xoang...
***
Bài 4:
Ngọc trúc 12 g
Mạch môn 12 g
Sa sâm 12 g
Sinh địa 12 g.

Các vị sấy khô tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: dưỡng âm, sinh tân dịch, nhuận táo, dùng rất tốt cho những người bị các bịnh có sốt giai đoạn hồi phục như sốt xuất huyết, viêm phế quản, viêm phổi, viêm cơ khớp... có các triệu chứng như mệt nhiều, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ, có thể có ho khan, đổ mồ hôi, đại tiện táo, tiểu tiện vàng... Khi dùng, nếu có hiện tượng đầy bụng, chậm tiêu và đi lỏng thì cho thêm Bạch biển đậu sao vàng 10 g, Mạch nha 15g, Gừng tươi một lát.
***
Bài 5:
Đông trùng hạ thảo 5 g
Sa sâm 10 g

Hai vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ phế ích thận, nhuận táo dưỡng âm và giảm ho, dùng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, hay có cảm giác nóng bức về chiều, đổ mồ hôi, miệng khô họng ráo, đại tiện hay táo. Trong bài, Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý có công dụng bồi bổ, ích khí dưỡng tinh, giảm ho, long đờm, bình suyễn; sa sâm có tác dụng dưỡng phế, bồi bổ phần âm. Hai vị phối hợp với nhau thành một công thức trà dược bổ dưỡng rất tốt trong mùa thu.
***

Trị Bại Xuội Phù Thũng

Nấu cơm nếp cho chín, lấy 100 tỏi để vô cơm nếp, trộn đều rồi ăn như cơm thường. Ăn liên tục trong nữa tháng sẽ hết bịnh.

***
Trị Chứng Đau Xương Sống

Câu Kỷ 1 chỉ
Đỗ Trọng 1 chỉ
Ngưu Tất 1 chỉ
Quế Chi 1 chỉ

Bỏ chung các vị vô nấu cho chín, húp nước. Uống chừng 5-7 thang thì ngưng, bịnh sẽ hết.

***
Trị Đau Lưng Nhức Mỏi
Vỏ Bưởi, Thuốc Cứu hai thứ bằng nhau, phơi khô, sắc 3 chén còn 1, uống vài thang sẽ hết

***
Trị Nhức Đầu Kinh Niên, Mất Ngủ vì Nhức Đầu

Bạch Chỉ 3 chỉ
Thương Truật 3 chỉ
Trần Bì 3 chỉ
Tán uống.

***
Thuốc Ngâm Rượu
Nâng cao thể trạng, Giúp ăn ngon, Chữa mất ngủ, thân thể mệt mỏi
Người âm hư, hỏa vượng không nên dùng.

Đàng sâm
Hoàng kỳ
Bạch truật
Đương Quy
mỗi thứ 60g

Cam thảo
Xuyên khung
Ích trí nhân
Sa nhân
Trần bì
Chỉ xác
mỗi thứ 20g

Mạch môn
Sa sâm
Kỷ tử
Đỗ trọng
Tục đoạn
Ba kích
Táo nhân
mỗi thứ 30g

Thục địa 120g
Bạch thược 40g
Long nhãn 50g
Đại táo 100g
Các vị thuốc rửa qua bằng nước ấm, cho vào bình. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc, sau vài ngày rượu ngấm thì đổ thêm 2 lít nữa, khoảng 7-10 ngày thì dùng được. Liều dùng: ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30ml, uống trước bữa ăn.
***

Trị Nhức Đầu, Thần Kinh Yếu hay Quên
Áp dụng phương thuốc này từ 1 tuần đến 10 ngày liên tục.

Bí Rợ 300 g
Đậu Xanh hột 150 g
Đem ngâm cho mềm, nấu chung cho thật chín, múc ra ăn, đừng nêm nếm gì cả. Ăn như vậy sẽ tăng thêm trí nhớ và lành bịnh. Bài này đã trị cho nhiều người hết bịnh.

***
Trị đau lưng, Đau dây thần kinh hông, Nhức mỏi, Thấp khớp, Gân cốt đau, Sưng trặc, Đi đứng không được, Đau dạ dày, Cảm mạo, Sốt rét, Viêm gan, Sưng to gan lách
Dây Chùm Gọng (mọc theo mé sông), chặt cho nhiều, xắc mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 7 phân, uống 3-5 thang. Bài này trị hết sưng nhức, giúp gân cốt cứng, đi đứng lại bình thường. Kết quả 100%.
Chùm Gọng tên khoa học Clerodendrum inerme, họ cỏ roi ngựa Verbenaceae. Tên khác: Vạng Hôi, Ngọc Nữ Biển. Bộ phận dùng: rễ và lá Radix, Folium Clerodendri inermis. Vị đắng, tính hàn, mùi thơm, ít độc. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tán ứ trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Dịch lá giải nhiệt, hạ sốt. Liều dùng 10-15g rễ, sắc uống.
- Lá dùng bên ngoài trị eczema, ghẻ ngứa, nấm tóc, đòn ngã và vết thương chảy máu. Lấy lá tươi và cành giã đắp hoặc nấu nước để rửa. Lá và cành có độc, không được dùng để uống.
- Trái và thân cây vạc mỏng, ngâm rượu cùng với mật ong, trứng gà làm thuốc bổ trị đau lưng.
- Rễ nấu với dầu làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp.
- Trị phong thấp, đau gân cốt, đau dây thần kinh hông, cảm lạnh: 30g rễ Chùm gọng, sắc uống.
- Đòn ngã tổn thương, đau sau lưng: giã nát lá tươi và thêm ít rượu, hơ nóng đắp ngoài.
- Toa thuốc trị đau lưng ở Cà Mau: 1kg thân Chùm gọng, 10 trứng gà, 2 lít rượu, 1 xị mật ong. Trước tiên lấy thân dây Chùm gọng xắt mỏng, sao vàng khử thổ, xong ngâm với 2 lít rượu cho ra hết chất thuốc màu đỏ rồi lượt bỏ xác, đập 10 trứng gà lấy tròng đỏ quậy tan cho nổi bọt và lấy mật ong 1 xị cho vào rượu thuốc. Ngày uống 1 ly nhỏ 10-20ml lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Bài thuốc này có tác dụng bổ, trị suy thận, đau khớp ngang hông.

***
Trị Nhức Lưng, Nhức Xương Sống, Khum xuống không được
Rễ cây Bàng, chặt, xắt lát, phơi khô, sao tồn tính, ngâm rượu, uống thường xuyên.

***
Trị Tê Liệt nửa người do té ngã hoặc Cảm Sốt sinh ra

Cây Ngà Voi 250 g để tươi
Dây Cứt Quạ 100 g để tươi
Ngải Cứu 100 g để tươi.
Ba vị này sắc 4 chén nước còn 1 uống, sau đó nấu 3 chén còn 8 phân, uống lần 2, lần 3 đổ 3 chén còn 6 phân, ngày uống 3 lần. Uống khoảng 7 thang sẽ đi đứng được. Sau khi uống xong toa này rồi, ngâm các vị thuốc dưới đây với 2 lít rượu trắng:
Củ tỏi sống 500 g đập nhỏ
Da Trâu 700 g nướng vàng, xắt nhỏ
Ngâm rượu khoảng 1 tuần, mỗi khi ăn cơm, thường xuyên uống 1-2 ly nhỏ.

***
Trị Tê Bại Kinh Niên
Dây Cốc Kèn loại lá lớn lâu năm bò theo mé sông, chặt đem về xắc nhỏ phơi khô, sao khử thổ, ngâm rượu. Uống ngày 2-3 lần, mỗi lần một ly nhỏ.

***
Trị Thấp Khớp, Sưng Đầu Gối, Nhức Mõi tay chưn, Đau Xương Sống, nằm ngồi không được
Đậu đen ruột xanh, phơi khô, ủ chút giá chừng một tấc, đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, mỗi ngày uống chừng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng café, uống như vậy trong vòng 1 tuần. Rất có công hiệu.

***
Trị Phong Thấp, Tay Chưn Co Rút, đi đứng không được
Ké Đầu Ngựa, rang cho cháy lông, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8 - 12 g, sắc uống lúc đói, kiêng cử ăn thịt heo trong thời gian uống thuốc.

***
Thuốc Xoa Trị Thấp Khớp
Đậu đen rang, trút vô khăn túm lại, đem xoa chỗ đau nhức nhiều lần. Nếu nguội, rang nóng làm lại, ngày đêm làm liên tục đôi ba lần và uống thuốc bột đậu đen trong công thức trên.

***
Thuốc Ngâm Rượu Trị Nhức Lưng, Nhức Xương Sống
Rễ cây Lựu Mọi, rễ cây Nhỏ Gừa, rễ cây Nhàu ba thứ bằng nhau, chặt phơi khô, sao tồn tính, ngâm chừng 1 lít rượu trắng, đúng 1 tuần, lắc cho đều, uống 1-2 ly mỗi bữa ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ, uống trong 1 tuần.

***
Thuốc Ngâm Rượu Trị Bại Xuội đi đứng không được
Cây Xương Rồng có gai, gọt bỏ 4 cạnh 4 phía cho hết gai, xắt mỏng, phơi khô khoảng chừng 1 chén, sao khử thổ, ngâm 1 lít rượu, uống mỗi ngày 2-3 lần, trì chí uống từ 1 tháng đến 3 tháng sẽ đi đứng được. Chú ý: Xương rồng có chất độc, do đó nên cẩn thận uống đúng liều lượng.

***
Bị Cảm rồi Nhức Tay, Bại Nhức
Uống từ 2-3 thang sẽ khỏi

Độc Hượt hay Độc Hoạt 5 chỉ
Khương Hoạt 5 chỉ
Tùng Tiết 5 chỉ
Xuyên Sơn Giáp (chế sẳn) 1 lượng
Sắc 3 chén còn 1, uống 2 lần.

***
Thuốc Tán Trị Thấp Khớp
Đại Hồi
Thiên Liên Kiện
Rễ Cỏ Xước
Ngưu Tất
Rễ Ô Môi
Rễ Nhài
Lượng bằng nhau

***
Thuốc Trị Nhức Mỏi, Thấp Khớp
Ké Đầu Ngựy sao vàng
Quế Chi
Hai loại ngày bằng nhau, ngâm trong 1 lít rượu, thoa bóp rất công hiệu.

***
Thuốc Trị Thấp Khớp Sưng
Trứng gà so mới đẻ, nặng chanh ngập trứng, ngâm trong 1-2 ngày rồi khuấy lên uống, uống liên tục 7 lần sẽ hết và trị được chứng đau bao tử.
***
Thuốc Trị Thấp Khớp (Bó)Cỏ Hôi
Rau Muôi
Cải Trời
Cây Chó Đẻ Răng Cưa
(Phyllanthus urinaria, họ Thầu dầu Euphorbiaceae)
Lá Nhàu
đâm nhuyễn, để chút muối, bó vào khớp.

***
Thuốc Ngâm Rượu Trị Bại Xuội
Nhũ Hương 2 chỉ
Khổ Sâm Canh 3 chỉ
Khổ Qua 2 chỉ
Uất Kim 2 chỉ
An Tức Hương 2 chỉ
Khổ Sâm Tử 5 phân
Một Dược (Mộc Dược) 2 chỉ

***
Thuốc Trị Sưng Khớp, Nhức Bả Vai
Rễ cây Điệp ta (có bông đỏ, còn gọi là cây Phượng Vỹ) đào rễ, chặt phơi khô, ngâm rượu uống thường xuyên, hoặc xắn ra, sao khử thổ, sắc uống nhiều lần cũng hiệu nghiệm.

***
Thuốc Trị Đau Khớp Đầu Gối
Cỏ Xước
Lá Lốt
Cây Vòi Voi
Lá Bưởi
Sao khử thổ, mỗi thứ bằng nhau, sắc uống.

***
Thuốc Trị Sưng Nhức Đầu Gối, Tay Chưn
Sắc uống hoặc ngâm rượu
Cỏ Xước
Câu Tích
Hai thứ bằng nhau.
Bông Ngà Voi liều lượng bằng phân nữa liều Cỏ Xước.
Để 3 vị vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống nhiều lần.

***
ThuốC Bó Trị Đau Đầu Gối, Sưng Gân, đi đứng đau
Muối hột rang cho nóng, túm vô vải, lót lá đu đủ trên đầu gối rồi túm muối lúc muối còn nóng (đừng nóng quá sẽ bị phỏng), ấp lên chỗ đau, ngày làm vài lần.
***
Thuốc Thoa Trị Đau Đầu Gối, Sưng Nhức
Hột Cải Bẹ Trắng, đâm nhỏ hòa với giấm, đem bóp vào chổ đau, ngày vài ba lần.
***
Thuốc Bó Trị đau Đầu Gối
Củ Nghệ đâm với Phèn chua, đem bóp vô chỗ đau sưng, nó sẽ giúp hết sưng.
***
Thuốc Trị Phù Thũng, Chưn và Đầu Gối Sưng có nước
Địa Cốt Bì 2 chỉ
Trần Bì 2 chỉ
Đại Phục Bì 2 chỉ
Sinh Cương Bì 2 chỉ
Bạch Bì 2 chỉ
Phục Linh Bì 2 chỉ
Sắc uống. Nếu Thận nóng, uống nước nhứt, nước nhì, uống vài lần sẽ xẹp hết.

***
Thuốc Bó đau Đầu Gối
Lá Cỏ Hôi
Cỏ Lông bông trắng
đâm với muối, bó 3 đêm sẽ xẹp hết.

***
Trị Tê Liệt, Cử động khó khăn, làm gân cốt cứng trở lại
Chuối Hột chín, xắt mỏng, phơi khô, sao vàng, ngâm rượu. Uống thường xuyên.

***
Thuốc Trị Thấp Khớp
Sanh Địa 3 chỉ
Đỗ Trọng 4 chỉ
Hà Thủ Ô 4 chỉ
Đầu củ qui 2 chỉ
Cẩu Tích 3 chỉ
Xuyên Khung 2 chỉ
Cốt Toái Bổ 3 chỉ
Ký Sanh 4 chỉ
Tục Đoạn 3 chỉ
Đàng Sâm 3 chỉ
Bạch Chỉ 3 chỉ
Huyết đằng 4 chỉ
Độc Hoạt 3 chỉ
2 hột Mã Tiền

***
Rượu Thuốc Trị Bại Xuội đi đứng không được
Cây lá Ngũ Trảo
Dây Vòi Voi
Củ Xả
Dây Cứt Quạ lá nhỏ
Kinh Giới
Các vị này lượng bằng nhau, ngâm chừng 2 lít rượu để 1 tuần thì dùng được.

***
Trị Nhức Đầu, Đau Thần Kinh
thuốc xông

Cây lá Môn ngứa
Muối hột 1 nắm
Gạo Lức 1 nắm
Ba vị này để vô nồi nấu, bịt miệng nồi lại, nhắc xuống, trùm mền, xông ngày 1-2 lần. Trong 1 tuần
sẽ hết bịnh. Xông rồi, chặt cây chuối tiêu, chẻ làm hai, để Long Não vô hai bên hông chuối, bắc lên bếp hơ cho nóng ấm ấm, rút hơi long não vô chuối, băng 2 bên đầu, chừng 5-7 lần sẽ hết bịnh luôn.

***
Toa Thuốc Ngâm Rượu, Xoa bóp Trị Chứng Nhức Gân, Nhức Xương, Phong Tê Bại Xuội
Lưu Hội 5 chỉ
Băng Phiến 3 chỉ
Nhũ Hương 5 chỉ
Long Não 3 chỉ
Mộc Dược 5 chỉ
Xa-ly-Xi-lát (Salicylic acid - C7H6O3) 20 g loại nước này pha vô sau.
Cách Ngâm: 1 lít Alcol ngâm chung 5 ngày, đổ ra, lấy thuốc này xoa bóp, thuốc rút, công hiệu tốt.

***
Trị Thấp Khớp đi đứng khó khăn
Gạo Lức 1 chén
Tỏi sống 200 g
Đậu xanh bỏ vỏ 300 g
Ba thứ trộn chung, nấu chín cho thật mềm, người bịnh ăn mỗi ngày, gân cốt sẽ cứng, trị được phù thũng, ăn như vậy trong 1 tháng sẽ thấy kết quả.

***
Trị Chứng Phong Xù
Dùng Cái Nhau tốt, rửa rượu trắng, bỏ vô nồi đất đậy nắp lại, nấu cho chín, tán thành bột, hòa nữa muỗng café Châu Thần, ngày uống 3 lần mỗi lần một muỗng cafe. Uống 2 cái như vậy sẽ hết.

***
Trị Nổi Phong Đơn cùng mình
Vỏ cây vú sữa, lột ra cạo vỏ sần sùi, xắc mỏng, phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần hốt một nhúm bỏ vô siêu, sắc 3 chén còn 1, còn xác thì nấu như nước trà, uống thường xuyên.

***
Trị Phong Thấp, Đổ mồ hôi, Tay chưn đầu mình ra mồ hôi khó chịu
Kiếm chỗ nào nuôi trâu màu trắng, xin cứt mới ỉa, bôi vài ba lần sẽ hết tiệt
(*** cái này cần sự can đảm, Kim chắc hong làm được ***)

***
Trị Thấp Khớp
Cây lá Nhãn Chài (mọc theo gò cao mé rừng Củ Chi, Tây Ninh) bứt cây lá bỏ vô nồi nấu uống hàng ngày, trị được chứng nhức tay chưn. Uống thường thay trà sẽ hết bịnh thấp khớp.
Còn rễ của nó, đào đem về sao vàng hay để sống, ngâm với rượu trắng khoảng một tuần, uống mỗi lần 1 ly nhỏ.

***
Máu Bầm Bị Ứ trong Cơ Thể
200 g Kim Châm về ngâm 1 lít rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, mỗi lần đi cầụ máu bầm theo phân ra. Uống 5-10 lần máu bầm ra hết.

***
Trị Thấp Khớp, Đầu Gối Sưng
Lá Mướp Hương quết nhuyễn, để vô chút muối, đem bó chỗ sưng, ngày 2 lần, sẽ rút độc xẹp hết.

***
Thuốc Trị Phong Tê Thấp, Khai Thông 12 Kinh Lạc
(tán bột hay vò viên)
Phòng Phong 2 chỉ
Đương Qui 2 chỉ
Kinh Giới 3 chỉ
Bắc Cam Thảo 1.5 chỉ
Thiên Ma 1 chỉ
Xuyên Ô 3 chỉ
Bạch Ma 2 chỉ
Thảo Ô 3 chỉ
Chế ngâm nước cơm 1 ngày đêm, lấy ra phơi khô, chế chút muối rang.

Xuyên Khung 1.5 chỉ
Thương Truật 2 chỉ
Ma Hoàng 2 chỉ
Hà Thủ Ô đỏ 3 chỉ
Thạch Nộc 3 chỉ
Hột sen rang muối

Có thể thêm:
Khương Hoạt 2 chỉ
Độc Hoạt 2 chỉ
Đỗ Trọng 3 chỉ

Tán bột, cho uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng café đầy. Nếu nhức nhiều, cho thêm 1 chút Nhũ Hương. Nấu lạnh cho thêm một lát Gừng. Bài này rất công hiệu, uống qua đêm sẽ thấy kết quả.

***
Nhiều Bài Thuốc Trị Sạn Thận

1. Lá Ngò Gai chừng một nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 3 chén nước sắc còn 8 phân. Ngày uống 3 lần: sáng, tối trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Uống như vậy liên tục, Nam 7 ngày, Nữ 9 ngày thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu sạn còn nhỏ thì sẽ tiêu mất.

2. Trái chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng một chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo. Uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần một muỗng café, uống từ 10 đến 20 ngày sẽ tiêu hết sạn.

3. Lá Thúi Địt loại lá xanh giống như lá sâm, hái một nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 đến 20 ngày.

4. Lá Bông Bụp, hái một nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ có kết quả.

5. Lá Trầu Bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1, uống chừng 10 ngày sẽ tiêu hết sạn. Còn xác thì nấu uống thay trà, uống thường xuyên cho sạn tiêu, không tái phát.

6. Trái Khớm, khoét lỗ lấy cùi ra, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết.

7. Đọt Tre Mỡ, Rễ Tranh, Râu Bắp, lấy mỗi thứ một nắm, sao khử thổ, sắc 3 chén nước còn 1, uống trong 3 tuần sẽ hết.

8. Trái Chuối Chát, đâm vắt lấy nước chừng một ly, để chút muối, uống liên tục sẽ tiểu ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

9. Vỏ Sầu Riêng xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá Mã Đề nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu sạn ra hết.

10. Dây Hàn The, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu một nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

11. Đọt Gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống một tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm 100%

12. Cây Bông Nở Ngày (bông tròn màu tím) chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu một nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

Trị Sạn Thận, Đau Nhức, Tiểu Khó Khăn
Rau Om khoảng một nắm, đâm nhuyễn, cho nước vào, vắt lấy nước cốt chừng 2 phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại một đêm. Sáng ra lấy nước cho vô chai, ngày uống 3 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây.

Trị Đau Nhức 2 Bên Trái Thận, Đi Đứng Khó
Đập 2 trứng hột vịt, lấy tròng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả 100%
Trị Đau Thận Làm Ngất Xỉu
(chỉ cần uống một lần)
Bột ngọt một muỗng café, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền.
Trị Đau Thận Sưng Cùng Mình
Nhét cục phèn chua vào ruột trái khớm, nướng chín, vắt nước, cho uống vài lần, chổ sưng sẽ xẹp hết.

Trị Thận Nhức, Đau
Một trái khớm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết.

Trị Thận, Tiểu Đêm
Lá Dâu, Tằm ăn; hái lá non, giã nát, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống.

***
Thuốc Bổ Thận
Hột Mận phơi khô chừng 1 kg, bỏ vô chai ngâm với 1 lít rượu trắng khoảng 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

***
Trị Tim Nghẽn, Khó thở, Mệt
Cây rễ lá Chùm Bao (cây Nhãn Lồng) khoảng 200 g phơi khô, sao khử thổ
Lá Vông Nem để sống
Cây Mắc Cá khoảng 200 g
Hột Táo Nhân khoảng 50 g, sao hơi vàng.
Sắc 3 chén còn 1, uống mỗi đêm sẽ ngủ được, trị chứng mệt yếu tim, tim nghẽn.

***
Trị Đau Tim
Cây lá Móng Tay, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên.
***
Trị Đau Tim
Cây lá Bông Mười Giờ, phơi khô, sao khử thổ, nấu uống thường xuyên.
***
Trị Chứng Tim làm mệt, xây xẩm chóng mặt
Rễ cây Đinh Hương (loại lá nhỏ), xắc mỏng, phơi khô, sao khử thổ, sắc uống mỗi ngày, trị được chứng mệt.
***
Trị Tim lớn
Cạo Phấn Tre chừng một nhúm
Chuối Xiêm chín 1-3 trái
Để 2 thứ vô chưng cách thủy, ăn 2-3 ngày 1 lần.
***
Trị Tim mệt, hồi hộp, chóng mặt
Bông Mười Giờ (loại bông đỏ lớn), hái một nắm, chế nước sôi cho ra màu đỏ, uống từ từ sẽ hết mệt. Nếu còn dư nhiều, hái phơi khô, đem chế nước uống thay trà.
***
Trị Tim Lớn, làm mệt khó thở
Mè đen, Nếp lức. Hai thứ bằng nhau, rang vàng, xay thành bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗn café đầy.
***
Trị Các Chứng Huyết Áp Cao
Khi huyết áp cao nên áp dụng ngay cách chữa trị cấp bách sau đây:
Nấu siêu nước sôi, chế vô thao để hơi nguội, thọc 2 chưn vô ngâm, ngâm khoảng 15-20 phút, rồi vắt 4 trái chanh đổ vô ly, chế chút nước và tý muối cho người bịnh uống, sẽ hạ ngay chứng cấp tính này. Chú ý: theo kinh nghiệm, chứng huyết áp lên cao phát sinh do sự ăn uống không kiêng cử, nhứt là ăn mặn, uống rượu, hút thuốc hoặc làm việc quá độ, suy nghĩ nhiều, vui buồn cũng có ảnh hưởng. Trong dân gian có nhiều phương thuốc hay nhưng phải sử dụng cho đúng và biết kiêng cử. Trong người nóng bức thường cũng sinh ra huyết áp cao. Ốm, mập gì cũng bị huyết áp.
- Cây rau Dừa Cạn, loại bông trắng, trị huyết áp rất tốt, không loại nào sánh kịp. Ngoài ra cây rau Dừa Cạn còn trị được các bịnh nan y khác nữa như: Băng huyết, bịnh phụ nữ, ...

***
Trị Chứng Huyết Áp Cao
Chặt 1-2 cây rau Dừa Cạn bông trắng, bỏ vô siêu sắc 3 chén còn 1, uống 1 lần cho hết. Đổ nước vô thêm sắc lần 2, uống cho hết, rồi đo huyết áp lại. Khi huyết áp tối đa giảm còn 140mmHg thì ngưng không uống nữa.
Lưu ý: Người bị huyết áp cao phải cử ăn mặn, ăn mỡ, cử đường, rượu, café, thuốc lá, đừng suy nghĩ nhiều, nên nằm tịnh dưỡng cho tâm yên tịnh.

***
Rau Cần Tàu, khoảng một nắm, vắt lấy nước, pha với xá xị, uống ngày 2 lần cũng hạ được huyết áp.
***
Lá Ô Rô tía, chặt nhỏ, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1, uống ngày 2 lần. Và xác nấu nước uống thay trà thưng xuyên, vài ngày đo lại, nếu huyết áp tối đa hạ xuống còn 130mmHg thì ngưng uống.
***
Lá Cây Gia Tị, chừng 6-7 lá, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thay trà.

***
Lá Vú Sữa, bẻ vài cành lá đem thui cho héo, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1, uống mỗi ngày 2 lần, uống trong đôi ba ngày, đo máu trở lại.

***
Đậu Xanh hột, đem sao hơi vàng, bỏ vô cối xay thành bột, mỗi ngày uống 4-5 muỗng café.

***
Lá Kiến Cò, đâm cho nhuyễn khoảng nữa ly cối nhỏ, bỏ chút muối, uống cũng hạ huyết áp.

***
Trái Đu Đủ chín, cở bằng cờm chưn, vừa cho 1 người ăn, cắt mặt đổ vô chừng 2 chun mật ong, để vô chưng cách thủy, lấy ra ăn luôn hột và vỏ, ăn như vậy chừng 2 lần, huyết áp sẽ hạ.

***
Bông Khế chua, hái một nắm khoảng 100 g, đem sao tồn tính, khử thổ, để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 3 lần.

***
Dây Cám (bò theo lá ở mé sông rạch) bứt dây, chặt phơi khô, sao khử thổ, bỏ vô siêu chừng 1 nắm, sc 3 chén còn 8 phân, uống chừng 5 lần hay ít hơn, đo huyết áp lại, nếu bớt không lên nữa thì ngừng.
***
Cây Paillote (lá giống như lá thuốc vòi) cây cứng, lá hơi nhám dài. Đâm lá, vắt lấy nước uống trong 3 ngày, hạ được huyết áp mau lẹ, nhưng công hiệu của nó không bằng cây rau Dừa Cạn. Cây Paillote lại trị thêm chứng bịnh viêm phế quản rất tốt. Nhiều người bị bịnh này, ho khạc ra chút máu, sáng hái chừng 5 đến 10 lá, nhai nuốt nước liên tục trong vài ngày sẽ cầm máu lại được và phổi hết bị viêm.
***
Một bài thuốc trị huyết áp cao, giản dị và không tốn kém nhiều. Uống thuốc này phải nhẫn nại, uống từ 1 tháng trở đi sẽ hết tuyệt chứng cao huyết áp.
Một trái Dừa Xiêm xanh, chặt ra, đổ vô ly cối lớn, nước một trái chanh (Limette) vắt cho vô quậy chung, uống 1 lần, ngày uống 2 trái dừa xiêm như vậy, 1 tháng trở lên sẽ hết.
Chú ý: người bịnh trước khi uống phải ođ máu lên bao nhiêu, 1 tháng đo 4 lần, khi huyết áp còn 130mmHg thì ngưng luôn, không uống nữa.

***
Trái Bưởi Hà Nàm, bằng cườm tay, gọt vỏ xanh lấy ruột trắng xắt mỏng phơi khô, sao khử thổ, mỗi lần uống hốt 1 nhúm để vô siêu, sắc 3 chén còn 8 phân, uống 6-7 trái bưởi Hà Nàm, chứng lên máu sẽ hạ.
***
Cây Cao non, khoảng 4-5 tấc, chặt chừng 5-7 cây, chặt ngang chừng 1 lóng tay, phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống thường xuyên.

***
Lá Chuối hột, rọc lá, xắn nhỏ bằng ngón tay, phơi khô, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 1, uống 2 lần trong ngày, còn xác nấu uống thay nước trà. Chận được sự lên máu.

***
Rau Dừa Cạn loại bông trắng, nếu đi xa không có cây sống, nên kiếm cho nhiều, phơi khô, tán thành bột, để vô hộp đem theo. Mỗi lần bị áp huyết cao, múc ra uống chừng 2 muỗng café sẽ hạ được ngay.

***
Người bịnh phải nhẫn nại, kiêng cử, đừng ăn nhiều thức ăn mặn, đồ ủ lâu ngày như chao, tương, ớt, gừng, tiêu, tỏi, ...
Lá Mảng Cầu Gai (Mảng Cầu Xiêm) hái một nắm, rửa sạch, đem vắt nước cốt, uống trong 3 lần sẽ hạ huyết áp xuống ngay. Trước khi uống phải đo huyết áp. Khi nào huyết áp lên thì uống chút đỉnh chứ không nên uống thường xuyên.
***
Trị Chứng Huyết Áp Cao
6 trái Cà chua
12 củ Năn
1 lọn Hành hương
1 củ tỏi lớn
100 g thịt bò
6 lọn Cần Tàu
Đổ vô nồi nấu với 2 lít nước lạnh, nấu còn 1 tô lớn, uống nước bỏ xác, chia uống 3 lần, khi huyết áp xuống thì ngưng. Kết quả 100%

***
Cây Cau Hà Nàm, còn nhỏ, nhổ luôn gốc rễ, phơi khô, chặt nhỏ, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân. Ngày uống 3 lần, huyết áp sẽ hạ.

***
Lá rau Giấp Cá, đâm nhuyễn, vắt nước, cho chút muối, uống vài ba lần huyết áp sẽ hạ.

***
Vỏ Sầu Riêng, xắc mỏng phơi khô, sao khử thổ, nấu nước uống, trị huyết áp lên cao và xơ gan cổ trướng.

***
Thân Cây Dương, chặt bỏ vỏ lấy lõi ruột, xắt mỏng, phơi khô, sao khử thổ, hốt một nắm để vô siêu, sắc 3 chén còn 1, uống 3 lần trong ngày.

***
Lá Ngò Gai (Ngò Tây), hái 1 nắm, đâm nhuyễn, vắt lấy nước, hòa vô nước 1 trái Dừa Xiêm để uống 1 lần, đo xem huyết áp hạ mức bình thường chưa, đến 6 tháng sau mới được uống tiếp.

***
Vỏ Cam Sành, chế nước sôi, cho ra nước the, uống khoảng 7 lần.

***
Hái lá Dâu tằm ăn, lá non, đâm nhuyễn, vắt lấy nước uống, lá già phơi khô, sao sắc uống.

***
Lá Sống Đời, đâm vắt nước uống.

***
Để 7-9 hột chanh lên miếng ngói, đốt thành than, tán nhuyễn, pha chút nước vào uống, huyết áp sẽ hạ cấp kỳ.

***
Hột cây Đủng Đỉnh, sắc nước uống.

***
Trị Huyếp Áp cao, Tiểu Đường
Quày Cao non, vừa trổ bông, chặt ra phơi khô, sao khử thổ tồn tính, sắc 3 chén còn 1, uống 3-5 ngày và kiểm tra lại huyết áp.

***
Bài Thuốc Trật Đã Dược Phương của môn phái VoViNam
Dùng để xoa bóp giúp tay chưn rắn chắc

1. Huyết giác 8 chỉ
Dracaena marginata 32 g
2. Thiên niên kiện 8 chỉ
Homalomena aff Sagittaefolia 32 g
3. Địa tiền 5 chỉ
Kaemp Feriac Galanga L 20 g
(Kaempferia galanga L., họ Zingiberaceae Củ Riềng - Chữa viêm đường khí quản, nhức đầu, ăn không tiêu, phong thấp, lở loét)
4. Nhục quế (vỏ quế) 3 chỉ
Cinnamonum cassia 12 g
5. Ô đầu 2 chỉ
Aconitum Camichaeli 8 g

Ngâm với 1 lít rượu đế, hoặc cồn 70°. Ngâm 1 tuần lễ là dùng được xoa bóp trên da lúc tập luyện xong, hoặc khi bị chấn thương, bị trúng đòn, đá đấm, ngả té.
Bài trên khi sử dụng phải ngâm đủ thời gian mới dung được. Không được uống vì có vị Ô Đầu là vị độc nên chỉ áp dụng xoa bóp. Tuy chỉ có 5 vị nhưng môn phái đã sử dụng các vị hay như huyết giác, địa tiền, tan máu bầm, ô đầu, nhục quế giúp giảm nhức rất mau bên cạnh còn có thiên niên kiện giúp mạnh gân cốt (1 vị thuốc tráng kiện ngàn năm).
***
Rượu Thuốc của môn phái VoViNam
Trị sưng trặt, nội thương
Chú ý: toa này không được uống, chỉ sử dụng ngoài da.

Đại Hoàng 1,5 lượng
Đại Quy 1 lượng
Đại Táo 1 lượng
Hải Kim Sa 1 lượng
Tục Khương hoặc Như Hương 1 lượng
Lư Hối 1 lượng
Xuyên Điền Thất 1 lượng (tán nhuyển)
Đỗ Trọng 1 lượng

Ngâm với 2 lít rượu đế, để khoảng 1 tháng là xài được. Nếu muốn có kết quả nhanh, mua thêm chai dầu nóng trị sưng trặt. Xức dầu trước cho thấm, nở chân lông ra rồi mới thoa thuốc rượu này vào sẽ mau hết đau hơn.
***
Rượu Thuốc của môn phái VoViNam
dùng để thoa khi trật, bầm, sưng do bị chấn thương


Sa Sâm 2 chỉ
Thương Trật 2 chỉ
Quế Chi 2 chỉ
Xuyên Bá Chi 1 chỉ
Đại Táo 1 chỉ
Xuyên Khung 2 chỉ
Tiểu Hồi 2 chỉ
Bạch Linh 1 chỉ
Long Cốt 2 chỉ
Cam Thảo 2 chỉ

Ngâm với 2 lít rượu dùng thoa bên ngoài da.
Nếu bị đánh, bên trong lói, tức thì hốt thang thuốc này đổ vào 4 chén nước, sắc còn 1 chén uống, đó là nước nhất. Nước nhì, đổ vào 3 chén nước sắc còn 1 chén uống. Nước ba, đổ vào 2 chén nước sắc còn 1 chén uống. Uống 3 lần trong 1 ngày là khỏi, không sợ bị hậu hoạn.
***
Rượu Thuốc của môn phái VoViNam
dùng để tẩm, ngâm tay, chưn
Nếu bạn luyện tập công phá, có thể sử dụng bài thuốc này:
Chú ý: bài này không được uống, chỉ sử dụng ngoài da.


Mã Tiền 1 lượng
Mộc Dược 1 lượng
Lư Hội 1 lượng
Ngại Diệp 1 lượng
Thạch Tín 1 ít
Cứt Sắt 1 ít

Ngâm với 1 lít rượu tốt, dùng để tẩm tay, chưn.
***

Rượu Thuốc của môn phái VoViNam
uống thường xuyên để có sức tập luyện

Phòng Sâm 5 chỉ
Túy Bổ 3 chỉ
Tục Đoạn 3 chỉ
Linh Tiên 3 chỉ
Mộc Hoa 3 chỉ
Thục Địa 3 chỉ
Tây Qui 5 chỉ
Tần Giao 3 chỉ
Long Nhản 3 chỉ
Đỗ Trọng 3 chỉ
Ngưu Tất 3 chỉ
Đại Táo 5 chỉ

Ngâm với 5 lít rượu gốc trong vòng 2 tuần hoặc 1 tháng là có th dùng, ngày 3 lần, mỗi lần uống một ly nhỏ. Rượu thuốc này giúp tăng cường sức khỏe, có tác dụng bồi bổ cơ thể, cơ thể suy nhược uể oải. Những người tập luyện lâu năm, khi về già chất nhờn ở các khớp xương bị giảm gây đau nhức, đó gọi là bịnh hậu, nếu có thể sử dụng toa thuốc này lâu dài thì sẽ tránh được. Thuốc có tác dụng tốt khi được uống thường xuyên, công hiệu diễn ra chậm nên khó cảm nhận được. Nên sử dụng rượu theo đúng hướng dẫn trên, không nên uống quá liều lượng vì cơ thể sẽ không chịu nỗi và càng không nên sử dụng rượu thuốc này để giãi trí, nhậu sẽ không có lợi.
***
Rượu thuốc trị đau mỏi xương khớp

Bài 1:
Huyết giác 10g
Đại hồi 10g
Địa liền 10g
Quế chi 10g
bông Chổi xể 1og
lá thông 10g
Thiên niên kiện 10g
Ấu tầu (Ô đầu) 5g
Mán chỉ (Kim sương) 10g

Các vị tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc chai kín. Mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài da khớp xương hoặc chổ đau mà da không bị tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 2:
Phụ tử chế 12g
Tam thất 6g
Bạch chỉ 6g
Chế xuyên ô 6g
Tế tân 6g
Mộc qua 10g
Xuyên khung 10g
Hồng hoa 10g
Cẩu tích 10g
Độc hoạt 10g
Ngô công 1 con
Địa long 3 con
Mã tiền tử 2 hột

Các vị tán nhuyễn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7-10 ngày có thể dùng. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không bị tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 3:
Hồng hoa 12g
Đào nhân 20g
Xuyên khung 50g
Đương quy 50g
Thảo ô 20g
Hột tiêu 50g

Các vị tán nhuyễn, ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không bị tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 4:
Khương hoạt 15g
Độc hoạt 15g
Quế chi 15g
Tần giao 15g
Đương quy 15g
dây Đau xương 15g
Nhũ hương 15g
Mộc dược 15g
Mộc hương 15g
Tang chi 30g

Các vị tán nhuyễn, ngâm với 1500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không bị tổn thương, không được uống.

Bài 5:
Hồng hoa 6g
Đào nhân 6g
Nhũ hương 6g
Đương quy 12g
Sinh nam tinh 12g
Sinh bán hạ 12g
Sinh xuyên ô 9g
Khương hoạt 9g
Độc hoạt 9g
Bạch giới tử 3g
Băng phiến 3g
Tế tân 4.5g
Tạo giác 4.5g

Các vị tán nhuyễn, ngâm với 1 lít rượu trắng trong bình kính, sau 7 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không bị tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 6:
Đương quy 12g
Độc hoạt 12g
Khương hoạt 12g
Thiên niên kiện 10g
Hồng hoa 8g
Tô mộc 12g
Nhục quế 8g
Tần giao 12g
Huyết giác 12g
Ngải cứu 6g
Mộc qua 10g

Các vị tán nhuyễn, ngâm với 1 lít rượu trắng trong bình kính, sau 7 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không bị tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 7:
Quế chi 2 lượng
Thương truật 2 lượng
Hồng hoa 2 lượng
Mộc dược 2 lượng
Phòng phong 2 lượng
Quế chi 2 lượng
Tang chi 2 lượng
Xuyên khung 2 lượng
Băng phiến 2 lượng
Tinh dầu bạc hà 1 chai

Đem tất cả ngâm với 2 lít rượu gạo và giã vô thêm 2 củ gừng nhỏ khoảng 2 ngón tay, giã nát. Ngâm khoảng 1-2 tuần sau là có thể dùng để thoa không được uống vì có Băng phiến và dầu Bạc hà. Rượu này để càng lâu càng tốt khi ngâm nên chọn ngày lành như ngày Rằm hay Mùng Một thì sẽ gia tăng công hiệu. Trị đau nhức mình mẩy, thoa ngay phần bị đau nhức, khoảng 1-2 tháng sẽ hết. Nếu bị bong gân hay trật khớp xương cũng dùng rượu thuốc này thoa bên ngoài để chống sưng và đau nhức.

Bài 8:
phương thuốc dân gian chuyên trị thấp khớp rất đơn giản:
Dây Chùm Gửi bỏ lá lấy cành đem phơi nắng (gọi là sao vàng hạ thổ), nhánh xoài bỏ lá lấy thân phơi khô, sau đó đem sắc rồi uống như trà.

Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng do phong hàn
(chảy nước mũi trong)
Quế Chi 6g
Cam thảo 4g
Gừng 4g
Tang bì 10g
Bạch chỉ 12g
Tế tân 6g
Phòng phong 12g
Kinh giới 10g
Sắc lấy nước uống

Toa thuốc Giải Phong Hàn
Đương Quy 當歸 dang gui Angelica sinensis 3 chỉ - 9g
Thương Truật 蒼朮 cang zhu Atractylodes japonica 3 chỉ - 9g
Phòng Phong 防風 fang feng Siler divaricatum 3 chỉ - 9g
Cương Hoạt 薑活 jiang huo Notopterygium incisum 3 chỉ - 9g
Độc Hoạt 獨活 du huo Angelica grosserrata Max 2 chỉ - 6g
Xích Thược 赤芍 chi shao Paeonia albiflora 2 chỉ - 6g
Phục Linh 茯苓 fu ling Poria cocos 2 chỉ - 6g
Bán Hạ 半夏 ban xia Pinella ternata 2 chỉ - 6g
Trần Bì 陳皮 chen pi Citrus reticulata 1 chỉ - 3g
Chỉ Xác 枳殼 zhi ke Citrus aurantium 2 chỉ - 6g
Cam Thảo 甘草 gan cao Glycyrrhiza glabra 1 chỉ - 3g
Hoàng Cầm 黃芩 huang qin Scutellaria baicalensis 2 chỉ - 6g
Hương Phụ 香附 xiang fu Cyperus rotundus 2 chỉ - 6g
Mộc Hương 木香 mu xiang Saussurea lappa 1 chỉ - 3g
Bạch Chỉ 白芷 bai zhi Angelica Dahurica 3 chỉ - 9g
Nhũ Hương 乳香 ru xiang Pistacia lentiscus 1 chỉ - 3g
Mộc Dược 沒藥 mo yao Commiphora molmol 1 chỉ - 3g
Mộc Qua 木瓜 mu gua Cydonia sinensis 2 chỉ - 6g
Đỗ Trọng 杜仲 du zhong Euonymus ulmoides 3 chỉ - 9g
Ngưu Tất 牛膝 niu xi Achyranthes bidentata 2 chỉ - 6g
Tục Đoạn 續斷 xu duan Dipsacus asper 2 chỉ - 6g

Viêm mũi do phong nhiệt phạm phế
(nước mũi đục)
Ngưu bàng tử 12g
Tang diệp 2g
Bạc hà 6g
Cam thảo 4g
Các hoa 12g
Cát căn 12g
Thuyền toái 6g
Sắc lấy nước uống

Bị bịnh lâu ngày phế khí hư
Hạnh nhân 6g
Cát cánh 6g
Hoàng kỳ 12g
Bạch truật 12g
Tang bì (vỏ rễ cây dâu) 6h
rễ cây Bách bộ 6g
Đàng sâm 12g
Hoài sơn 12g
Sắc lấy nước uống

***
Bài Thuốc làm tăng sắc đẹp
Bài 1
"Tô thẩm lương phương" của Tô Thức, đời Tống

Thục địa hoàng 120g
Thạch hộc (bỏ rễ) tẩm rượu, hơ lửa 120g
Nhục thung dung (tẩm rượu) 120g
Thỏ ti tử (tẩm rượu 3 ngày, sao cháy sém) 120g
Ngưu tất (tẩm rượu) 120g
Hoàng kỳ 120g
Trầm hương 9g
Đỗ trọng (trộn mật, tẩm nước, sao, bỏ xơ) 60g
Ngũ vị tử (sấy) 60g
Ý dĩ nhân (sao) 60g
Xạ hương 3g
Lộc giác sương 250g
Bạch phục linh (bỏ vỏ) 30g
Thiên ma (tẩm rượu) 30g
Can sơn dược 30g
Phúc bồn tử 30g
Nhân sâm 30g
Mộc qua 30g
Tần cửu 30g
Tất cả các vị nghiền bột, luyện mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 15-20g, ngày 2 lần, uống với rượu gạo hay nước muối.
Bài 2
rút từ "Toàn Đường Văn" ngự chế đời Thanh

Hà thủ ô (tức Giao đằng) cả trắng và đỏ, mỗi loại 500g
Bạch phục linh 150g
Ngưu tất 60g
Tất cả nghiền bột, rây kỹ, luyện với mật, làm thành hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.

Bài 3
rút từ "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân, đời Minh
uống 100 ngày mặt đẹp như hoa đào.
Lấy khá nhiều Sinh địa hoàng, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước. Dùng lửa nhỏ, sắc cho đến khi thành dạng cao. Đổ thêm mật vào sắc tiếp cho đến khi có thể vo thành viên. Làm hoàn, mỗi lần uống 15-20g với rượu gạo hâm nóng, ngày uống 3 lần.

***
Sao
Là phương pháp dùng hơi nóng của lửa làm cho thuốc khô, sém vàng hoặc cháy đen. Mục đích để thay đổi tính năng của thuốc theo ý muốn của người dùng. Dụng cụ để sao thường là chảo bằng gang hoặc nồi bằng đất và một đôi đũa to để đảo thuốc.

* Sao Khử Thổ: rang vị thuốc rồi đổ xuống nền gạch tàu, xong hốt lên liền, không được để lâu. Có thể mua 4 miếng gạch tàu nếu nhà không có lót gạch tàu. Vị thuốc để nguội sắc uống hay cho vô bao để dành.
* Sao Tồn Tính: Sao cho gần cháy hết nhưng chưa thành than. Dùng lửa to, để cho chảo thật nóng, cho thuốc vào đảo đều cho đến khi thấy khói bốc lên nhiều, bắc chảo xuống, đậy nắp lại cho hơi nóng nung nấu thuốc rồi để nguội dùng. thường dùng để tăng tác dụng cầm máu của thuốc như Trắc Bá Diệp, Cỏ Mực, ...
* Sao vàng: Sao cho đến khi vị thuốc bên ngoài có màu vàng nhưng trong ruột vẫn còn màu như cũ. Khi sao, để lửa nhỏ, thời gian sao lâu. Mục đích để cho thuốc bớt tính hàn.
* Sao vàng hạ thổ: Quét sạch đất, sau khi sao thuốc xong, đổ trải thuốc ra nền đất sạch, đậy lại, để khoảng 15 phút cho thuốc nguội. Mục đích để khử hỏa độc do sao nóng của vị thuốc, làm cho thuốc tăng thêm phần âm của đất để điều hòa âm dương (khí của đất là âm, khí của hỏa nhiệt khi sao thuốc là dương)
* Sao vàng xém cạnh: Sao để mặt ngoài thuốc hơi vàng xém nhưng bên trong ruột không thay đổi màu. Cách này thường dùng đối với vị thuốc quá chua, chát như Hột Cau, Trần Bì, Chỉ Thực, ...
* Sao đen: Dùng lửa to, đợi khi chảo thật nóng thì cho thuốc vào, đảo đều cho đến khi thấy bên ngoài cháy đen, bẻ ra thấy bên trong màu vàng là được. Thường dùng để sao Toan Táo Nhân, Chi Tử, Kinh Giới, ... nhằm tăng tác dụng cầm máu hoặc tiêu thực của vị thuốc.
* Sao với cát: Chọn loại cát nhỏ, mịn, rang cho nóng rồi mới cho thuốc vào, trộn cho thật đều. Mục đích là để lấy sức nóng lâu của cát làm cho thuốc phồng đều nhưng không cháy. Thường dùng sao các vị Xuyên Sơn Giáp, Phá Cố Chỉ, ...
* Sao với bột Hoạt Thạch, Cáp Phấn: để làm cho các vị thuốc có độ dẻo, có chất keo, chất nhựa, dầu, ... không dính vào nhau như A Giao, Một Dược, Nhũ Hương
* Sao với cám: để rút bớt tinh dầu củ vị thuốc ra như Chỉ Thực, Thương Truật, Trần Bì, ...
***
Chữa Trị Bịnh Sốt Rét

bịnh sốt rét có nhiều thể loại khác nhau và có cách điều trị cùng bài thuốc riêng theo từng loại: với thể thông thường (còn gọi là chính ngược), triệu chứng gồm: lạnh run người, sau đó sốt cao, cuối cùng ra mồ hôi, sốt hạ, bệnh có chu kỳ mỗi ngày 1 cơn, hai ngày 1 cơn, ba ngày 1 cơn, nhức đầu, mặt đỏ, lưỡi đỏ, khát nước. Phương pháp chữa trường hợp này với một trong các bài thuốc gồm:
Bài 1.
sài hồ 20g,
cam thảo 12g,
rau má 16g,
rễ đinh lăng 20g,
lá tre 12g,
gừng 6g,
bán hạ (sao vàng) 8g.
Sắc (nấu);
*
Bài 2.
hoặc dùng bài gồm các vị:
thường sơn 16g,
thảo quả 8g,
binh lang 8g,
hậu phác 8g,
thanh bì 8g,
trần bì 8g,
gừng 4g;
*
Bài 3.
hay bài gồm:
sài hồ 10g,
trần bì 10g,
ý dĩ sao 10g,
bán hạ chế 10g,
mạch môn 10g,
chỉ xác 10g,
thanh hao 10g,
cam thảo nam 10g,
tri mẫu 20g,
hoàng cầm 10g,
xạ can 6g,
tô tử 10g,
hoàng đằng 10g;
*
bài thứ 4 gồm:
sài hồ 12g,
binh lang 6g,
đàng sâm 12g,
thường sơn 12g,
cam thảo 6g,
hậu phác 8g,
bán hạ chế 8g,
thảo quả 8g,
gừng 4g,
đại táo 10g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
***
Chữa Trị Bịnh Sốt Rét
Với loại sốt cao ít hàn hoặc không hàn (ôn ngược), triệu chứng là: sốt nhiều, lạnh ít, hoặc không lạnh, mồ hôi ra ít, đau các khớp xương, nhức đầu, khát nước, táo bón, lưỡi đỏ... Phương pháp chữa là "thanh nhiệt, sinh tân dịch, bổ huyết", dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1.
thạch cao 40g,
huyền sâm 12g,
quế chi 8g,
mạch môn 12g,
thường sơn 12g,
sinh địa 12g,
đàng sâm 12g,
thạch hộc 12g;
*
Bài 2.
thanh cao 16g,
sinh địa 12g,
miết giáp 12g,
đan bì 8g,
tri mẫu 8g.
*
Với loại hàn nhiều, triệu chứng: sốt ít hoặc không sốt, không khát, ngực sườn đầy tức, mệt mỏi, lưỡi trắng lợt... Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1.
quế chi 8g,
thảo quả 8g,
gừng khô 8g,
xuyên tiêu 8g,
qua lâu 8g,
binh lang 6g;
*
Bài 2.
sài hồ 8g,
qua lâu căn 8g,
quế chi 8g,
mẫu lệ 12g,
hoàng cầm 8g.
*
Loại sốt rét lâu ngày (có lá lách to), dùng bài thuốc:
bạch truật 12g,
bạch thược 9g,
hoàng kỳ 12g,
cam thảo 8g,
thảo quả 8g,
hậu phác 8g,
binh lang 8g,
gừng 8g,
xuyên khung 8g,
ô mai 8g,
thanh bì 8g,
miết giáp 16g.
Tán nhỏ thành bột mỗi ngày sắc uống 40g.
***
Thần Dược trị Psoriasis
Bịnh mọc vảy ngoài da là bịnh không lây, không truyền nhiễm. Nguyên nhân chưa được rỏ, hiện thời chỉ biết được một vài yếu tố làm tăng cơ hội cho bịnh bộc phát. Bịnh phát ra khi nhiều yếu tố hội tụ "multifactorial".
- Một trong những yếu tố chính là do di truyền, tức là trong gia đình có người bị bịnh thì con cháu cũng có đứa bị bịnh, nếu chỉ một người (cha hoặc mẹ) bịnh thì khoảng 20% con cũng bịnh, nếu cả cha và mẹ đều bịnh thì 70% con cũng bịnh.
- Yếu tố khác là do chromosome (1,3,6,19) biến đổi đưa ra những mệnh lịnh sai làm tăng tốc độ sinh trưởng của tế bào da hoặc kháng thể tấn công lớp ngoài cùng của da (Keratinocyte, Melanocyte) gây viêm nhiễm lớp này. Cũng có những gen bảo vệ cơ thể để bịnh không bộc phát, nhưng hiện tại người ta chưa nhận dạng được chuỗi gen này.
- Ngoài ra yếu tố khác là do môi trường ô nhiễm hoặc stress, uống rượu quá mức, hút thuốc.
Có nhiều loại Psoriasis, thông thường là Guttate Psoriasis, sau đó là Plaque Psoriasis, Psoriatic Arthritis, Vulgaris Psoriasis, Pustular Psoriasis, Inverse psoriasis, Palmar-Plantar Psoriasis, Erythrodermic Psoriasis, Flexural Psoriasis.
Dưới đây là công thức làm kem thoa lên vết vảy, chỉ cần hai thành phần chính: 1/ vitamin B12 (Cobalamine); 2/ Tinh dầu trái Bơ (avocado oil, tên khoa học Persea gratissima oleum). Thoa thường xuyên, trong 3 tuần sẽ thấy hiệu quả. Trị dứt hẳn.
Thành phần của kem thoa:
0,1 g vitamin B12 (bán dưới dạng 10ml ampule/ampoule/1000 µg)
65 ml dầu trái Bơ
5 g emulsion (chất hòa hợp hai loại chất không tan với nhau)

***
Trị và diệt tất cả các loại Nấm ở Chân, nấm ở Da Đầu, nấm trên Da, trong Miệng.
Đó là một loại dầu thần kỳ có tên khoa học Melaleucae aetheroleum. Loại dầu này được trích từ lá và cành của cây Melaleuca alternifolia, họ Myrtaceae. Tên tiếng Anh là Tea tree, nó có tên "Cây Trà" bởi vì Captain Cook (thuyền trưởng người Anh, khám phá nhiều đảo nhỏ vùng biển Thái bình dương) dùng lá của nó để nấu trà uống. Cây được tìm thấy ở vùng đầm lầy nam Úc châu. - Trị nấm trên da đầu: sau khi gội đầu và lau, lúc tóc còn hơi ẩm. Dùng lượt vạch da đầu ra, nhỏ giọt dầu lên ngón tay xoa lên da đầu chổ đã vạch. Làm như vậy cho đến khi toàn bộ da đầu được thoa dầu. Để như vậy cho đến lần gội sau. Một tuần thoa tối thiểu 1 lần. Trong 4 tuần sẽ hết nấm. Cho dù đã hết nấm, thời gian đầu nên lập lại phương pháp này mỗi tháng 1 lần đễ ngăn ngừa tái phát. - Trị nấm ở chân: dùng 2 lít nước ấm cho vào cái thau vừa đủ ngâm 2 bàn chân. Cho vào đó 5 giọt dầu Cây trà (Tea tree oil), 2 muỗng ăn canh muối, 1 muỗng ăn canh dấm. Ngâm chân ít nhứt 30 phút. Sau đó lau khô. Một tuần ngâm 2 lần, sau 2 tuần sẽ bớt rõ rệt. Muốn trị nấm chân có hiệu quả, ngoài việc ngâm chân còn phải giữ vệ sinh cho chân, không đi chân không. Khi đi bơi hoặc đi chân đất, chân trần nơi công cộng, đông người về nhà phải rửa chân và lau khô nhứt là những kẻ hở giữa các ngón chân. Không nên đi giày dép làm bằng mũ bít khí hoặc bằng da bít khí, mà nếu có thể thì nên đi giày và dép thoáng. - Trị nấm trong miệng, pha ly nước ấm với 3 giọt dầu cây trà và 1 muỗng café muối, khò mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 5 đến 10 phút trước khi đi ngủ. - Trị nấm trên da, trên thân mình, nhõ từng giọt dầu lên chổ bị nấm và thoa đều. Sau khi thoa phải đi rửa tay để tránh lây ra chổ khác hoặc lây cho người khác. Loại dầu này còn dùng để xông hơi, trị được một số bịnh trong đường hô hấp do vi trùng gây nên, vì đây là một loại dầu thiên nhiên diệt trùng tốt hạng nhứt trên thế giới. Muốn chắc ăn dầu thứ thiệt thì vào tiệm thuốc tây đặt mua, sản xuất tại Úc là tốt nhứt.
Trị rụng tóc
Vỏ bưởi và Bồ kết nấu lên, vỏ chanh cho vào nấu chung hoặc cho vào chút nước chanh tươi, dùng nước gội đầu. Bồ kết còn có tác dụng làm cho tóc đen mượt.
Cách khác: lá Dâu, cỏ Mần trầu (Mằn tràu; Eleusina indica) và cây Hương nhu (Ocimum gratissmum, tên khác: Hương đu, Mậu dược, Nhu thổ thiên) hợp lại nấu nước gội đầu.
Có thể nấu 2-3 nước để gội 2-3 ngày liên tiếp. Ngừng gội bằng xà bông gội đầu và xà bông xả vì trong đó có nhiều chất hóa học có thể đã gây dị ứng, chỉ gội bằng một trong 2 cách trên, khoảng 2 lần sẽ thấy kết quả. Các cây này thường ở vùng quê mới có. Ngoài ra nên để ý việc ăn, uống, thuốc uống, xà bông, nấm da (cách trị nấm, xem ở trên!) , v.v. để ngăn chận nguyên nhân gây rụng tóc.
Đông y khí công chú trọng đến 3 yếu tố: Tinh, Khí và Thần
Tinh là các chất ăn uống. Nên ăn chất bổ cho thận, không nên ăn dư thừa chất béo, chất đường. Ăn muối nhiều, cơ thể giữ nước, dư thủy sẽ hại cho tâm hỏa hoạt động yếu hơn.
Khí: có 3 loại. 1. do thức ăn tạo khí. 2. vuốt huyệt để chuyển khí từ tạng phủ này sang tạng phủ khác, cũng như lấy can khí nuôi tâm khí, lấy tâm khí nuôi tỳ khí, lấy tỳ khí nuôi phế khí, phế khí nuôi thận khí, thận khí nuôi can khí. Phải thường xuyên bấm đầu ngón tay, ngón chưn để thông 12 kinh mạch. 3. Tập khí công. Riêng khí công có động công và tĩnh công. Động công tập bài vỗ tay 4 nhịp: làm mạnh phổi, tăng khí của phổi để tim có lực đẩy những chỗ tắc nghẽn của ống động mạch. Bài này giúp bao tử được nhồi bớp đều. Tĩnh công: Nằm ngữa, tập thở bụng, hai bàn tay đặt dưới rún. Nguyên tắc của khí công: Ý ở đâu thì khí ở đó, cuốn lưỡi ngậm miệng, hít thở bằng mũi tự nhiên, chỉ cần chú ý nghe bàn tay và bụng nóng lên, bụng phồng lên xẹp xuống tự nhiên, lúc đó lắng nghe bụng phồng xẹp, trong bụng sôi, cổ họng trào nước miếng thì nuốt vào sẽ bớt khát.
Thần: giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan yêu đời sẽ làm tăng dương khí. Không lo nghĩ suy tư, sợ sệt, bi quan về bịnh tật sẽ làm cho khí suy càng thêm suy, thì dù có uống thuốc cũng khó lòng khỏi bịnh.
****
Trị Động Kinh
Bài thuốc Hổ Phách Bảo Long Hoàn
Hổ phách 5 phân
Đởm nam tinh 3 g
Cương tàm 3 g
Hùng hoàng 5 phân
Thần sa 5 phân
Đàng sâm 9 g
Phục linh 9 g
Thiên trúc hoàng 3 g
Câu đằng 9 g
Ngưu tất 3 phân
Xạ hương 3 phân
Tán bột làm viên, chia làm 2 lần uống.

Hổ phách có tên khác Minh phách, Lạp phách, Hương phách, Đơn phách, Nam phách, Hồng châu, Đại trùng phách, Hồng tùng chi, Hề phách, Hoa phách, Thủy phách, Thạch phách, Huyết phách, Mao phách, Quang phách, Tây huyết phách, Hồng hổ phách, Hổ phách tiết, Tây vân phách. Tên khoa học: Succinum, Amber, Fossil resin Succinum. Hổ phách là nhựa một loài Thông cổ, hiện nay đã tuyệt chủng, loại thông này có tên khoa học Pityoxylon succinifer. Chúng mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu và Nam Mỹ, những vùng thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới lòng đất trong các mỏ than. Để có Hổ phách người ta đào mỏ hoặc lụm được ở bãi biển do bão táp trôi vào hoặc phải lặn xuống biển sâu để mò. Phần dùng làm thuốc là nhựa cây. Hổ phách dạng những cục lớn nhỏ không đều, trong suốt, có màu vàng hay đỏ, loại đen đậm là xấu. Thông thường lớp ngoài Hổ phách có phủ một lớp mỡ, thơm, rất cứng, khi bễ vết bễ tròn láng, trong mỡ không có vị gì, khi đốt nó tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Hổ phách không tan trong nước, tan một phần trong cồn, eter và clorofoc. Cục Hổ phách lớn có thể nặng đến 10kg. Khi muốn thử, người ta chà xát Hổ phách vào len hoặc vải thì phát điện hút được hột Cải. Hổ phách cứng mà dòn, nghiền ra bột ngay, rất nhẹ, đốt ra khói trắng thơm, nếu ra khói đen là loại nhựa Thông bình thường.
Khi dùng Hổ phách làm thuốc, lấy nước hòa với bột nhân hột Trắc bá, cho vào nồi đất, bỏ Hổ phách vào nấu khoảng 2 giờ thì có ánh sáng lạ thường, xong nghiền thành bột dùng hoặc chế với sữa rồi tán bột mịn để dùng. Để khô nơi cao ráo, kín. Tránh làm nát vụn trước khi chưa dùng tới.
Hổ phách vị ngọt, tính bình. Vào 4 kinh: Tâm, Can, Phế, Bàng quang.
Hổ phách thụ được khí của hành mộc, thổ mà kiêm hỏa hóa, cho nên có tác dụng tỳ thổ, có khả năng vận hóa, phế kim, giúp tiểu tiện thông. Vả lại, Hổ phách sinh ở dương mà thành ở tâm cho nên chữa được bịnh về huyết mà định tâm hóa khí.
Tác dụng: định tâm, an thần, thông lâm, hóa ứ.
Chủ trị: hồi hộp, ngủ hay mơ, động kinh, thông lâm lậu, đau bụng do ứ trệ huyết sau khi sinh.
Liều dùng: 3-6 phân. Tán bột uống hay dùng vào hoàn tán, cũng có thể dùng bên ngoài.
Kiêng kỵ: âm hư nội nhiệt, thủy suy hỏa vượng cấm dùng.

Các đơn thuốc dùng Hổ phách:
- Bị té từ trên cao xuống, có ứ huyết ở trong: cạo hột Hổ phách, uống 6g với rượu, hoặc 2-3 muỗng Bồ hoàng, ngày uống 4-5 lần.
- Trẻ em bí tức đái, dùng Phổ phách 30g tán bột, dùng 4 thăng nước, Hành tăm (Thông bạch) 10 củ, sắc còn 3 thăng nước bỏ vào 6g bột Hổ phách uống nóng. Trị các loại sỏi sạn bàng quang và các chứng lâm đều dùng được.
- Tiểu gắt: Hổ phách tán bột 6g, Xạ hương 1 chút, uống với nước sôi nguội, hoặc sắc uống với nước Thuyên thảo, người già hoặc người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm, cũng có thể làm viên với mật, uống với nước sắc Phục linh.
- Trẻ em động kinh dùng Hổ phách, Đơn sa mỗi thứ 1 ít, Toàn yết 1 con tán bột, lần uống 3g với nước sắc Mạch môn đông
.
- Tiểu tiện ra huyết, dùng Hổ phách tán bột, lần uống 6g với nước sắc Đăng tâm.
- Dao mác chém bất tỉnh, dùng Hổ phách tán bột 3g trộn với Đồng tiện, uống 3 lần thì đỡ.
- Dùng Hổ phách, Một dược, Nhũ hương, Diên hồ sách, Can tất, Miết giáp tán bột. Trị sau khi sinh chóng mặt rất có hiệu quả, dùng các vị sau làm tá Nhân sâm, Ích mẫu thảo, Trạch lan, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Tô mộc làm thang sắc uống với thuốc trên. Trị trưng hà, sản dịch ra không dứt, đau bụng, đau bụng dưới, khi nóng, khi lạnh, rất có hiệu quả.

- Trị phụ nữ đau bụng do ác huyết: Hổ phách, Đại hoàng, Miết giáp tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu.
- Trị đàn bà đau bụng có khối u, chóng mặt sau khi sinh: Hổ phách, Miết giáp, Kinh tam lăng mỗi thứ 30g, Một dược, Diên hồ sách mỗi thứ nửa lượng, Đại hoàng 6 thù, sao, tán thành bột, uống với rượu, mỗi lần 9g, lúc đói. Người quá suy nhược giảm Đại hoàng.- Trị Tâm có nhiệt, tiểu trường bị nhiệt nên tiểu không thông, uống vào thì khỏi: Hổ phách, Đơn sa, Hoạt thạch, Trúc diệp, Mạch môn đông, Mộc thông.
-
Trị mắt đỏ, có màng mây: Hổ phách, Nhân trảo (móng tay người), Trân châu, Mã não, San hô.
-
Trị động kinh: Hổ phách, Đơn sa, Tê giác, Linh dương giác, Thiên trúc hoàng, Viễn trí, Phục thần.
- Trẻ em động kinh dùng Hổ phách, Phòng phong mỗi thứ 3g, Đơn sa nửa chỉ, Tán bột trộn với sữa heo chừng 3g thuốc cho uống.
- Định Chí Hoàn - Trị thần chí bất định, mệt mỏi hay quên: Hổ phách 3g, Đàng sâm 9g, Nam tinh 6g, Phục thần 9g, Phục linh 9g, Nhân sâm nhũ (sữa người) 30g, Châu sa 5 phân, Viễn chí 6g, Xương bồ 6g. Làm thành viên, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước Hổ phách.- Trị tiểu ra máu, tiểu ra sỏi: Hổ phách 5 phân, Trư linh 9g, Biển súc, Mộc thông, mỗi thứ 6g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước nóng.- Trị khí trệ do ứ huyết, kinh nguyệt không thông: Hổ phách 5 phân, Đương quy, Nga truật, Ô dước, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần với nước nóng.- Trị trưng hà, đau bụng ứ huyết sau khi sinh: Hổ phách 5 phân, Miết giáp 9g, Tam lăng 9g, Diên hồ 6g, Mộc dược 3g, Đại hoàng 9g. Tán bột, mỗi lần uống 2 - 9g, ngày 2 - 3 lần, uống với Rượu, lúc đói.

***
Trị viêm họng cấp tính, lở loét đầu vú, nhọt độc sưng đau, tống nhọt, giãm đau, cảm sốt nặng. Chữa sốt cấp tính, trúng độc, mê loạn, tâm trạng suy nhược.
Lục Thần hoàn
1g Xạ hương - Moschus (Moschus moschiferus L.)
1,5g Ngưu hoàng (Calculus bovis)
1,5g bột trân châu
1g Băng phiến - Borneolum syntheticum (Drylyobalanops aromatica)
1g Hùng hoàng - Realgar (Arsenic sulfide)
1g Thiềm tô - Secretio bufonis
Tất cả tán thành bột mịn. Thiềm tô hòa tan bằng rượu trắng. Làm thành viên nhỏ như hột cải, bao áo bằng bách thảo sương. Người lớn mỗi lần uống 10 viên, trẻ em giảm bớt liều. Ngày uống 2 lần với nước nấu chín.
Tuy Lục thần hoàn chữa bịnh rất tốt, nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cũng rất dễ bị nhiễm độc và gây nên tai hại khó lượng cho sức khỏe. Bởi thành phần chính của lục thần hoàn là chất độc. Những chất này có tác dụng tăng lực cho tim, nhưng nếu uống quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc, làm cho tim đập chậm và nhịp đập không đều, chất bufonin còn gây ói mửa. Lục thần hoàn có thể gây ra dị ứng, trẻ em uống quá lợng, trên mặt da nổi mận đỏ, thậm chí còn bị ngất xỉu, chưn tay co giựt, miệng trào xùi bọt trắng, môi tím, thở dốc và một số triệu chứng ngộ độc khác. Còn người bình thường nếu uống quá nhiều lục thần hoàn cũng bị ngộ độc tim, gan, thận có thể chết. Cũng có người dùng lục thần hoàn để phòng ngừa mụn nhọt, cảm sốt cho trẻ em, nhưng đây là việc làm thiếu trách nhiệm vì không thể dùng tùy tiện được mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống theo từng lứa tuổi và từng loại bịnh.
* Xạ hương Moschus moschiferus L. là chất đặc do hạch ở sát dương vật của một loài chó hương đực, tên khác là con hươu xạ Moschida từ 3 tuổi trở lên. Xạ hương có vị cay, tính ôn, không độc. Vào 12 đường kinh, có tác dụng thông khiếu, thông kinh lạc, trừ uế. Trong đông y, xạ hương được dùng nhiều làm thuốc hồi sinh, trừ trúng đuộc trong trường hợp đau bụng dữ dội, trúng phong hôn mê, điên cuồng, bụng ngực đau thắt. Dùng bên ngoài tiêu ung sang thũng. Liều dùng 0,04 g đến 0,2 g. Dùng làm hoàn và thuốc bột. Không dùng trong thuốc sắc. Kiêng kỵ người âm hư, suy yếu, phụ nữ có thai không được uống.
* Ngưu hoàng: là sạn (sỏi) lấy trong túi mật bò đực (bos taurus domesticus Gmelin), thuộc họ Bovidae.
* Thiềm tô: mủ cóc, mủ tiết ra ở sau tuyến mang tai và tuyến trên da của các loại cóc Bufo gargarizans cantor hoặc Melanostictus scheider

Coi thêm 3 bài thuốc bổ dương
"Thốc Kê Hoàn thời Võ Tắt Thiên"
Danh sách cây Bông, Rau, Dược Thảo với tên Khoa Học
Sưu tầm rượu thuốc Bổ Dương cổ truyền Việt Nam

Coi Thêm
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước? 
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
21.12.2012 Ngày Tận Thế?
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
Tẩy Uế Nước bằng Ánh Sáng Mặt Trời
Mắm Nêm một Đặc Sản của dân tộc Việt
Sáng Kiến giúp Người Nghèo
Vài Cây Cổ Thụ Nổi Tiếng trong Lịch Sử
Khi Mất Ngủ nên Làm Gì?
Làm Sao để có Làn Da Mặt Đẹp
24 Khuôn Vàng Thước Ngọc
Nhật Thực Khuyết ngày 15.1.2010
Cúm Heo - Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1
Nhôm + Bột Ngọt và Bịnh Lãng Trí
Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi ...
Bảo Vệ Mắt Bằng Mắt Kiếng Mát
Ý nghĩa của Kim Bạch Kim - Vàng - Vàng Trắng và Bạch Kim
Tại Sao đeo Nhẫn Cưới ở ngón Áp Út?
Sao Sẹt hàng năm
Nhật Thực 22.07.2009
Danh Sách Botany
Rendez-vous Hải Vương - Sao Mộc và Mặt Trăng trong năm 2009
Bài Thuốc Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên
Thái Giám chử Tàu
Sen và Súng - cách xếp Origami hình cánh Sen
Đồ Tốt - Đồ Dỏm
Nguyễn An Kiến Trúc Sư xây Tử Cấm Thành Trung Quốc
Độ ISO - Cách Điều Chỉnh Ánh Sáng Khi Chụp Hình

No comments:

Post a Comment

*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.

NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !

Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo