Saturday, April 17, 2010

21.12.2012 Ngày Tận Thế?

Hollywood cũng đã làm phim về đề tài 2012. Trong phim, hàng loạt tai họa giáng xuống trái đất, những trận động đất, sóng lớn lũ lụt, núi lửa, hạn hán cháy rừng, bịnh dịch xảy ra cùng một lúc đe dọa sự sống của toàn thể sinh vật trên trái đất.
*
21.12.2012 là ngày lịch của Maya chấm dứt sau 5125 năm. Maya, thổ dân của Châu Mỹ Latin, thời kỳ hưng thịnh nhứt của họ vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, đặt biệt phồn thịnh tại bán đảo Yucatán nằm phía tây bắc của Mexico-Mễ tây cơ  ngày nay. Người Maya có nền văn minh cao xuất sắc về mọi lãnh vực, bao gồm toán học, thiên văn học và vật lý thiên văn (astronomy and astrophysics), không thua kém gì so với nền văn minh Ai Cập hay Hy Lạp. Nền văn minh đó biến mất vào thế kỷ thứ 8, thứ 9.

Theo NASA hỏi đáp về vấn đề lịch Maya chấm dứt, về nguy cơ hành tinh có tên Nibiru đụng độ với trái đất, v.v. thì họ cho rằng:
- Cũng giống như những lời đồn đãi biến cố lớn xảy ra năm 2000 (Y2K), rồi năm 2003,... năm 2012 tận thế cũng chỉ là những lời đồn không có một chứng minh nào thích đáng.
- Cũng giống như cuốn lịch hàng năm của chúng ta, hết cuốn lịch này ta có cuốn cho năm kế tiếp để dùng.
- NASA cho rằng: nếu có một hành tinh nào đó di chuyển về hướng của trái đất, thì các nhà thiên văn đã phát hiện ra chúng ít nhứt là 10 năm trước đây, và bây giờ thì mắt thường của chúng ta đã có thể nhìn thấy chúng.
Các nhà khoa học và nghiên cứu thiên văn đáng tin cậy trên toàn thế giới cho biết nhận thức của họ: Trái đất của chúng ta đã tồn tại 4,6-4,7 tỷ năm, hiện không có dấu hiệu gì trái đất sẽ chấm dứt tồn tại trong thời gian ngắn sắp tới. (Nguồn tin: 2012 Beginning of the End or Why the World Won't End?).
**
Nhưng...

Ngày 21.12. hàng năm cũng chính là ngày "mặt trời đứng yên" winter solstice (latin: solstitium), ngày đông chí, đây là ngày mặt trời hoàn toàn trùng với giao điểm hình thành bởi Hoàng Đạo (Ecliptic) và Xích đạo (Equator) của Hệ Ngân Hà.

Hiện tượng khác về thiên văn mà trong lịch sử từ khi con người xuất hiện chưa từng có, đó là khi mặt trời gặp dải ngân hà tại một nơi gọi là khe hở cũa dãy ngân hà. Ngày 21.12.2012, vào lúc hoàng hôn, mặt trời sẽ ở ngay khe hở đó và sẽ ở một vị trí mà dãy ngân hà bọc hết các điểm "chân trời" của mặt trời, vì vậy sẽ có hiện tượng "tiếp hợp giữa thiên hà và mặt trời".
Từ trường của trái đất ngày càng yếu dần để một lúc nào đó chúng sẽ chuyển hướng. Hiện tượng chuyển hướng từ trường đã xảy ra với trái đất nhiều lần (trái đất hình thành khoảng 4,6-4,7 tỷ năm trước đây), sự chuyển hướng của từ trường có chu kỳ không nhứt định, thông thường khoảng 250 000 năm thì xảy ra hiện tượng này một lần, nhưng đã 730 000 năm qua từ trường vẫn ổn định chưa chuyển hướng. Từ trường có chức năng bảo vệ trái đất trước những tia bức xạ, điện tích đến từ mặt trời, hiện tượng có thể quan sát được qua "ánh sáng bắc cực" (polar lights). Trong vòng 200 năm nay, từ trường của trái đất yếu hơn trước khoảng 10%.
***
Theo nhận xét của các trung tâm nghiên cứu về động đất của Hoa kỳ, độ mạnh của những trận động đất sẽ tiếp tục tăng lên 30% đến 50% so với trước đây.
milky way galaxy
Milky way galaxy: Dải ngân hà trong đó có thái dương hệ và trái đất được hình thành phỏng đoán khoảng 12 tỷ (billion) năm trước đây (vụ nổ lớn-big bang và sự hình thành vũ trụ từ khoảng 13,7 tỷ năm trước đây). Milky Way có đường kính 100 000 năm ánh sáng (*light years = l.y.). Thái dương hệ của chúng ta cách trung tâm của dải ngân hà khoảng 28 000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học phỏng đoán có hơn 100 tỷ (1 + 11 số 0) sao và hành tinh trong dải ngân hà của chúng ta. Milky way galaxy là một trong một chùm khoảng 30 dải ngân hà khác (galaxy cluster và trong nhóm Virgo Supercluster).
Dải ngân hà khác rất lớn gần galaxy của chúng ta nhứt là (M31) Andromeda Nebulae Galaxy (Nebulae = bụi và khí) có đường kính khoảng 200 000 năm ánh sáng (gấp đôi Milky Way), cách trái đất 2,3 triệu l.y.. Andromeda có khoảng 30 đến 50 "mặt trời", khoảng 14 dải ngân hà nhỏ hơn quay quanh nó, bao gồm khoảng 1 tỷ sao, hai dải ngân hà gần Andromeda biết được có tên M32 và M110.

Các dải ngân hà không đứng yên một chổ mà luôn luôn chuyển động, xoay quanh điểm giữa. Trên đường ngân hà di chuyển, bất kỳ các sao hay dải ngân hà nào đến gần sẽ bị lực hấp dẫn của dải ngân hà to hơn hút vào trở thành một thành phần của dải ngân hà này và càng ngày dải ngân hà càng to lớn thêm.
Vì luật hấp dẫn của hai khối ngân hà, nên điều mà chắc chắn sẽ xảy ra là Andromeda và Milky Way sẽ đụng độ và nhập lại thành một (hiện tượng hiện nay thấy được ở galaxy NGC 2207 và IC 2163). Milky Way tiến gần đến Andromeda với vận tốc khoảng 400 000 km/giờ, trên đường di chuyển chúng sẽ hút tất cả các sao chung quanh và càng ngày càng to rộng ra. Hai galaxies càng gần nhau sức hút sẽ càng mạnh và di chuyển càng nhanh. Do Andromeda có thể khối to gấp đôi Milky Way, sức hấp dẫn của nó mạnh hơn và sẽ nuốt trọn Milky Way (phải theo vòng xoay của Andromeda). Một số sao và hành tinh ở vòng ngoài của Milky Way (như thái dương hệ của chúng ta) sẽ bị hút vào trung tâm (lỗ đen) của Andromeda hoặc bị bắn văng ra khỏi quỹ đạo của ngân hà và bay thẳm vào vũ trụ (không còn trong vòng hút của Galaxy mới)... nhưng cũng còn lâu lắm 5 đến 6 tỷ năm nữa sự việc này mới kết thúc, Milky Way và Andromeda sẽ không còn tồn tại mà xuất hiện một dải ngân hà mới "Milkomeda" (hay Milkymeda hay Andromeda Way).

Sở dĩ tất cả ngân hà xoay quanh trung tâm của nó thành cụm và các sao vòng ngoài cùng, nơi mà sức hút ở trung tâm yếu, không bị bắn văng vào vũ trụ là nhờ một thể chất chiếm khoảng 20% tổng khối lượng của vũ trụ, chúng tồn tại khắp nơi kể cả trên trái đất chung quanh chúng ta hoặc đi xuyên thân thể chúng ta, nhưng con người chưa thể nắm bắt, không thấy được (vì chúng không phản xạ ánh sáng) gọi là "Vật chất tối-dark matter", khám phá từ giả thuyết của nhà thiên văn học người Thụy sĩ Fritz Zwicky (1898 - 1974).
Sự tồn tại của "Vật chất tối" được chứng minh vào tháng 8 năm 2006 qua phương pháp "gravitational lensing". Tia sáng từ ngôi sao đi đến kiếng thiên văn, khi tia sáng gặp phải vật chất tối, do lực hấp dẫn của vật chất tối tia sáng đó không đi đường thẳng mà sẽ bị khúc xạ, đồng nghĩa với vật thể quan sát được qua kiếng viễn vọng sẽ biến thể (như vật thể ta quan sát xuyên qua ly nước). Vì vậy, tuy không ai có thể trực tiếp nhìn thấy vật chất tối nhưng cách nhà thiên văn học có thể xác định có chúng trong vũ trụ.
Nghịch với dark matter là dark energy-"Năng lượng tối"! Có thể tưởng tượng đơn giản: "Vật chất tối" là keo dán các ngân hà trong vũ trụ thành thể khối lại với nhau, trong khi "Năng lượng tối" thì kéo giãn mọi thứ chung quanh nó. Năng lượng tối chiếm khoảng 75% thành phần trong vũ trụ, cho đến nay con người không thể chứng minh được sự tồn tại của chúng, người ta chỉ có thể chứng minh các ngân hà càng ngày càng bị kéo giản bành trướng ra thêm.

Con người chỉ có thể giải thích 5% vật chất tồn tại trong vũ trụ, những vật chất tạo ra chúng ta và những lực tồn tại trên trái đất. 95% thành phần còn lại con người chỉ lờ mờ biết đến.
****
Qua ống kính viễn vọng "Hooker reflector" do nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble (1889-1953), đặt tại Mount Wilson gần Los Angeles năm 1924 để quan sát một góc nhỏ của vũ trụ gọi là "Hubble Ultra Deep Field" rồi ước đoán theo toán học thì trong vũ trụ có thể có đến 200 tỷ (2 + 11 số 0) dải ngân hà (Galaxies).
Một vài dải ngân hà và tiểu ngân hà (dwarf galaxy):  
*IC 1011 có đường kính 60 lần to hơn dải ngân hà của chúng ta;
Phoenix Dwarf (cách trái đất 1,3 triệu l.y.);
Tucana Dwarf (cách trái đất 3,2 triệu l.y.);
NGC 3109 (cách trái đất 4,5 triệu l.y.);
Sextans A và Sextans (cách trái đất 4,3 và 4,4 triệu l.y.);
Triangulum M33 Galaxy (cách trái đất 3 triệu l.y.);
Antlia Drawf (cách trái đất 4,3 triệu l.y.);
Fornax Dwarf (cách trái đất 55 triệu l.y.);
Sculptor (cách trái đất 12 triệu l.y.);
Leo I và Leo II Dwarf (cách trái đất 39 triệu l.y.);
Ursa Major groups (cách trái đất 15 triệu l.y.);
Canis Major Dwarf (cách trái đất 25 triệu l.y.);
M101 "Pinwheel" (cách trái đất 23,4 triệu l.y.);
I Zwicky 18 (cách trái đất 59 triệu l.y.);
ARP 220 (cách trái đất 250 triệu l.y.);
Antennae NGC 4038, NGC 4039 (cách trái đất 45 / 65 triệu l.y.);
M51 "Whirlpool" (dải ngân hà bao gồm khoảng 160 triệu sao);
M56 / NGC 6779; M71; M72; M80; M92; M107: "Globular" cluster, chùm ngân hà dạng hình cầu, hình tròn;
M63 Sunflower NGC 5055; M81; M82 Cigar (NGC 3034);
M65; M66; M101;... dải ngân hà xoắn ốc "Spiral"
M73 Asterism; M77 Seyfert Galaxy
M82 Exploding Galaxy; M83 (NGC 5236);
M87 (NGC 4486) dải ngân hà có đường kính 120 000 l.y., có dạng bầu dục, cách Milky Way 54 triệu l.y., các sao của nó tỏa sắc vàng;
M104 "Sombrero"; NGC 520; Cartwheele; Comet; Tadpole;...
*M viết tắt chữ Messier (tên một nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier).
*NGC viết tắt của New General Catalogue (tổng thống kê mới)
*IC - the Index Catalogue (chỉ số thống kê) thêm một số dải ngân hà, tinh vân (nebulae), cụm sao (star clusters) được khám phá giữa 1888-1907.

Con người ngày càng đi sâu vào vũ trụ bao la, càng khám phá và hiểu biết chi tiết về hệ thống hình thành phức tạp của ngân hà (star-sao; cụm sao; galaxy-ngân hà; galaxy cluster-cụm ngân hà;super galaxy cluster-siêu ngân hà; galaxy filament-dây ngân hà) nhờ những kiếng viễn vọng tối tân như:
- ACT (Atacama Cosmology Telescope) năm 2007 bắt đầu đồ án "Tìm hiểu vũ trụ", khoa vật lý thiên văn (astrophysic) của trường đại học Princeton Mỹ, tại Cerro Toco, sa mạc Atacama (có độ cao 5100m so với mặt biển), phía bắc Chi-lê.
Ánh sáng từ những dải ngân hà mà chúng ta quan sát được ngày hôm nay là ánh sáng của hàng tỷ năm về trước (vì những dải ngân hà đó cách xa chúng ta rất nhiều l.y., một tia sáng phải đi nhiều năm ánh sáng mới tới được trái đất).
- Đài quan sát vũ trụ "Keck" (William Myron Keck) tại Mauna Kea, Hawaii, với sự cộng tác giữa trường đại học CIT và cơ quan NASA. Trọng tâm: tìm hiểu về lỗ đen.
- SDSS-Sloan Digital Sky Survey Đài quan sát Apache Point, New Mexico. Xác định vị trí của hàng triệu dải ngân hà trong vũ trụ và vẻ theo hệ thống 3 chiều.
 Trong hình dưới: một chấm là một dải ngân hà; nhiều dải ngân hà thành một cụm ngân hà, siêu ngân hà (super galaxy cluster); và dây galaxy cluster (bao gồm trên 10 000 siêu ngân hà). Những khoảng đen là "vật chất tối".
Một góc của Vũ Trụ a slice of the Universe
- Mặt trời cùng các hành tinh trong thái dương hệ cần khoảng 226 đến 250 triệu năm để quay một vòng chung quanh trung tâm của dải ngân hà, vậy mặt trời đã quay được khoảng 56 đến 61 vòng, với vận tốc 251km/giây.
- Trái đất quay chung quanh mặt trời với vận tốc nhanh nhứt là 30,29km/giây và chậm nhứt là 29,9km/s, tức là 1800km/giờ. Trái đất quay một vòng quanh trục của nó trong 24 giờ với vận tốc 1670 km/giờ (tính tại đường xích đạo với vòng đai chu vi 40075 km).
The solar systems:
Mặt trời ☉ (the sun); Thủy tinh ☿ (Mercury; La mã: thần của thương gia); Kim tinh ♀ (Venus; La mã: nữ thần tình ái); Trái đất ♁ (the Earth) và Mặt trăng ☾(the Moon) là Vệ tinh duy nhứt của trái đất; Hỏa tinh ♂ (Mars; La mã: thần chiến tranh); Mộc tinh ♃ (Jupiter; La mã: thần ánh sáng, là cha của tất cả các thần); Thổ tinh ♄ (Saturne; La mã: thần đem lại sự mầu mỡ, sinh sôi nẩy nở); Thiên vương tinh ♅ (Uranus; La mã: thần của bầu trời); Hải vương tinh ♆ (Neptune; La mã: thần sông, biển); Diêm vương tinh ♇ (Pluto; Hy lạp: thần địa ngục, thần của thế giới âm, thần chết).
Các Hành Tinh trong Thái Dương Hệ So sánh độ to của các hành tinh trong "our solar systems"Diêm vương tinh được người Mỹ Clyde William Tombaugh (1906-1997) phát hiện vào ngày 18.2.1930.
Ngày 26.8.2006 sao Diêm vương bị giáng cấp xuống thành dwarf planet hành tinh lùn, nguyên nhân vì quỹ đạo quay của nó không giống với 8 hành tinh được phát hiện trước đó. Quỹ đạo của Diêm vương không phải hình ellipse và đôi khi giao cắt với quỹ đạo của Hải vương tinh và có nhiều lúc khoảng cách của nó gần mặt trời hơn Hải vương tinh, một đặc điểm làm pluto khác biệt với 8 hành tinh khác. Để quay một vòng quanh mặt trời, pluto cần 247,68 năm (so với trái đất 365 ngày và 6 tiếng). Diêm vương tinh lại nhỏ hơn mặt trăng và trái đất, kích thước của nó chỉ lớn hơn chút ít so với hành tinh lùn khác Charon, Ceres và Eris, Makemake, Haumea.

Phi thuyền không người lái có tên (những) Chân trời mới "New Horizons" được cơ quan NASA phóng lên ngày 19 tháng 1 năm 2006 để đi thám hiểm Diêm vương tinh cách trái đất 5,9 tỷ km với vận tốc 16km/giây. Dự đoán vào tháng 7 năm 2015 phi thuyền sẽ đến đó. Trên đường đến pluto, năm 2005 New Horizons khám phá ra thêm 2 vệ tinh quay quanh pluto là Nix với đường kính 40km và Hydra với đường kính 160km. Phi thuyền sẽ tiếp tục bay tiếp ngang Charon có đường kính 1207km cũng là một vệ tinh của pluto, Charon được khám phá vào năm 1978 và có thể được bầu khí quyển bao bọc chung quanh!
New Horizons sẽ không quay trở về trái đất mà tiếp tục bay mãi đến khi cách trái đất khoảng 55AU thì trái đất sẽ không thể liên lạc, nhận và gởi tín hiệu được nữa. New Horizons sẽ đi vĩnh viễn vào vũ trụ vô tận. (* 1AU là khoảng cách giữa trái đất và mặt trời, khoảng 150 triệu km).
Các phi thuyền không người lái được phóng lên để thám hiểm vũ trụ:

- Voyager 1 của NASA phóng lên vào ngày 05.09.1977, bay với vận tốc 62 640km/h. Voyager 1 đã hoàn thành nhiệm vụ thám hiểm Mộc tinh và Thổ tinh (Jupiter, Saturne). Hiện phi thuyền đã bay rất xa vào vũ trụ, cách trái đất khoảng 17,4 tỷ km, đã ra khỏi thái dương hệ nhưng vẫn còn truyền thông tin về, thông tin này phải đi mất 17 tiếng (vận tốc ánh sáng) mới tới trái đất. Theo phỏng đoán trái đất sẽ còn nhận được thông tin của Voyager 1 đến năm 2025.
Hình ảnh Voyager 1 chuyển về trái đất ngày 12.9.1996 ở khoảng cách 6,4 tỷ km xa trái đất, trái đất chỉ còn là một "chấm xanh lợt" "pale blue dot"

- Voyager 2 của NASA phóng lên vào ngày 20.08.1977. Voyager 2 thám hiểm Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh (Unranus, Neptun). Hiện tại, Voyager 2 cách trái đất khoảng 14,2 tỷ km
Cả 2 phi thuyền Voyager 1 và 2 sẽ bay ra khỏi thái dương hệ và đi mãi vào vũ trụ, vì vậy trên phi thuyền có gắn một dĩa làm bằng đồng tráng lớp vàng (chống rỉ sét). Trên dĩa, một mặt là công thức để sử dụng dĩa và bảng đồ cũng như tọa độ của trái đất với 14 ngôi sao và vị trí của trái đất với trung tâm của dải ngân hà. Mặt thứ hai khắc những thông tin dạng tiếng động và hình ảnh đáng kể nhứt về trái đất, thí dụ như: nhiều nền văn minh, toán học, cấu trúc của giống người, thú, cây cỏ, tiếng gió thổi, tiếng sấm sét, 55 loại ngôn ngữ, 90 phút âm nhạc cổ điển (Bach, Beethoven, Mozart,...), lời chào của Chủ tịch Liên hiệp quốc Kurt Waldheim (UN-general secretary) và tổng thống Mỹ Jimmy Carter, trường hợp phi thuyền một ngày nào đó được tìm thấy bởi "alien".
Lời chào - nội dung nguyên thủy của "Voyager Golden Record": "This is a present from a small, distant world, a token of our sounds, our science, our images, our music, our thoughts and our feelings. We are attempting to survive our time so we may live into yours."
tạm dịch: "Đây là một món quà của một thế giới nhỏ và xa xăm, một khoanh nhỏ về âm thanh, khoa học, hình ảnh, âm nhạc, suy nghỉ và cảm nhận của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng để tồn tại trong thời đại của chúng tôi, để có thể tiếp tục sống đến thời đại của các bạn."

- VEX "Venus Express" phi thuyền của cơ quan ESA, phóng lên vào ngày 09.11.2005, sau 5 tháng vào ngày 11.04.2006 thì VEX đến và bay theo quỹ đạo ellipse quanh Kim tinh, mục đích thám hiểm bầu khí quyển dầy khoảng 20km của Kim tinh. Chương trình của VEX được gia hạn đến 31.12.2012.

- "Phoenix" Mars Mission của NASA phóng lên ngày 04.08.2007 thám hiểm Hỏa tinh. Sau 9 tháng vào ngày 26.05.2008 Phoenix đáp lên Mars.

- Galileo của NASA phóng lên vào ngày 18.10.1989, từ 1995 đến 2003 Galileo bay quanh Mộc tinh. Vào ngày 21.09.2003 phi thuyền đi vào vòng khí quyển của Mộc tinh và bị thiêu hủy.

- "Cassini-Huygens" của NASA phóng lên ngày 15.10.1997 đi thám hiểm Thổ tinh Saturne và Titan. Ngày 01.07.2004 Cassini bay vào quỹ đạo của Thổ tinh, và 14.01.2005 Huygens đáp lên Titan truyền 72 phút thông tin về trái đất. Chương trình thám hiểm này được gia hạn đến cuối năm 2017.

- Ngày 26.11.2011 lúc 10:02 sáng, tại Cape Canaveral/Florida Mỹ, cơ quan NASA phóng MSL (Mars Science Laboratory / Phòng thí nghiệm khoa học Hỏa tinh) ở đầu của hỏa tiển quân sự "Atlas V" để đi thăm dò Hỏa tinh. Dự án này trị giá 2.5 tỷ US$. Vào tháng 8.2012 MSL sẽ thả "Curiosity" (Tò mò) lên sao Hỏa. Curiosity là một chiếc xe có trọng lượng 900kg, cấu trúc của nó đặc biệt để đáp lên hành tinh khác. Trên Curiosity là phòng thí nghiệm, thiết bị quang tuyến X, máy quay phim, máy chiếu tia laser, v.v. với những kỹ thuật tinh vi nhứt hiện nay. Curiosity có nhiệm vụ kiểm tra những dấu hiệu của sự sống trên Hỏa tinh.

- Nếu trái đất vẫn còn tồn tại... thì ngày 19.07.2014 tại Kourou, cơ quan ESA (European Space Agency) với sự cộng tác của JAXA (Japanese Aerospace Exploration Agency) sẽ phóng BepiColombo kèm với hỏa tiển Ariane 5 ECA để đi thám hiểm Thủy tinh (Mercury), theo dự đoán thì khoảng 21.05.2020 đến 13.11.2020 thì BepiColombo sẽ đi vào quỷ đạo của Thủy tinh. Nhiệm vụ chính của BepiColombo là nghiên cứu từ trường, thành phần địa chất và lịch sử của hành tinh gần mặt trời nhứt.

* Tiểu hành tinh minor planet: là tên chung của dwarf planets, comets và small solar system bodies vào thế kỷ thứ 19. Từ năm 2006 Liên hiệp thiên văn học quốc tế International Astronomical Union chính thức chia tiểu hành tinh ra nhiều tên cho thiên thể.
* dwarf planet: hành tinh lùn là tất cả những thiên thể có đường kính nhỏ hơn Thủy tinh Mercury, quay quanh mặt trời, khối lượng lớn đủ để có khả năng tự tạo ra sức hút cũng như tự tạo ra độ cứng và tính chất thăng bằng thủy tĩnh; vật thể có dạng gần như tròn, có rất nhiều thiên thể khác không phải là vệ tinh nằm trên quỹ đạo của nó.
* plutoid là những hành tinh lùn, có đặc điểm tương tự Diêm vương tinh. Những vệ tinh quay quanh plutoid cho dù có đủ sức hấp dẫn để thành một vật thể gần như tròn cũng không được gọi là plutoid. Hiện nay, 2 plutoid biết được là Pluto và Eris. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều plutoid khác được khám phá nhờ có những khí cụ quan sát thiên văn ngày càng tân tiến.
* small solar system body: là tất cả các thiên thể nhỏ trong hệ mặt trời, không phải là hành tinh, cũng không phải là hành tinh lùn hay vệ tinh. Thiên thể nhỏ bao gồm asteroids và sao chổi comets.
* Thiên thạch asteroid: những thiên thể nhỏ, những tảng đá bị bể ra từ những lần đụng độ giữa các thiên thể, chúng không có hình dạng nhứt định, không có bầu khí quyển chung quanh, chúng cũng quay quanh mặt trời, phần lớn asteroids không có quỹ đạo nhứt định, đôi khi asteroid có vệ tinh chung quanh nó (asteroid Ida và vệ tinh của nó Dactyl), asteroids tập trung rất nhiều khoảng 7 trăm ngàn đến 1,7 triệu thiên thể nằm trong vòng đai giữa quỹ đạo của Hỏa tinh Mars và Mộc tinh Jupiter. Có một số asteroids trong thái dương hệ bay rất gần trái đất near Earth asteroids và có thể đi vào quỹ đạo của trái đất. Asteorid có đường kính 10km rớt lên trái đất là nguyên nhân làm tuyệt chủng những con khủng long.
* Sao sẹt meteor là những asteroid nhỏ, cũng quay quanh mặt trời và không có quỹ đạo nhứt định. Khi meteor đi vào trái đất, chúng phải đi ngang bầu khí quyển và bị cọ xát cháy rực. Mỗi ngày, có khoảng 40 tấn meteorid đi xuyên khí quyển của trái đất.
* Meteorite và những cục meteor rớt trên trái đất.
* Meteorid là những mảnh vụn của sao chổi, đi xuyên khí quyển của trái đất thành mưa sao sẹt, đôi khi hơn 100 lần trong một giờ.
* Sao chổi comet là một cục thiên thể hình thành bởi những tảng đá, bụi, sắt, khí và nước đá. Sao chổi đi theo quỹ đạo quanh mặt trời theo lối lập dị, đôi khi kỳ quái của nó. Phần lớn quỹ đạo của comet rất xa, xa thẳm trong vũ trụ. Vì quỹ đạo cũa chúng không nhất định nên khó có thể đoán được khi nào thì chúng sẽ tiến lại gần quỹ đạo của trái đất, chỉ có sao chổi Halley biết được là 76 năm xuất hiện một lần. Đôi khi sao chổi chỉ xuất hiện một lần rồi mất tích luôn.

* đơn vị đo khoảng cách trong thiên văn bằng vận tốc ánh sáng:
Light years
299.792,458 km = 1 giây vận tốc ánh sáng
1 năm vận tốc ánh sáng = 1 light year (l.y.) = 9,46 trillion km = 9.460.730.472.580 km
1 trillion = 1000 tỉ =10^12
Astronomical Units
khoảng cách từ trái đất đến mặt trời
1 đơn vị thiên văn = 1 AU (astronomical units) = 149.597.870,691 km
Parsec
1 parsec = 31 trillion km = 3,26 l.y.
*****
Một sự thật không thể chối cải là trong những năm gần đây, trên trái đất có rất nhiều thiên tai lớn xảy ra làm nhiều người thiệt mạng, và thời gian xảy ra những thiên tai lớn này ngày một ngắn. Bắt đầu là sóng thần 26.12.2004 ở vùng Nam Á: Indo, Thái, Ấn làm hơn 8000 người thiệt mạng. Bão hurricane Katrina 23.8.2005. Những trận động đất lớn ở Tàu, Haiti 12.1.2010. Núi lửa Eyjafjallajökull - Iceland 21.3.2010 hoành hành, nhã 1000 tấn tro trong một giây vào khí quyển (lần cuối chúng bùng phát là vào năm 1823). Hiện tượng rắn rết từ đâu bò ra khắp cả làng bên Quảng Đông, Trung Quốc.
 - 4. tháng 8 2011 Bão cát tại Urumqi, tây bắc tàu

- tháng 7.2011, theo tin của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức từ thiện "Save the Children": Hạn hán tồi tệ nhứt trong vòng 60 năm. Không có mưa từ đầu năm 2010, tiếp đó là nạn đói tại phía đông Phi Châu. Theo liên hiệp quốc khoảng 10 triệu người bị ảnh hưởng, trong số đó có nhiều trẻ em và người già chết đói. Nặng nhứt là khu vực Djibouti, Ethiopia, Somalia, Kenya. Ngoài hạn hán còn bị chiến tranh, nên mỗi ngày có khoảng 1300 người từ Somalia trốn qua biên giới để vào Kenya. Tại trại tỵ nạn Dadaab xây dựng cho 90 000 người, hiện tại có đến 350 000 người sinh sống.
* theo thông tin của cơ quan cảnh sát Nhựt: 17 440 người thiệt mạng.
* Fukushima tiếng Nhựt nghĩa "hòn đảo may mắn"

- đọc thêm tin: 28.10.2010 Núi lửa Merapi trên đảo Java của Indonesia bộc phát sau 100 năm ngủ yên, 119 người chết (08.11.2010),
- trước đó động đất cấp 7,7 ngày 24.10.2010 tại đảo Mentawai, phía tây Sumatra tạo sóng thần sâu 600m vào đảo giết 431 người và 88 người mất tích. Ngoài ra còn hàng chục ngọn núi nữa của Indonesia mà các nhà khoa học đo được độ hoạt động cực mạnh bên trong, đang có nguy cơ bộc phát

- đọc thêm tin: 29.08.2010, 12 ngàn người tại phía bắc Sumatra, Indonesia di tản vì núi lửa Sinabung ngủ yên 400 năm thức dậy, trào thạch nhũ và phun khói cao 1500 mét

- đọc thêm tin: 07.06.2010 bão cát tỉnh Thanh Hải Trung Quốc

- đọc thêm tin: 09.06.2010 Hố Địa Ngục Triết Giang Trung Quốc

-đọc thêm tin: Nam Kinh Trung Quốc 11.05.2010 hàng chục ngàn con cóc đổ ra đường
- đọc thêm tin 10.4.2010: Rắn độc lạ bò về khắp làng

Tóm lại:
Việc gì làm được ngày hôm nay, hãy làm. Sống ngày hôm nay như là ngày cuối cùng đi bạn nhé.

Đọc thêm bài thơ:
"Tận Thế"

Trích từ VOA tiếng Việt, thứ Ba 10 tháng 8 2010

Lũ lụt ở Pakistan vượt mọi kỷ lục về thiên tai

Theo Liên hiệp quốc, số người bị ảnh hưởng lũ lụt ở Pakistan nay vượt quá tổng số người bị ảnh hưởng của ba thiên tai cộng lại là trận sóng thần năm 2004, trận động đất tại Pakistan năm 2005 và trận động đất hồi đầu năm nay ở Haiti. Thông tín viên Ira Mellman của đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường trình sau đây.
Các số liệu do Liên Hiệp Quốc liệt kê nói rằng gần 14 triệu người đã phải đối phó với những ảnh hưởng của lũ lụt.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon nói: "Tôi hết sức lo ngại về các ảnh hưởng của lũ lụt mà con người phải gánh chịu. Mức độ của thiên tai này ngang ngửa với trận động đất vào tháng 10 năm 2005, nhưng lần này, thiên tai này tác động đến một diện tích lớn hơn nhiều."

Vùng bị ảnh hưởng lũ lụt nặng nề nhất là tỉnh Kyber Pakhtunkhwa ở tây bắc. Tại tỉnh này đang có hơn 600.000 người bị kẹt tại Thung lũng Swat, nơi mà hầu hết cầu cống và đường sá đã bị nước lũ cuốn trôi. Hàng trăm ngàn người khác đang ở vào khu vực dòng nước lũ quét qua tại tỉnh Punjab và tỉnh Singh ở miền nam, nơi sản xuất ra một lượng lớn lương thực của Pakistan.

Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng tình trạng thiếu nước sạch và an toàn đẩy dân chúng tại các khu vực lũ lụt tới nguy cơ lây nhiễm cao các loại bịnh dịch do nước lây truyền như tiêu chảy và dịch tả.


Bạn đã chuẩn bị tinh thần cho ngày đó hay chưa?
Trong phim trên đây có xê sịch chút xíu về thời điểm (2 ngày), họ nói là Chủ nhựt 23.12.2012.

xem thêm:
December 21 2012 the End?
part 1
part 2
part 3
part 4
part 5
part 6 / END.
Coi Thêm Tin có liên quan đến Thiên Văn - Thời Tiết
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
"Supermoon" Mặt Trăng To và Sáng 19.03.2011 và 14.11.2016
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Đặc Biệt Thiên Văn 9. và 10.01.2011
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Nhật Thực Khuyết ngày 15.1.2010
Sao Sẹt Shooting Stars
Nhựt Thực Toàn Phần vùng Đông Nam Á 22.07.2009
Rendez-vous Neptune, Jupiter and the Moon
Bịnh Tiểu Đường
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
Tẩy Uế Nước bằng Ánh Sáng Mặt Trời
Mắm Nêm một Đặc Sản của dân tộc Việt
Sáng Kiến giúp Người Nghèo
Vài Cây Cổ Thụ Nổi Tiếng trong Lịch Sử
Khi Mất Ngủ nên Làm Gì?
Làm Sao để có Làn Da Mặt Đẹp
24 Khuôn Vàng Thước Ngọc
Cúm Heo - Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1
Nhôm + Bột Ngọt và Bịnh Lãng Trí
Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi ...
Bảo Vệ Mắt Bằng Mắt Kiếng Mát
Ý nghĩa của Kim Bạch Kim - Vàng - Vàng Trắng và Bạch Kim
Tại Sao đeo Nhẫn Cưới ở ngón Áp Út?
Danh Sách Botany
Bài Thuốc Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên
Thái Giám chử Tàu
Sen và Súng - cách xếp Origami hình cánh Sen
Đồ Tốt - Đồ Dỏm
Nguyễn An Kiến Trúc Sư xây Tử Cấm Thành Trung Quốc
Độ ISO - Cách Điều Chỉnh Ánh Sáng Khi Chụp Hình


Thursday, April 15, 2010

Những Thức Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới

1/ Surströmming của Thụy Điển. Cá Trích chặt đầu, moi ruột, ngâm trong thùng nước muối. Một tháng sau, khi cá bắt đầu sình, lấy ra đóng hộp (ngâm trong dung dịch nước muối). Cá tiếp tục sình trong hộp đóng nắp kín, nắp càng lúc càng phình lên như có thể nổ tung bất cứ lúc nào (khi ăn họ mở ra bằng cách nào để không nổ, thì không biết! có lẽ phải đâm lổ ở trên nắp để hơi xì?). Hảng máy bay của Anh Quốc và Pháp cấm không cho hành khách đem lên máy bay của họ những hộp này vì sợ nổ. Ai muốn thử, có lẽ vừa ăn vừa phải bịt mũi.

2/ Hákarl thức ăn của Iceland, cá mập bắt được cho vào hố, đổ sỏi cho lấp để chất độc uric acid trong cá thoát ra thành ammoniac, mùi khai thúi rữa. Sau nhiều tháng họ moi cá lên rồi đem phơi gió 2-3 tháng nữa, treo để ammoniac bay một phần nào đó mùi khai. Cuối cùng họ cắt thịt của cá (có màu nâu) ra từng cục vuông, vừa miếng ăn.

3/ Andouillettes, dồi của Pháp, trong đó toàn đồ lòng của heo, bò: ruột, bao tử, tim gan phèo phổi v.v.

4/ Milbenkäse đặt sản của Đông Đức. Người ta cho những cục phó mát cở bằng cục dồi vừa làm vào một cái thùng gổ, hở mặt trên. Trong đó là bột lúa mạch và hàng triệu con ve nhỏ li ti 0,1mm có tên tyroglyphus casei, thuộc họ nhện. Bột để cho ve ăn vì nếu không nó sẽ ăn đến phó mát, ăn xong thì nó đái ỉa, những chất đó sẽ bao bọc cục phó mát. Một năm sau thì phó mát ăn được. Có người lại thích ăn con ve, họ trét nó lên bánh mì rồi ăn, không cần phó mát.

Coatia có món mì Ý với trùng đất. Trùng đất được luộc với nước muối, phơi khô. Khi ăn cho lên mì.

5/ casu marzu "phó mát sình hay phó mát củ" casu becciu là một loại saltarello friulano formaggio "nhảy nhót phó mát". Đặc biệt chỉ có tại sardinia và lombardy, nước Ý. Đó là một loại phó mát làm bằng sửa cừu được phơi trần dưới hầm. Các con ruồi đẻ trứng vào trong đó, trứng nở ra những con giòi. Phó mát ăn được khi các con giòi bắt đầu co mình búng. Khi ăn, lấy bánh mì quẹt, ăn luôn giòi và nó vẫn còn búng, nhảy lung tung. Có vài con giòi có thể sống sót khi vào đến bao tử! Món này có thể gây tiêu chảy và ói mữa.

6/ Phó mát làm bằng sữa đàn bà, tại New york.

Thái, Phi, Tàu có món chưn gà, đầu gà nướng hoặc luột, lưởi vịt, và sâu bọ, dế, cào cào rang giòn. Tàu và Triều Tiên thêm món thịt chó.
Campuchia có món nhện chiên.
Fugu là món ăn sống của Nhựt. Lúc cá còn sống phải cắt bỏ nội tạng trong vòng 3 phút, thịt xắt lát thật mỏng ăn sống. Có người đã ăn qua và tả là món này hoàn toàn không có mùi vị gì đặc biệt. Trong nội tạng loại cá này có chất cực độc Tetrodotoxin (10 000 lần độc hơn potassium cyanide; kali xyanua). Hàng năm khoảng 100 người chết vì ăn nó. Đầu bếp bán cá trong tiệm ăn phải có bằng cấp được phép làm cá. Cá phải còn sống lúc làm thịt hoặc phải cho thật nhiều đá nhận lên mình khi chúng vừa chết, nếu không chất độc từ các bộ phận cũa chúng sẽ lan vào thịt. Người ăn trúng thịt độc này, sau 10 đến 12 phút sẽ cảm thấy tê và không còn cảm giác vùng lưỡi, sau đó lan ra khắp tứ chi và sau 17 phút cơ tim, phổi sẽ ngưng hoạt động.

7/ Kakashere Pörkölt - Dái gà hầm, món ăn của người Hungary


8/ Ăn bào thai (hình dễ sợ quá không đăng lên!). Thường là những phụ nữ ở vùng quê trung quốc. Khi có thai, khám biết đó là con gái, họ bán bào thai đó, bác sĩ mỗ bụng lấy ra. Tiệm nấu ăn đặt mua đem về, làm cho các đại gia xúm lại ăn. Muốn ăn phải đặt trước nhiều tháng, vì "hàng/nguyên liệu" không phải lúc nào cũng mua được. Họ đồn rằng ăn loại canh này rất bổ và nhứt là cường dương.
songhua dan 松花蛋 tùng hoa đản "trứng trăm năm", trứng thúi của tàu. Trứng vịt được bọc với muối pha chanh trong lá cây tùng và đất bùn, rơm và tro. Chôn dưới đất, sau 100 ngày, moi lên. Bên trong trứng không còn lỏng mà tròng trắng cứng và có màu đen, tròng đỏ trở màu xanh lá cây đen.
Câu chuyện có thật: lúc trong cư xá sinh viên, sinh viên Tàu nó luộc trứng thúi này trong nhà bếp chung, nó ăn. Ăn xong nó trốn vô phòng mất hết, sinh viên sống chung tầng chịu hết nổi, đem quăng cái nồi ra ngoài sân vì cái nồi không vẫn còn thúi. Gặp mình nó hỏi: "người Á châu ăn trứng gì mà thúi vậy?", mình giã bộ không biết để khỏi giải thích và nói: mấy cái thứ đó chỉ có Tàu ăn, hỏi tụi nó đi.
Món canh đầu cá của Tàu. Fish heads, fish heads: Eat them up!

VN cũng không thua kém ai, một số người thèm thuồng những thứ thức ăn được liệt vào hàng ghê tởm, ác độc hạng nhứt nhì thế giới: mẻ, chuột, trứng vịt lộn, thịt chó... ăn tươi nuốt sống máu, mật, tim của rắn và rồng đất.

* rồng đất tên khoa học Physignathus cocincinus, dân gian gọi là con tò te hay rồng tạng được liệt vào sổ đỏ những con vật có ích sắp tuyệt chủng, vậy mà các ((người)) đàn ông vẫn tiếp tục uống máu tươi để hy vọng được cường dương!

Đọc thêm bài thơ:
Kiếp Sau Xin Chớ Làm Người
Nếu không vì đói và có thể lựa chọn thức ăn, thức uống.
Vì sao con người quá ác độc? mất nhân tính, thất đức như vậy?


Coi Thêm
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Vi Trùng MRSA
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
 Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
Chết Vì Sắc Đẹp
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
21.12.2012 Ngày Tận Thế?
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
Tẩy Uế Nước bằng Ánh Sáng Mặt Trời
Mắm Nêm một Đặc Sản của dân tộc Việt
Sáng Kiến giúp Người Nghèo
Vài Cây Cổ Thụ Nổi Tiếng trong Lịch Sử
Khi Mất Ngủ nên Làm Gì?
Làm Sao để có Làn Da Mặt Đẹp
24 Khuôn Vàng Thước Ngọc
Nhật Thực Khuyết ngày 15.1.2010
Cúm Heo - Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1
Nhôm + Bột Ngọt và Bịnh Lãng Trí
Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi ...
Bảo Vệ Mắt Bằng Mắt Kiếng Mát
Ý nghĩa của Kim Bạch Kim - Vàng - Vàng Trắng và Bạch Kim
Tại Sao đeo Nhẫn Cưới ở ngón Áp Út?
Sao Sẹt hàng năm
Nhật Thực 22.07.2009
Danh Sách Botany
Rendez-vous Hải Vương - Sao Mộc và Mặt Trăng trong năm 2009
Bài Thuốc Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên
Thái Giám chử Tàu
Sen và Súng - cách xếp Origami hình cánh Sen
Đồ Tốt - Đồ Dỏm
Nguyễn An Kiến Trúc Sư xây Tử Cấm Thành Trung Quốc
Độ ISO - Cách Điều Chỉnh Ánh Sáng Khi Chụp Hình


Sunday, April 11, 2010

Nguyệt - Trăng - Chị Hằng ... và Chinh Phụ

Thích nhứt mấy câu này trong tập thơ Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn. Tuy 4 câu thơ trùng trùng điệp ngữ, nhưng mỗi câu đều lại không có nghĩa trùng nhau, thật là tuyệt diệu:
...
Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
...

Chinh Phụ Ngâm
1. Thuở Trời Đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy.
5. Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
9. Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào.
13. Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
17. Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
21. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.

25. Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
29. Nước trong chảy, lòng phiền chẳng rửa,
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên.
Nhủ rồi tay lại cầm tay,
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
33. Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên san.
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
37. Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
41. Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ đường nầy,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
45. Quân trước đã gần ngoài doanh liễu,
Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng dương.
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường nầy chăng?
49. Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trong bóng phất phơ.
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi, ngẩn ngơ nỗi nhà.
53. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp lại về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
57. Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
61. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

65. Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng nầy nghỉ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu.
69. Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Giòng nước sâu ngựa nản chân bon.
Ôm yên gối trống đã chồn,
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh.
74. Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại,
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua.
Hình khe thế núi gần xa,
Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao.
77. Sương đầu núi buổi chiều như giội,
Nước lòng khe nẻo suối còn sâu.
Não người áo giáp bấy lâu,
Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây.
81. Trên trướng gấm có hay chăng nhẻ?
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên.
Tưởng chàng giong ruổi bấy niên,
Chẳng nơi Hãn hải thì miền Tiêu quan.
85. Đã trắc trở đòi ngàn xà hổ,
Lại lạnh lùng những chỗ sương phong.
Lên cao trông thức mây lồng,
Lòng nào mà chẳng động lòng bi thương.

89. Chàng từ sang đông nam khơi nẻo,
Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu?
Những người chinh chiến bấy lâu,
Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây.
93. Nức hơi mạnh ân dày từ trước,
Trải chốn nghèo, tuổi được bao nhiêu?
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo,
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.
97. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?
101. Dấu binh lửa nước non như cũ,
Kẻ hành nhân qua đó chạnh thương.
Phận trai: già ruổi chiến trường,
Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về.
105. Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ,
Ba thước gươm một cỗ nhung yên.
Xông pha gió bãi trăng ngàn,
Tên reo đầu ngựa, giáo dan mặt thành.
109. Áng công danh trăm đường rộn rã,
Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi.

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây.
113. Trong cửa này đã đành phận thiếp,
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay?
Những mong cá nước vui vầy,
Nào ngờ đôi ngả nước mây cách vời.
117. Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ,
Chàng há từng học lũ vương tôn.
Cớ sao cách trở nước non?
Khiến người thôi sớm thôi hôm những sầu.
121. Khách phong lưu đương chừng niên thiếu,
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên.
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,
Quan san để cách hàn huyên cho đành.
125. Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã giục oanh già,
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.
129. Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió,
Hỏi ngày về chỉ độ đào bông.
Nay đào đã quyến gió đông,
Phù dung lại đã bên sông bơ xờ.
133. Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm.
Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm lao xao.
137. Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm nào có tiêu hao.
Ngập ngừng gió thổi chéo bào,
Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.
141. Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh.
Rêu xanh mấy lớp xung quanh,
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.
145. Thư thường lại, người không thấy lại,
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương.
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang,
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.

149. Thử tính lại diễn khơi ngày ấy,
Tiền sen nầy đã nẩy là ba,
Xót người lần lữa ải xa,
Xót người nương chốn Hoàng hoa dặm dài.
153. Tình gia thất nào ai chẳng có,
Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.
Mẹ già phơ phất mái sương,
Con thơ măng sữa vả đương phù trì.
157. Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.
161. Nay một thân nuôi già dạy trẻ,
Nỗi quan hoài mang mẻ biết bao.
Nhớ chàng trải mấy sương sao,
Xuân từng đổi mới, đông nào còn dư.
165. Kể năm đã ba tư cách diễn,
Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang.
Ước gì gần gũi tấc gang,
Giải niềm cay đắng để chàng tỏ hay.
169. Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá,
Gương lầu Tần dấu cũ soi chung.
Cậy ai mà gởi tới cùng,
Để chàng thấu hết tấm lòng tương tư.
173. Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía,
Ngọc cài đầu thuở bé vui chơi.
Cậy ai mà gửi tới nơi,
Để chàng trân trọng dấu người tương thân.

177. Trải mấy thu tin đi tin lại,
Tới xuân này tin hãy vắng không.
Thấy nhàn luống tưởng thư phong.
Nghe hơi sương, sắm áo bông sẵn sàng.
181. Gió tây thổi không đường hồng tiện,
Xót cõi ngoài tuyết quyến mưa sa.
Màn mưa trướng tuyết xông pha,
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.
185. Đề chữ gấm phong thôi lại mở,
Gieo bói tiền tin dở còn ngờ.
Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ,
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai.
189. Há như ai, hồn say bóng lẫn,
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn hư không.
Trâm cài xiêm giắt lạnh lùng,
Lệch làn tóc rối, lỏng vòng lưng eo.
193. Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Bức rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
197. Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
201. Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc chờ đằng đẳng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.
205. Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
209. Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gởi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng Trời.
213. Trời thăm thẳm xa vời không thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
217. Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết nhường cưa xẻ héo cành ngô.
Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi.
221. Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
225. Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

229. Đâu xiết kể trăm sầu nghìn não,
Từ nữ công phụ xảo đều nguôi.
Biếng cầm kim biếng đưa thoi,
Oanh đôi thẹn dệt bướm đôi ngại thùa.
233. Mặt biếng tô miệng càng biếng nói,
Sớm lại chiều dòi dõi nương song.
Nương song luống ngẩn ngơ lòng,
Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
237. Biếng trang điểm lòng người sầu tủi,
Xót nỗi chàng ngoài cõi trùng quan.
Khác gì ả Chức chị Hằng,
Bến Ngân sùi sụt cung trăng chốc mòng.
241. Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối,
Buồn chứa đầy hãy thổi làm cơm.
Mượn hoa mượn rượu giải buồn,
Sầu làm rượu nhạt muộn làm hoa ôi.
245. Gõ sênh ngọc mấy hồi không tiếng,
Ôm đàn tranh mấy phím rời tay.
Xót người hành dịch bấy nay,
Dặm xa mong mỏi trắp đầy lại vơi.
249. Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt,
Trống tiều khua như đốt buồng gan.
Võ vàng đổi khác dung nhan,
Khuê ly mới biết tân toan dường này.

253. Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ,
Chua cay này há có vì ai?
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi,
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề.
257. Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng,
Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn.
Duy còn hồn mộng được gần,
Đêm đêm thường đến Giang tân tìm người.
261. Tìm chàng thuở Dương Đài lối cũ,
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa.
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.
265. Giận thiếp thân lại không bằng mộng,
Được gần chàng bến Lũng thành Quan.
Khi mơ những tiếc khi tàn,
Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không.
269. Vui có một tấm lòng chẳng dứt,
Vốn theo chàng giờ khắc nào nguôi.
Lòng theo nhưng chửa thấy người,
Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe.
273. Trông bến nam bãi che mặt nước,
Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh.
Nhà thôn mấy xóm chông chênh,
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.
277. Trông đường bắc đôi chòm quán khách,
Rườm rà cây xanh ngát núi non.
Lúa thành thoi thóp bên cồn,
Nghe thôi ngọc địch véo von bên lầu.
281. Non đông thấy lá hầu chất đống,
Trĩ xập xoè mai cũng bẻ bai.
Khói mù nghi ngút ngàn khơi,
Con chim bạt gió lạc loài kêu sương.
285. Lũng tây thấy nước dường uốn khúc,
Nhạn liệng không sóng giục thuyền câu.
Ngàn thông chen chúc khóm lau,
Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về.
289. Trông bốn bề chân trời mặt đất,
Lên xuống lầu thấm thoát đòi phen.
Lớp mây ngừng mắt ngại nhìn,
Biết đâu chinh chiến là miền Ngọc quan.

293. Gậy rút đất dễ khôn học chước,
Khăn gieo cầu nào được thấy tiên.
Lòng nầy hóa đá cũng nên,
E không lệ ngọc mà lên trông lầu.
297. Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.
Chẳng hay muôn dặm ruổi dong,
Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng?
301. Lòng chàng ví cũng bằng như thế,
Lòng thiếp đâu dám nghĩ gần xa.
Hướng dương lòng thiếp như hoa,
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương.
305. Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái,
Hoa để vàng bởi tại bóng dương.
Hoa vàng hoa rụng quanh tường,
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần.

309. Chồi lan nọ trước sân đã hái,

Ngọn tần kia bên bãi đưa hương.
Sửa xiêm dạo bước tiền đường,
Ngửa trông xem vẻ thiên chương thẫn thờ.
313. Bóng Ngân hà khi mờ khi tỏ,
Độ Khuê triền buổi có buổi không.
Thức mây đòi lúc nhạt nồng,
Chuôi sao Bắc đẩu thôi đông lại đoài.
317. Mặt trăng tỏ thường soi bên gối,
Bừng mắt trông sương gội cành khô.
Lạnh lùng thay bấy nhiêu thu,
Gió mây hiu hắt trên đầu tường vôi.
321. Một năm một nhạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
Xưa sao hình ảnh chẳng rời,
Bây giờ nỡ để cách vời Sâm Thương.
325. Chàng ruổi ngựa dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in.
Gió xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.
329. Xảy nhớ khi cành Diêu đóa Ngụy,
Trước gió Xuân vàng tía sánh nhau.
Nọ thì ả Chức chàng Ngâu,
Tới trăng thu lại bắc cầu sang sông.
333. Thương một kẻ phòng không luống giữ,
Thời tiết lành lầm lỡ đòi nau.
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoát qua màu xuân xanh.
337. Xuân thu để giận quanh ở dạ,
Hợp ly đành buồn quá khi vui.
Oán sầu nhiều rối tơi bời,
Vóc bồ liễu dễ ép nài chiều xuân.
341. Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước,
E đến khi đầu bạc mà thương.
Mặt hoa nọ gã Phan lang,
Sợ khi mái tóc điểm sương cũng ngừng.
345. Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở,
Tiếc quang âm lần lữa gieo qua.
Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa,
Gái tơ mấy chốc đã ra nạ dòng.
349. Gác nguyệt nọ mơ màng vẻ mặt,
Lầu hoa kia phảng phất mùi hương.
Trách trời sao để lỡ làng,
Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên.

353. Chàng thấy chăng chim uyên ở nội,

Cũng dập dìu chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim yến trên rường,
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
357. Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.
Liễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cũng sánh đôi cây cũng liền.
361. Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây.
Thiếp xin về kiếp sau này,
Như chim liền cánh như cây liền cành.
365. Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy,
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.
Thiếp xin chàng chớ bạc đầu,
Thiếp thì giữ mãi lấy màu trẻ trung.
369. Xin làm bóng theo cùng chàng vậy,
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên.
Chàng nương vầng nhật phỉ nguyền,
Mọi bề trung hiếu thiếp xin vẹn tròn.
373. Lòng hứa quốc tựa son ngăn ngắt,
Sức tý dân dường sắt trơ trơ.
Máu Thiền Vu, quắc Nhục Chi,
Ấy thì bữa uống, ấy thì bữa ăn.

377. Mũi đòng vác đòi lần hăm hở,
Đã lòng trời gìn giữ người trung.
Hộ chàng trăm trận nên công,
Buông tên ải bắc, treo cung non đoài.
381. Bóng cờ xí giã ngoài quan ải,
Tiếng khải ca trở lại thần kinh.
Non Yên tạc đá đề danh,
Triều thiên vào trước cung đình dâng công.
385. Nước duềnh Hán vác đòng rửa sạch,
Khúc nhạc Từ réo rắt ngợi khen.
Tài so Tần Hoắc vẹn tuyền,
Tên ghi gác khói tượng truyền đài lân.
389. Nền huân tướng đai cân rạng vẻ,
Chữ đồng hưu bia để nghìn đông.
Ơn trên tử ấm thê phong,
Hiển vinh thiếp cũng đượm chung hương Trời.
393. Thiếp chẳng dại như người Tô phụ,
Chàng hẳn không như lũ Lạc dương.
Khi về đeo quả ấn vàng,
Trên khung cửi dám rẫy ruồng làm cao.
397. Xin vì chàng xếp bào cởi giáp,
Xin vì chàng giũ lớp phong sương.
Vì chàng tay chuốc chén vàng,
Vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng.
401. Giở khăn lệ chàng trông từng tấm,
Đọc thơ sầu chàng thẩm từng câu.
Câu vui đổi với câu sầu,
Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời.
405. Sẽ rót vơi lần lần từng chén,
Sẽ ca dần ren rén từng thiên.
Liên ngâm đối ẩm đòi phen,
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già.
409. Cho bỏ lúc sầu xa cách nhớ,
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình.
Ngâm nga mong gửi chữ tình,
Dường này âu hẳn tài lành trượng phu.

Hết
Đây là bản dịch chử Nôm của bà Đoàn Thị Điểm


Đặng Trần Côn sanh khoảng năm 1710, mất khoảng 1745, sống vào thời vua Lê chúa Trịnh. Ông là người quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chinh phụ ngâm ra đời khoảng năm 1741.
Nội dung: Thời triều đình phong kiến, vào lúc nước nhà có chiến tranh, một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến. Bài thơ là một độc thoại nội tâm của vai chính này. Nàng than thở nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng.
Tác phẩm bắt đầu với khung cảnh chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ nhìn cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiến bào thắm đỏ và cưỡi ngựa sắc trắng như tuyết.
Cuộc tiễn đưa kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng giữa chiến trường đầy oan hồn, tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Phần tiếp theo của câu chuyện là diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ của quyên hót, đào nở, sen tàn. Tâm trạng "trăm sầu ngàn não" khi chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuy vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường và tuyệt vọng. Người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng.
Kết thúc câu chuyện, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình. (theo wikipedia)

Đọc thêm thơ sưu tầm 
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
Những Bóng Người trên Sân Ga - Nguyễn Bính
Đưa Em tìm Động Hoa Vàng - Phạm Thiên Thư
Tình Sầu - Huyền Diệu
Anh Lùa Bò vào Đồi Sim Trái Chín - Bùi Giáng
Anh Thư Họ Triệu - Lê Ngọc Hồ
Ghen - Thơ Nguyễn Bính

Đọc thêm
Mê Linh Nữ Tướng
Vì sao phụ nữ Việt Nam đáng được khâm phục?
Phạm Cự Lượng bình Chiêm đánh Tống

Đọc thêm thơ của Kim Bạch Kim
 Ngẫm Tình Đời
Trong Mắt Anh Tôi Thấy Địa Đàng
Chúc Tết Nhâm Thìn
Chúc Xuân 
Năm Nhâm Thìn
Xuân Nhâm Thìn
Tuyết Đầu Xuân
Thu Trên Giàn Mướp Đắng 
Bông Hồng Không Gai 
Mưa Tím
Giấc Điệp và Năm Canh
One Way Ticket to the Galaxy
Hững Hờ Xuân
Cỏi Tương Tư
Hè Việt Nam
Dạo Chơi Ngắm Cảnh
Thung Lũng Tím
Trầm Tư Mặc Tưởng
Dòng Sông Đẹp với nhiều Giai Nhân
Tết Đến Xuân Tân Mẹo
Tưởng!
Xuân Canh Dần
Xuân Viễn Xứ
Sầu Đông
Nguyệt Đùa
Cảnh Đêm Thu
Chơi Cờ Uống Rượu
Tết Trung Thu
Âm Dương Cách Biệt
Đoạn Trường Tương Tư
Trăng Soi Phận Kiều
Trăng Dưới Nước
Vào Thu
Giọt Đắng Đêm Thu
Thiên Thu
Trọn Một Kiếp
Nguyệt Rụng Mưa Rơi
Giọt Đắng
Mưa Ngâu
Hè Cố Quốc
Tuyệt Bút
Bãi Trường Thập Nhị Liên Hoàn Khúc
Thiên Tình Sử
Kiếp Si Tình
Mối Tơ Lòng
Rượu và Tình
Ác Mộng
Mưa Trên Đảo Vắng
Dòng Thời Gian
Dạo Xuân
Tương Lai Vạn Ngày Sầu
Chán Đời
Cảnh Cố Hương
Gương Mờ Soi Bóng
Trăng Sáng Sương Rơi
Lệ Sương Thu
Đánh Đu
Bướm Vờn Hoa
Sắc Thắm Xuân Tươi
Mộng Cảnh
Kiếp sau xin chớ làm người
Mê Linh Nữ Tướng
DẤU CHÂN TRÊN TUYẾT
Quỳnh Hoa
Chòm Sao Soi Bóng
Mừng Tết Kỹ Sửu
Mừng Năm Mới
Vương Phi Mộng
TIẾNG KHÓC GIỮA ĐỒI THÔNG
Chánh Tà Tri Kỷ
Đào Nguyên Lỗi Hẹn
Chữ Tòng!
Thiên Kiều Tướng Quân

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo