1. Cut
2. Color
3. Clarity
4. Carat
1. Cut: kiểu cắt của viên kim cương, bao nhiêu mặt, cân đối, tỷ lệ của bề dầy và đường kính viên đá quí. Mục đích làm cho lượng ánh sáng được khúc xạ và phản xạ nhiều nhứt, chiếu lấp lánh, tôn lên vẽ đẹp tuyệt vời của viên kim cương. Một viên kim cương "Diamond" khi được cắt theo kiểu hình tròn thì được gọi là hột xoàn "Brilliant". Marcel Tolkowsky là một nhà toán học người Bỉ sanh tại Antwerp trong gia đình chuyên mài hột xoàn, phát minh ra kiểu cắt đạt được góc độ tối ưu, cân đối này vào năm 1919. Dạng cắt mũi tên và trái tim Brilliant H&A Hearts&Arrows do người Nhựt Kioyishi Higuchi cắt lần đầu tiên và thịnh hành từ thập niên 80, cũng là kiểu cắt được người Việt Nam ưa thích nhứt, 8 mũi tên và 8 trái tim, tượng trưng cho Hạnh phúc và Thành công (8 = Bát tiếng tàu có âm tương tự như Phát, phát lộc, phát tài), các kiểu cắt khác như Flower&Heart, Clear Round, Antique Old European cut, Sunflower cut.
Góc phản xạ ánh sáng của Kim cương / hột xoàn là 65 độ 34 phút. Có nghĩa, tia sáng chiếu lên mặt phẳng của hột xoàn ở góc độ từ 0 đến 65 độ 34 phút sẽ được phản chiếu hoàn toàn 100% (so sánh với Thạch anh, góc phản xạ ánh sáng là 49 độ).
Brilliant có tổng cộng 57 cạnh. Trong đó, phần trên gồm có 1 mặt chính (table) 32 cạnh (khía vương miện - crown facets), phần dưới có 24 cạnh (khía lều che - pavilion facets) và mủi nhọn (kalette). Phần trên để tán xạ ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau trong khi phần bên có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng. Chóp dưới của viên kim cương phải nhọn, nếu không thì ánh sáng sẽ phản xạ ít. Tỉ lệ lý tưởng: đường kính một viên kim cương gấp 6,5 lần trọng lượng tính bằng carat, viên 1 carat sẽ có đường kính là 6.5mm, chiều sâu từ mặt phẳng trên cùng cho tới chóp khoảng 60% đường kính viên kim cương.
Excelent cut: tuyệt đẹp, hoàn hảo, khúc xạ ánh sáng tuyệt đối, chiếu lấp lánh.
Very good cut: rất đẹp, khúc xạ ánh sáng gần như tuyệt đối.
Good cut: đẹp, khúc xạ ánh sáng tốt.
Medium / Fair cut: vừa vừa, khúc xạ ánh sáng vừa vừa (không chiếu lắm)
Poor cut: tệ, nhiều điểm không hoàn hảo, không cân đối, không đẹp, khúc xạ ánh sáng ít, không chiếu.
Ở Việt Nam thường xử dụng cách mua bán hột xoàn theo ly. Tùy thuộc vào cách cắt nên khó có thể chuyển đổi kích thước và trọng lượng của hột xoàn. Đại khái, cho viên Brilliant cắt chính xác theo điều kiện quốc tế: 1 mm = 1 ly
1 carat = 6.5 mm = 6.5 ly.
0.5 carat = 5.2 mm = 5.2 ly.
Trọng Lượng (carat) - Đường Kính (mm) - Điểm (points)
0.09ct - 2.9mm - 9
0.18ct - 3.7mm - 18
0.25ct - 4.1mm - 25
0.36ct - 4.65mm - 36
0.45ct - 4.9mm - 45
0.50ct - 5.2mm - 50
0.54ct - 5.3mm - 54
0.63ct - 5.5mm - 63
0.75ct - 5.9mm - 75
0.9ct - 6.3mm - 90
1.00ct - 6.5mm - 100
1.50ct - 7.4mm - 155
2.00ct - 8.2mm - 200
2.25ct - 8.6mm - 225
4.5ct - 10.8mm - 450
5.0ct - 11.2mm - 500
Độ sâu cho một viên đá có cùng trọng lượng, thí dụ 1ct
hình giữa: độ sâu 60% so với đường kính là lý tưởng nhứt, do phản xạ ánh sáng hoàn hảo nên rất chiếu.
hình trái: độ sâu 50% làm cho viên đá trở nên to như 1.2ct - 6.7mm, nhưng thô kịch và ít chiếu.
hình phải: độ sâu 70% làm cho thị giác thấy viên đá nhỏ như 0.85ct - 6.3mm, ít chiếu.
Các kiểu cắt khác:
Princess square cut:
Emerald cut (octagon step cut):
Marquise cut (pointed oval):
Pear-shaped cut:
Baguette cut (trapezoid):
Heart cut; Rectangle cut; Square (step cut); Trillion cut.
2. Color: màu sắc của viên kim cương hay còn gọi là "nước". Cấu trúc tinh thể nguyên chất làm cho viên kim cương không màu, giá trị theo thứ tự cao đến thấp: D-E-F (Colorless); G-H-I-J gần như không màu (Nearly colorless); K-L-M hơi có màu vàng (Faint yellow); N-O-P-Q-R màu vàng lợt (Very light yellow); S-T-U-V (Light yellow).
International Colour Grading Scale
(Độ chấm điểm quốc tế về màu cho hột xoàn)
river
D exceptional white +
E exceptional white
F rare white +
---------
top wesselton
G rare white
--------
wesselton
H white
-------
top crystal
I - J : slightly tinted white
------
tinted white
K : crystal
L : top cap
---
tinted colour (có màu)
M - N - O : cape
P - Q - R : light yellow
S - Z : yellow
Nếu viên kim cương có thuần màu hồng, xanh, vàng, nâu thì giá trị lại cao hơn nước thuần trắng, nguyên nhân là vì hiếm.
3. Clarity: độ trong sạch, không có than, vết dơ, khuyết điểm.
Giá giảm dần theo thứ tự: F (flawless - không có khuyết điểm), IF (Internally Flawless), VVS1 (Very, Very Small Inclusions 1. grades), VVS2 (...2. grades), VS1 (Very Small 1. grades), VS2 (Very Small 2. grades), S1 (Small Inclusions 1. grades), S2 (Small Inclusions 2. grades), S3 (Small Inclusions 3. grades), I1 (Imperfect 1. grades), I2 (Imperfect 2. grades), I3 (Imperfect 3. grades).
4. Carat: trọng lượng viên đá quí. Carat là đơn vị dùng để đo trọng lượng của đá quý, một carat tương đương 1/5g hay 0,2g = 200mg, tương tự 5ct = 1g
Một Carat chia thành 100 điểm, thí dụ một viên kim cương 75 điểm tương đương 3/4 carat, hay 0.75ct.
Nguồn gốc chử Carat từ cây có tên khoa học Ceratonia siliqua, họ Đậu Fabaceae/Leguminosae (tên tiếng Pháp: Caroubier hay Caroube; tên tiếng Anh: Locust bean tree hay Carob tree hay Saint John's Bread; tên tiếng Ả rập: Karuv) cây Minh Quyết hay cây Thường Xuân. Loại cây luôn luôn xanh, cao đến 15 mét, lá mới ra đọt có màu đỏ và mềm mại, sau trở thành xanh lá cây và cứng dần. Bông có mùi hôi. Trái mọc thành chùm ngay tại nhánh. Hột của cây này to đều đặng như nhau và có cân lượng khoảng 0,2g mỗi hột. Ngày xưa, 1500 năm trước đây, những thương gia người Ả rập bắt đầu dùng trọng lượng của hột cây này để định ra đơn vị khối lượng trong việc buôn bán đá quí. Hiện tại các nước vùng Địa Trung Hải cũng còn trồng nhiều cây Minh Quyết.
Cây có tên tiếng Anh là
Saint John's Bread, tương truyền rằng thánh John đã ăn những hột của cây Locust bean khi ông ta đi qua vùng sa mạc. Những nước nghèo đã dùng hột xay ra thành bột để ăn hoặc làm sệt thức ăn. Trái ép làm si rô. Lá, trái, hột dùng làm trà chữa bịnh ho dai hoặc ngâm rượu. Trái thu hoạch vào mùa thu, nhưng có thể mua quanh năm vì có thể phơi khô mà dược tố vẫn không bị mất. Trái có 6 dược tố có thể ngăn chận bứu ung thư phát triển, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do (free radicals), chống lão hóa, trái có nhiều chất sợi, dược tố tannin, catechine, pectin, lignin giúp tiêu hóa ở đường ruột được thông, đẩy kim loại nặng trong cơ thể ra bằng đường tiêu hóa, ngừa ung thư đường ruột. Tannin có thể hòa nhập vào chất độc và ngăn chận sự phát triển của vi trùng, vì vậy rất công hiệu trong trường hợp bị tiêu chảy do độc tố do vi trùng thải ra (bacterial toxin). Trái có nhiều chất đường (fructose, glucose, saccarose), vì vậy người bị tiểu đường không được dùng trái, chỉ dùng lá và hột.
* Trái = Carob; Hột = Carubin
* Saint John (thánh John) sanh trước Jesu khoảng nửa năm, cũng là người rửa tội cho Jesu ở dòng sông Jordan (thuộc trung đông). 27 tuổi St. John bắt đầu đi khắp nơi để truyền đạo công giáo.
Lúc Jesu bị đóng đinh thì Saint John không còn sống nữa, ông ta bị Herodias, vợ vua Herod Philip của Do thái đổ oan tội hảm hiếp con gái bà ta là Salome vì vậy ông ta bị chặc đầu. Tương truyền Saint John có sức quyến rũ rất mạnh đối với phái nữ, nhưng ông không có vợ và mất lúc khoảng 30 tuổi.
Viên hột xoàn càng nặng thì càng mắc, nhưng tỉ lệ mắc hơn lại không tương ứng với carat, vì hột xoàn to, nặng hiếm hơn nên thí dụ viên hột xoàn 0.5 carat hoàn hảo mọi mặt giá US$ 6000 thì viên 1 carat hoàn hảo tương tự giá US$ 41 000 thay vì US$ 12 000.
Ngoài 4C, giá trị viên kim cương còn theo một số tiêu chuẩn khác như:
Culet (very small face on the bottom); Depth Percentage; Finish; Measurements; Polish: độ đánh bóng; Proportion/Symmetry: độ cân đối. Cấp độ càng thấp, giá trị hột xoàn càng giảm dần theo: Ex-Excellent tuyệt đẹp; VG-Very Good rất đẹp; G-Good đẹp; F-Fair vừa vừa; P-Poor tệ.
* Fluorescence là độ phát
huỳnh quang dưới tia cực tím, có trong ánh nắng mặt trời. Theo định nghĩa vật lý học: nếu rọi tia cực tím vào khoáng chất rồi đem ngay vào chổ tối đen, một số khoáng chất sẽ ít nhiều phát huỳnh quang, tùy theo loại khoáng chất huỳnh quang sẽ có nhiều màu. Sở dĩ hột xoàn phát huỳnh quang là do sự tương tác giữa năng lượng ánh sáng tác động qua lại với các nguyên tử bên trong viên đá. Viên hột xoàn phát huỳnh quang càng nhiều sẽ trở thành trắng và chiếu hơn dưới ánh sáng bình thường, nên đánh giá sai có thể nâng lên vài nước, nhưng đó chỉ là phẩm chất tạm thời, hoàn hảo phải là viên không phát huỳnh quang.
Fluorescence: Cấp độ: None - không phát quang; Very Slight/Faint: phát quang yếu; Slight/Medium: phát quang vừa; Strong: phát quang rõ; Very Strong: phát quang rất rõ. Cấp độ càng thấp thì giá trị viên kim cương giảm dần theo.
Thí dụ viên kim cương thượng hạng:
Cut: Excelent; Polish: Excelent; Symmetry: Excelent;
Fluorescence: None.
- Viên hột xoàn thật phải luôn luôn có kèm theo bảng mô tả chi tiết giá trị của viên đá "Diamond Certificate", tờ chứng nhận phẩm cấp kèm theo suốt từ lúc tìm ra ở mỏ cho tới lúc bán ra.
Người mua không phải trả bất kỳ chi phí gì cho tờ chứng nhận này.
Tín nhiệm nhứt hiện nay là Certificate của: GIA (Gemological Institute of America), EGS/EGL (European Gemological Services/Laboratory), IGI (International Gemological Institute), AGS (American Gem Society), HRD (Hoge Raad voor Diamant/Antwerp) là các cơ quan đánh giá đá quí.
- Chổ bán hột xoàn lớn nhứt và cắt đẹp nổi tiếng nhứt thế giới theo thứ tự: Antwerp (Bỉ), New York, Tel Aviv (Do Thái), Bombay (Ấn Độ), London (Anh). 70% của tất cả hột xoàn bán ra trên thị trường thế giới được cắt tại Antwerp.
- Hột xoàn có thể đánh giá lại và chứng nhận bởi GTA (Gemological Testing Center); American Society of Apprisers - Diamond appraiser (www.appraisers.org), chi phí người muốn đánh giá phải tự trả.
- Tranh chấp giữa người bán có trong danh sách tổ chức chuyên môn bán hột xoàn và người mua sẽ được giải quyết bởi Jewelers Vigilance Commitee (www.jvclegal.org) với chi phí khoảng us$ 75
!!!!!!!!! Ở Việt Nam hiện đang lưu thông trên thị trường rất nhiều hột xoàn nhân tạo của tàu, có chất phóng xạ gây ung thư, giả mạo luôn cả giấy chứng nhận!!!!!!!!!
Có 12 cách để người tiêu dùng phân biệt kim cương tự nhiên hay giả:
Một viên kim cương tốt khi được cắt tốt. Nhìn từ trên xuống phải có màu trắng.
Cắt không tốt, nhìn từ trên xuống ở giữa viên kim cương có màu đen và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên kim cương.
Cách 1: bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương thiệt thì nó vẫn chiếu sáng, còn nếu ánh sáng mờ đó là nhân tạo.
Cách 2: nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.
Cách 3: Dùng một miếng giấy trắng, vẽ một đường bằng viết (mực màu gì cũng được hay viết chì), để viên kim cương hay hột xoàn lên đưởng gạch đó. Nếu thấy đường gạch thì đó không phải là kim cương. Nếu đường gạch mờ không thấy rõ thì sát xuất cao đó là kim cương thiệt.
Cách 4: thử bằng gạch màu. Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanh dương, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên và quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các gạch màu, các gạch màu sẽ nhòa đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các gạch màu.
Cách 5: lấy đèn pin có tia sáng nhỏ nhưng sáng (beam light hay penlight), để viên kim cương trước đèn pin này, cầm viên đó cách miếng giấy trắng khoảng 5-7 cm. Nếu tia sáng đi xuyên viên đá và chiếu một đường thẳng lên giấy thì đó là giả. Viên kim cương thiệt sẽ tản xạ ánh sáng nên sẽ không thấy tia sáng của đèn trên miếng giấy.
Cách 6: để viên kim cương lên giấy có chử, nếu đọc được chử hoặc thấy vết đen của chử thì đó là hột xoàn giả hoặc thấy đủ màu thì đó có thể là kim cương nhưng loại không có chất lượng tốt. Hột thật và tốt sẽ phản xạ nhiều tông màu xám.
Cách 7: dưới đèn ultra violet, hột xoàn thiệt sẽ chiếu những ánh sáng màu xanh dương lợt đến xanh dương đậm. Nếu viên đá chiếu ra nhiều màu như xám, xanh lá cây, vàng thì đó cũng có thể là kim cương thiệt nhưng chất lượng không tốt.
Cách 8: hột xoàn thật cắt được kiếng, kiếng trầy nhưng hột xoàn sẽ không trầy vì kiếng có độ cứng 6-7 theo Mohs, kim cương độ cứng 10.
Cách 9: hà hơi thở lên viên kim cương, nếu trên bề mặt viên đá đóng màn hơi nước thì đó là giả. Trên hột xoàn thiệt không bao giờ đóng hơi dù chỉ trong tíc tắc.
Cách 10: nhỏ một giọt nước nhỏ lên bề mặt hột xoàn, trên viên hột xoàn thiệt giọt nước giữ nguyên giọt, trên hột xoàn giả giọt nước sẽ tràn trôi đi mất.
Cách 11: hột xoàn lạnh hơn so với các loại hột xoàn giả khác như zirconia (zirconia là pha lê làm từ zirconium dioxide ZrO2).
Cách 12: kim cương, hột xoàn là đá thấu xạ nên chụp hình bằng quan tuyến X thì không thấy hình ảnh của kim cương thiệt.
Tất cả các cách thử trên đây không áp dụng được cho một loại "hột xoàn nhân tạo", có tính chất tương tự như hột xoàn, loại hột xoàn giả đó có tên là moissanite hay tên khác là muassanite, thành phần hóa học siliciumcarbid SiC, có độ cứng 9,25 theo Mohs.
* Hột xoàn đã nhận vào nhẫn hoặc hột nhỏ hơn 2mm (2 ly) rất khó nhận ra hột xoàn nào thiên nhiên, hột nào nhân tạo.
* Với kiếng lúp phóng to 10 lần, nhìn từ từ dưới (điểm nhọn lên) những đường cắt (facets) đều nhân đôi, nhòa, không rỏ ràng:
* Dưới đèn, bên trái là moissanite - bên phải là hột xoàn thiệt !
* Tỷ trọng của moissanite 3,21, nhẹ hơn tỷ trọng 3,32 của diiodmethan CH2I2 và tỷ trọng của hột xoàn 3,52, vì vậy, moissanite sẽ nổi lên trong dung dịch CH2I2.
Cách tốt nhứt để mua một viên hột xoàn thiệt, bảo đảm, là nên mua ở những tiệm tính nhiệm mà cũng chính nơi đó mài hột xoàn.