Sunday, October 19, 2008

Truyện Kiều 1 - 499

Truyện Kiều - Kim Vân Kiều. Tên nguyên thuỷ: Đoạn Trường Tân Thanh
Tác giả: Nguyễn Du (1766-1820)
Truyện thơ chữ Nôm, tổng cộng 3254 câu theo thể thơ lục bát. Đoạn trường tân thanh được viết vào khoảng năm 1804-1809.

Tóm tắt nội dung:
Vào thời vua Minh Thánh Tông (1522-1566), trong một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con, con cả là Vương Thúy Kiều, sau là Thúy Vân và Vương Quan là con trai út. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân thì "mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười", nhưng "so bề tài, sắc" thì Thúy Kiều lại hơn hẳn cô em.

Kiều thăm mộ Đạm Tiên
Trong một lần đi tảo mộ vào tiết Thanh minh, khi đi qua mộ Đạm Tiên (tên đầy đủ là Lưu Đạm Tiên), một "nấm đất bên đàng", Kiều đã khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một "kiếp hồng nhan" "nổi danh tài sắc một thì" mà giờ đây "hương khói vắng tanh". Vốn là một con người giàu tình cảm và tinh tế nên Kiều cũng đã liên cảm tới thân phận của mình và của những người phụ nữ nói chung:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Kiều gặp Kim Trọng
Cũng trong ngày hôm đó, Kiều đã gặp Kim Trọng, là một người "vốn nhà trâm anh", "đồng thân" với Vương Quan, từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Bên cạnh đó thì Kim Trọng cũng là người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này thì hai người "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tiếp sau lần gặp gỡ ấy là mối tương tư:

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không

Kim Trọng vì tương tư Kiều nên đã quên hết cả thú vui hàng ngày, tìm cách chuyển đến ở gần nhà Kiều. Sau đó mấy tuần trăng thì Kim Kiều đã gặp nhau, Kiều đã nhận lời Kim Trọng và họ đã trao đổi kỷ vật cho nhau. Nhiều lần Kim Trọng cũng muốn "vượt rào" để gặp Kiều, nhưng Thúy Kiều là một người sắc sảo, cô đã thuyết phục được Kim Trọng:
Vội chi liễu ép hoa nài,
Còn thân ắt lại đền bồi có khi!
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân

Nhà Kiều gặp nạn và Kiều bán mình chuộc cha
Tai họa đã đột ngột ập đến Vương gia trong lúc người thiếu nữ còn đang thổn thức với mối tình đầu. Bọn sai nha đầu trâu, mặt ngựa đã đánh đập cha và em nàng một cách tàn nhẫn trong nỗi oan kêu trời không thấu. Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, Kiều đành phải đi đến quyết định bán mình để chuộc cha, nhưng nàng không quên lời hẹn ước "trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai" với Kim Trọng trước khi chàng về Liêu Dương để thọ tang chú. Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả lời hẹn ước với Kim Trọng:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Trao duyên cho em xong, nàng cảm thấy xót thương cho thân phận của chính mình:
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Do đau thương quá nên Thuý Kiều đã ngất đi trên tay người thân.

Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú bà
Mã Giám Sinh (giám sinh họ Mã, có tên đầy đủ là Mã Quy) vốn là "một đứa phong tình đã quen" cùng với Tú bà (tên đầy đủ Mã Tú) mở hàng "buôn phấn bán hương", chuyên đi mua gái ở các chốn về "lầu xanh". Thấy Thúy Kiều như là một món hàng ngon, nhất quyết mua về, lấy tiếng là làm vợ nhưng sau khi "con ong đã tỏ đường đi lối về", Thúy Kiều đã bị Tú bà bắt phải tiếp khách. Nàng nhất quyết không chịu, tự vận bằng dao nhưng không chết. Tú bà đành nhượng bộ cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Ở nơi này, nỗi nhớ người thân luôn luôn ấp ủ trong lòng:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Nỗi buồn của người thiếu nữ được thể hiện qua những câu thơ chất chứa đầy cảm xúc:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Kiều mắc lừa Sở Khanh
Sống một mình giữa không gian mênh mông xa vắng đó nên khi gặp Sở Khanh, một gã có "hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng" và cũng khá "văn vẻ", cô như người đang sắp chết đuối vớ được cọc mà không còn bình tĩnh nhận ra lời lường gạt sáo rỗng của Sở Khanh.
Than ôi! sắc nước hương trời,
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?
Kiều vội vàng trao thân cho Sở Khanh và cùng Sở Khanh trốn thoát khỏi lầu Ngưng Bích. Cô nào ngờ mình đã rơi vào lưới do Tú bà giăng sẵn để giữ cô lại vĩnh viễn ở lầu xanh. Chưa kịp cao bay xa chạy thì Tú bà đến và lúc này nàng mới rõ bản chất con người Sở Khanh:
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung!
Đến lúc này, nàng đành phải chịu quy phục, mặc cho thể xác "đến phong trần, cũng phong trần như ai" và cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa



Kiều gặp Thúc Sinh
Thúc Sinh (thư sinh họ Thúc, tên đầy đủ Thúc Thủ) tuy đã có vợ là Hoạn Thư (có nghĩa chị Hoạn) nhưng cũng là người "mộ tiếng Kiều nhi" từ lâu. Thúc Sinh trong tác phẩm này có lẽ là có diễn biến tình cảm, tâm tư mang tính của con người trong "đời thường" nhất, chứ không như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Thúc Sinh là thế giới của đam mê và là sứ giả phong lưu của tình dục. Chưa có một "đấng nam nhi" nào trong truyện Kiều có cách nhìn nâng tấm thân đầy nhục dục của Kiều lên tầm thẩm mỹ như Thúc Sinh
Rõ màu trong ngọc trắng ngà!
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Do vậy Kiều đã ham sống và tự tin hơn về tương lai số phận của mình. Hai người vui vẻ bên nhau "ý hợp tâm đầu".
Khi hương sớm khi trà trưa,
Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn.
Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh, chàng yêu Thúy Kiều bằng một tình yêu chân thực và trân trọng cô, điều này thể hiện tính nhân văn của truyện Kiều.
Tuy nhiên, vì là gái lầu xanh Kiều đã không được Thúc Ông (cha của Thúc Sinh) thừa nhận. Thúc Ông đã thưa Kiều lên quan xét xử:
Phong lôi nổi trận bời bời,
Nặng lòng e ấp tính bài phân chia.
Quyết ngay biện bạch một bề,
Dạy cho má phấn lại về lầu xanh!
Kiều quyết tâm dan díu với Thúc Sinh không chịu quay về lầu xanh nên lại thêm một lần khốn khổ:
Dạy rằng: Cứ phép gia hình!
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày.
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.
May thay vị quan đó tuy tỏ ra nghiêm khắc nhưng cũng có tình người. Thấy Thúc Sinh đau khổ khi thấy Kiều vì mình mà gặp nạn, ông đã cho Kiều làm một bài thơ bày tỏ nỗi niềm. Đọc thơ của Kiều, vị quan khen ngợi rồi khuyên Thúc Ông (ông họ Thúc) nên rộng lượng chấp nhận Kiều lại cho đồ sính lễ cưới xin. Nhờ vậy Kiều thoát kiếp thanh lâu nhưng chưa được bao lâu thì nàng lại mắc vạ với Hoạn Thư, vợ chính của Thúc Sinh.


Kiều và Hoạn Thư
Khi biết chuyện, cha mẹ Thúc Sinh nổi giận đòi trả Kiều trở về chốn cũ, nhưng khi biết Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, có tài làm thơ, cha của Thúc Sinh đã phải thốt lên:
Thương vì hạnh trọng vì tài
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba
Kiều đã ở cùng Thúc Sinh suốt 1 năm ròng và vẫn luôn khuyên Thúc Sinh về thăm vợ chánh Hoạn Thư, họ vẫn chưa có con chung sau nhiều năm sống cùng nhau. Sau chuyến đi thăm và quay trở lại gặp Kiều, Thúc Sinh không ngờ rằng Hoạn Thư đã sai gia nhân đi tắt đường biển để bắt Thúy Kiều về tra hỏi. Thúy Kiều bị tưới thuốc mê bắt mang đi, còn mọi người trong nhà lúc đó cứ tưởng cô bị chết cháy sau trận hỏa hoạn. Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn Thư với cái tên là Hoa Nô. Lúc Thúc Sinh về nhà, nhìn thấy Thúy Kiều bị bắt ra chào mình, "phách lạc hồn xiêu", chàng nhận ra rằng mình mắc lừa của vợ chánh. Hoạn Thư đã bắt Kiều phải hầu hạ, đánh đàn cho bữa tiệc của hai vợ chồng. Đánh đàn mà tâm trạng của Kiều đau đớn:
Bốn giây như khóc như than
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Thế rồi, do thấy Kiều khóc nhiều, Hoạn Thư bảo Thúc Sinh tra khảo vì lý do gì. Thúy Kiều viết tờ khai nói rằng vì cha bị oan khiên, phải bán mình và bị lừa vào lầu xanh, sau đó có người chuộc ra làm vợ, rồi chồng đi vắng, nàng bị bắt đưa vào cửa nhà quan... rất tủi nhục, bây giờ chỉ mong được vào chùa tu cho thoát nợ trần. Đọc tờ khai xong, Hoạn Thư đồng ý cho Hoa Nô vào Quan Âm các sau vườn để chép kinh.
Thực ra, Hoạn Thư đánh kiều rất nhiều, Nguyễn Du miêu tả về "đòn ghen" của Hoạn Thư là "nhẹ như bấc, nặng như chì". Hoạn Thư đã ứng xử theo thường tình hiện hữu của dân gian, là "chút dạ đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình!", "Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai". Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện.

Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã gặp Sư trưởng Giác Duyên (duyên giác ngộ, ni cô ở Quan Âm các). Bà đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc Bà, một Phật tử thường hay lui tới chùa. "Ai ngờ Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn", Bạc Bà đã khuyên Kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.


Kiều gặp Từ Hải
Ở lầu xanh, Kiều "ngậm đắng nuốt cay" sống cuộc sống ô nhục. Một ngày đẹp trời, có một người khách ghé qua chơi, đó là Từ Hải, một hải tặc lừng danh thời đó: "Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao", tài năng phi thường "đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài". Hai bên đã phải lòng nhau và Từ Hải chuộc Kiều về chốn lầu riêng. Sống với nhau được nửa năm, Từ Hải lại "động lòng bốn phương", muốn ra nơi biên thùy chinh chiến. Thúy Kiều muốn xin đi cùng nhưng Từ Hải không cho đi:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
Trong lúc Từ Hải đi chinh chiến, nàng ở nhà nhớ tới cha mẹ chắc đã "da mồi tóc sương", còn em Thúy Vân chắc đang "tay bồng tay mang" vui duyên với Kim Trọng.
Từ Hải sau đó đã chiến thắng trở về, mang binh tướng tới đón Kiều làm lễ vu quy.


Kiều báo thù
Lúc vui mừng cũng là lúc Thúy Kiều nghĩ đến những ngày "hàn vi", nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự "ân đền oán trả". Những Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,... đều phải chịu gia hình, còn những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng. Riêng Hoạn Thư nhờ khéo nói "Rằng tôi chút phận đàn bà. Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nên được tha. Sau đó Kiều có gặp sư Giác Duyên, được bà báo rằng 5 năm nữa hai người sẽ gặp nhau vì Kiều còn phải trải qua nhiều lận đận nữa.


Kiều tự vận
Hồ Tôn Hiến bấy giờ là một quan tổng đốc của triều đình, mang nhiệm vụ đến khuyên giải Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình. Hồ Tôn Hiến đã bày mưu mua chuộc Thúy Kiều, đánh vào ham muốn có một cuộc sống "an bình" của phụ nữ, nàng đã thật dạ tin người và xiêu lòng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến về thuyết phục Từ Hải ra hàng:
Trên vì nước dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu hai là đắc trung.
Sau đó, Hồ Tôn Hiến đã thừa cơ bao vây, nhìn thấy Từ Hải, Thúy Kiều định lao tới để tự vẫn nhưng chàng bị mắc mưu và đã "chết đứng giữa đàng". Thuý Kiều cảm thấy hối tiếc và dằn vặt bản thân:
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày với nhau!
Hồ Tôn Hiến đang đà thắng đã ép Kiều phải "thị yến dưới màn", Thúy Kiều đã khóc thương và xin được mang Từ Hải đi chôn cất. Hồ Tôn Hiến đã chấp nhận cho "cảo táng di hình bên sông". Biết nàng giỏi đàn, Hồ Tôn Hiến bắt nàng phải chơi, Kiều đã thể hiện nỗi lòng mình qua tiếng đàn:
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Sáng hôm sau, để tránh lời đàm tiếu về mình, Hồ Tôn Hiến đã gán ngay Kiều cho người Thổ quan. Trên con thuyền, Kiều nhớ tới lời của Đạm Tiên xưa đã nói với mình trong mộng "Sông Tiền đường sẽ hẹn hò về sau", nàng mới quyết định nhảy xuống sông tự vận.


Kim Trọng đi tìm Kiều.
Về phần Kim Trọng, sau khi hộ tang chú xong, quay trở lại thì biết tin gia đình Kiều gặp nạn, Kiều đã bán mình chuộc cha. Kim Trọng đau xót:
Vật mình, vẫy gió, tuôn mưa
Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai
Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi
Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê

Mọi người trong nhà khuyên can hết lẽ, chàng nghe theo lời khuyên của Kiều và đón cha mẹ Kiều cùng Thúy Vân sang nhà chăm lo phụng dưỡng, đồng thời vẫn đưa tin tìm kiếm nàng khắp nơi. Tuy "sâu duyên mới" nhưng chàng lại "càng dào tình xưa". Vương Quan và Kim Trọng sau đó đều đỗ đạt và làm quan. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm thì hai người mới dò la được tin tức của Thúy Kiều là đã trầm mình dưới sông Tiền Đường. Ra đến sông, mọi người gặp sư Giác Duyên ở đó, được biết là Thúy Kiều đã được bà cứu mang về cưu mang. Sau đó, mọi người được dẫn về gặp lại nàng Kiều, "mừng mừng tủi tủi".


Tái hồi Kim Trọng
Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nhưng nàng chính là người sợ việc đoàn viên hơn ai cả. Trong việc tái ngộ này, Thúy Vân chính là người đầu tiên đã lên tiếng vào cho chị gặp người xưa. Nhưng trong đêm gặp lại ấy, Thúy Kiều đã tâm sự với Kim Trọng:
Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta
Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng nữa. Hai người trở thành bạn "chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ".

Nguyễn Du đã gửi gắm toàn bộ cái nhìn của mình về xã hội phong kiến lúc đó qua các câu thơ nhận xét về cuộc đời lưu lạc của Thuý Kiều:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.


*****

Mở đầu 1.Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

5.Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh,

10.Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.
Kiều ở Gia đình: 1.Gia đình Kiều Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.

15.Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
2. Tài sắc Vân, Kiều Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Một người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,




20.Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài, sắc lại là phần hơn.

25.Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,

30.Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương, làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên xoang,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

35.Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
3.Kiều Du Thanh Minh Ngày xuân con én đưa thoi,

40.Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.

45.Gần xa nô nức yến oanh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nen.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,

50.Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.

55.Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh.
Rằng: "Sao trong tiết Thanh Minh,

60.Mà đây hương khói vắng tanh thế này?"
Vương Quan mới dẫn gần xa:
Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến oanh.

65.Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.
Có người khách ở viễn phương,
Xa nghe, cũng nức tiếng nàng, tìm chơi.
Thuyền tình vừa ghé tới nơi,

70.. Thì đà trâm gẫy bình rơi bao giờ.
Buồng không lạnh ngắt như tờ,
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo vô duyên ấy là mình với ta!

75.Đã không duyên trước chăng mà,
Thì chi chút ước gọi là duyên sau.
Sắm xanh nếp tử xe châu,
Vùi nông một nấm, mặc dầu cỏ hoa.
Trải bao thỏ lặn, ác tà,

80.Ấy mồ vô chủ, ai mà viếng thăm!
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

85.Phũ phàng chi bấy hoá công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người phượng chạ loan chung,

90.Nào người tích lục tham hồng là ai ?
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.

95.. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,
Sụp ngồi, đặt cỏ trước mồ, bước ra.
Một vùng cỏ áy bóng tà,
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.
Rút trâm sẵn giắt mái đầu,

100.Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần.
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

105.Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người cổ sơ.
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

110.Thấy người nằm đó biết sau thế nào ?
Quan rằng: Chị nói hay sao,
Một lời là một vận vào, khó nghe.
Ở đây âm khí nặng nề,
Bóng chiều đã ngả, dặm về còn xa.

115.Kiều rằng: "Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh,
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ".
Một lời nói chửa kịp thưa,

120.Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đổ lộc, rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành.

125.Mắt nhìn ai nấy đều kinh,
Nàng rằng: Này thực tinh thành chẳng xa.
Hữu tình ta lại gặp ta,
Chớ nề u hiển mới là chị em.
Đã lòng hiển hiện cho xem,

130.Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây, lại vạch một bài cổ thi.
4.Kim, Kiều gặp gở Dùng dằng nửa ở nửa về,
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần.

135.Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,

140.Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao.

145.Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu, bậc tài danh,

150.Văn chương nết đất thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
Chung quanh vẫn đất nước nhà,
Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.

155.Trộm nghe thơm nức hương lân,
Một nền Đồng Tước, khoá xuân hai Kiều.
Nước non cách mấy buồng thêu,
Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng.
May thay giải cấu tương phùng,

160.Gặp tuần đố lá, thoả lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

165.Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn ngó theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,

170.Bên cầu, tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Kiều từ trở gót trướng hoa,
Mặt trời gác núi, chiêng đà thu không.
Gương Nga chênh chếch dòm song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.

175.Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà.
Một mình lặng ngắm bóng Nga,
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời:
Người mà đến thế thì thôi,

180.Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.

5.Kiều mộng thấy Đạm Tiên 185.Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa lan bên triện, một mình thiu thiu.
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,
Có chiều phong vận, có chiều thanh tân.
Sương in mặt, tuyết pha thân,

190.Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
Chào mừng, đón hỏi dò la:
Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Thưa rằng: Thanh khí xưa nay,
Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên.

195.Hàn gia ở mé tây thiên,
Dưới dòng nước chảy bên, trên có cầu.
Mấy lòng hạ cố đến nhau,
Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.
Vâng trình hội chủ xem tường,

200.Mà xem trong sổ đoạn trường có tên.
Âu đành quả kiếp nhân duyên,
Cùng người một hội một thuyền đâu xa!
Này mười bài mới, mới ra,
Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.

205.Kiều vâng lĩnh ý đề bài,
Tay tiên một vẫy, đủ mười khúc ngâm.
Xem thơ nức nở khen thầm:
Giá đành tú khẩu, cẩm tâm, khác thường
Ví đem vào tập đoạn Trường

210.Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai.
Thềm hoa khách đã trở hài,
Nàng còn cầm lại một hai tự tình.
Gió đâu xịch bức mành mành,
Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.

215.Trông theo nào thấy đâu nào
Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây.
Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa, nghĩ nỗi sau này mà kinh.
Hoa trôi, bèo giạt đã đành,

220.Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi !
Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi,
Nghĩ đòi cơn, lại sụt sùi đòi cơn.
6.Kiều tỉnh mộng, buồn lo Giọng Kiều rền rĩ trướng loan,
Nhà Huyên chợt tỉnh hỏi: Cơn cớ gì ?

225.Cớ sao trằn trọc canh khuya?
Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?
Thưa rằng: Chút phận ngây thơ,
Dưỡng sinh đôi đức, tóc tơ chưa đền.
Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên,

230.Chợp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao.
Đoạn trường là số thế nào,
Bài ra thế ấy, vịnh vào thế kia.
Cứ trong mộng triệu mà suy,
Phận con thôi có ra gì mai sau !

235.Dạy rằng: Mộng ảo cứ đâu,
Bỗng không mua não chuốc sầu, nghĩ nao.
Vâng lời khuyên giải thấp cao,
Chưa xong điều nghĩ, đã dào mạch tương.
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,

240.Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
Hiên tà gác bóng chênh chênh,
Nỗi riêng, riêng chạnh tấc riêng một mình.
7.Kim tương tư Kiều Cho hay là thói hữu tình,
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong.

245.Chàng Kim từ lại thư phòng,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu, đong càng khắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
Mây Tần tỏa kín song the,

250.Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng khao khác lòng.
Buồng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

255.Mành Tương phân phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
Vì chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.
Bâng khuâng, nhớ cảnh, nhớ người,

260.Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi.
Một vùng cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như gợi cơn sầu,
Vi lô hiu hắt như màu khẩy trêu.

265.Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.
Thâm nghiêm, kín cổng, cao tường,
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
Lơ thơ tơ liễu buông mành,

270.Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
Mấy lần cửa đóng, then cài,
Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu?
Tần ngần đứng lặng giờ lâu,
Dạo quanh, chợt thấy mái sau có nhà.

275.Là nhà Ngô Việt thương gia,
Buồng không để đó, người xa chưa về.
Lấy điều du học hỏi thuê,
Túi đàn, cặp sách, đề huề dọn sang.
Có cây, có đá, sẵn sàng,

280.Có hiên Lãm thúy, nét vàng chưa phai.
Mừng thầm chốn ấy chữ bài,
Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây.
Song hồ nửa khép cánh mây,
Tường đông ghé mắt, ngày ngày hằng trông.

285.Tấc gang đồng tỏa nguyên phong,
Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra.
8.Kim, Kiều hội ngộ Kim từ quán khách lân la,
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai.
Cách tường phải buổi êm trời,

290.Dưới đào dường có bóng người thướt tha.
Buông cầm, xốc áo vội ra,
Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh.
Lần theo tường gấm dạo quanh,
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.

295.Giơ tay với lấy về nhà:
Này trong khuê các, đâu mà đến đây?
Ngẫm âu người ấy, báu này,
Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm !
Liền tay ngắm nghía, biếng nằm,

300.Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.
Tan sương đã thấy bóng người,
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.
Sinh đà có ý đợi chờ,
Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:

305.Thoa này bắt được hư không,
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?
Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:
Ơn lòng quân tử sá gì của rơi.
Chiếc thoa nào của mấy mươi,

310.Mà lòng trọng nghĩa, khinh tài xiết bao!
Sinh rằng: Lân lý ra vào,
Gần đây, nào phải người nào xa xôi.
Được rày nhờ chút thơm rơi,
Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!

315.Bấy lâu mới được một ngày,
Dừng chân, gạn chút niềm tây gọi là.
Vội về thêm lấy của nhà,
Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông.
Bậc mây rón bước ngọn tường,

320.Phải người hôm nọ rõ ràng chăng nhe?
Sượng sùng giữ ý rụt rè,
Kẻ nhìn rõ mặt, người e cúi đầu.
Rằng: Từ ngẫu nhĩ gặp nhau.
Thầm trông, trộm nhớ, bấy lâu đã chồn.

325.Sương mai tính đã gầy mòn,
Lần lừa, ai biết hãy còn hôm nay!
Tháng tròn như gởi cung mây,
Trần trần một phận ấp cây đã liều!
Tiện đây xin một hai điều,

330.Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?
Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong,
Dù khi lá thắm, chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

335.Nặng lòng xót liễu vì hoa,
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!
Sinh rằng: Rày gió mai mưa,
Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi!
Dù chăng xét tấm tình si,

340.Thiệt đây mà có ích gì đến ai?
Chút chi gắn bó một hai,
Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh.
Khuôn thiêng dù phụ tấc thành,
Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.

345.Lượng xuân dù quyết hẹp hòi,
Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!
Lặng nghe lời nói như ru,
Chiều xuân dễ khiến, nét thu ngại ngùng.
Rằng: Trong buổi mới lạ lùng,

350.Nể lòng, có lẽ cầm lòng cho đang!
Đã lòng quân tử đa mang,
Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung.
Được lời như cởi tấm lòng,
Giờ kim thoa với khăn hồng trao tay.

355.Rằng: Trăm năm cũng từ đây,
Của tin, gọi một chút này làm ghi.
Sẵn tay khăn gấm, quạt quỳ,
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.
Lời vừa gắn bó tất giao,

360.Mái sau dường có xôn xao tiếng người.
Vội vàng lá rụng, hoa rơi,
Chàng về viện sách, nàng dời lầu trang.
Từ phen đá biết tuổi vàng,
Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ.

365.Sông Tương một dải nông sờ,
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
Một tường tuyết điểm sương che.
Tin xuân đâu dễ đi về cho năng.
9.Kiều qua nhà Kim Trọng Lần lần ngày gió đêm trăng,

370.Thưa hồng, rậm lục, đã chừng xuân qua.
Ngày vừa sinh nhật ngoại gia,
Trên hai Đường, dưới nữa là hai em.
Tưng bừng sắm sửa áo xiêm,
Biện dâng một lễ, xa đem tấc thành.

375.Nhà lan thanh vắng một mình,
Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay.
Thời trân thức thức sẵn bày,
Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường.
Cách hoa, khẽ dặng tiếng vàng,

380.Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông.
Trách lòng hờ hững với lòng,
Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu.
Những là đắp nhớ đổi sầu,
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.

385.Nàng rằng: Gió bắt, mưa cầm,
Đã cam tệ với tri âm bấy chầy.
Vắng nhà, được buổi hôm nay,
Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng!
Lần theo núi giả đi vòng,

390.Cuối tường dường có nẻo thông mới rào.
Xắn tay mở khóa động đào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên thai.
Mặt nhìn mặt, càng thêm tươi,
Bên lời vạn phúc, bên lời hàn huyên.

395.Sánh vai về chốn thư hiên,
Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông.
Trên yên, bút giá thi đồng,
Đạm thanh một bức tranh trùng treo trên.
Phong sương đượm vẻ thiên nhiên,

400.Mặn khen nét bút, càng nhìn càng tươi.
Sinh rằng: Phác họa vừa rồi,
Phẩm đề, xin một vài lời thêm hoa.
Tay tiên gió táp mưa sa,
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.

405.Khen: Tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!
Kiếp tu xưa ví chưa dày,
Phúc nào đọ được giá này cho ngang !
Nàng rằng: Trộm liếc dung quang,

410.Chẳng sân ngọc bội, thời phường Kim Môn.
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay?
Nhớ từ năm hãy thơ ngây,
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời:

415.Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa.
Trông người lại ngẫm đến ta,
Một dầy, một mỏng biết là có nên?
Sinh rằng: Giải cấu là duyên,

420.Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
Ví dù giải kết đến điều,
Thì đem vàng đá mà liều với thân!
Đủ điều trung khúc ân cần,
Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng.

425.Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài.
Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai,
Giã chàng, nàng mới kíp dời song sa.
10.Kim,Kiều thề nguyền Đến nhà vừa thấy tin nhà,

430.Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về.
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa, gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.

435.Sinh vừa tựa án thiu thiu,
Nửa chiều như tỉnh, nửa chiều như mê.
Tiếng sen sẽ động giấc hòe,
Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.
Bâng khuâng đỉnh Giáp, non Thần,

440.Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Bây giờ tỏ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?

445.Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp, song đào thêm hương.
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món, dao vàng chia đôi.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,

450.Đinh ninh hai mặt, một lời song song.
Tóc tơ căn dặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Chén hà sánh giọng quỳnh tương,
Dải là hương lộn, bình gương bóng lồng.

455.Sinh rằng: Gió mát trăng trong,
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.
Chày sương chưa nện cầu Lam,
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?
Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng,

460.Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.
Đừng điều nguyệt nọ, hoa kia.
Ngoài ra, ai lại tiếc gì với ai.
11.Kiều đàn với Kim Trọng Rằng: Nghe nổi tiếng Cầm Đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.

465.Thưa rằng: Tiện kỹ sá chi,
Đã lòng dạy đến, dạy thì phải vâng.
Hiên sau treo sẵn cầm trăng,
Vội vàng Sinh đã tay nâng ngang mày.
Nàng rằng: Nghề mọn riêng tay,

470.Làm chi cho bận lòng này lắm thân!
So dần dây vũ, dây văn,
Bốn dây to nhỏ theo vần cung, thương.
Khúc đâu Hán, Sở, chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.

475.Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,
Nghe ra như oán, như sầu, phải chăng!
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng Lưu thủy, hai rằng Hành vân.
Quá quan này khúc Chiêu Quân,

480.Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

485.Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.
Rằng: Hay thì thật là hay,

490.Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Lựa chi những bậc tiêu tao,
Dột lòng mình, cũng nao nao lòng người?
Rằng: Quen mất nết đi rồi,
Tẻ, vui, âu cũng tính trời biết sao!

495.Lời vàng, vâng lĩnh ý cao,
Họa dần dần bớt chút nào được chăng.
Hoa hương càng tỏ thức hồng,
Đầu mày, cuối mắt, càng nồng tấm yêu.
Sóng tình dường đã xiêu xiêu,

1 comment:

*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.

NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !

Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo