Nhạc sĩ ♫ Tử Phác
Ca sĩ ♪ Lệ Thu
Chiều không hương, buông mây lắng xuống đồng quê
Trời mênh mông, tím ngắt, thoi thóp pha hồng.
Hàng nước mắt lá rơi bên thềm
Vun vút bóng câu, khắp trời bát ngát khói sương
Thì thào lá biếc có thương lá vàng
Tre ngà đưa võng, heo may hòa đàn.
Ngập ngừng xe quay, rung rinh in bóng dáng người
Người chiến sĩ ầm gió rít mưa bay,
Dấn mình trong khói súng,
Chiến trường áo mong manh,
Căm thù nuôi ấm thân,
Quyết gắng sức nâng cao sắc cờ.
(Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ)
Chàng ra đi giữ miếng vườn này, giữ mái tranh này
Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay.
Chiều nghe vang lá siết em run
Ngỡ tiếng, ngỡ tiếng bước ai về.
Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, se áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sĩ yêu.
Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, chăn ấm cuốn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mỗi dây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang.
Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
Mùa lá trút sắp qua, nhớ chàng quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông
Cho người chiến sĩ đêm không lạnh lùng.
Ơn lòng trai cứu nước
Gửi cùng áo ấm
Muôn vàn nhớ thương.
Tiểu sử
Tử Phác tên thật Nguyễn Văn Kim, sanh năm 1923 tại Hà Nội, mất 1982. Là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Mẹ ông là bà Trương Tần Phác, từng là hậu duệ của Trương Công Định 1820-1864 (kháng chiến chống Pháp thời vua Tự Đức). Bút danh Tử Phác có nghĩa là con của bà Phác.Trời mênh mông, tím ngắt, thoi thóp pha hồng.
Hàng nước mắt lá rơi bên thềm
Vun vút bóng câu, khắp trời bát ngát khói sương
Thì thào lá biếc có thương lá vàng
Tre ngà đưa võng, heo may hòa đàn.
Ngập ngừng xe quay, rung rinh in bóng dáng người
Người chiến sĩ ầm gió rít mưa bay,
Dấn mình trong khói súng,
Chiến trường áo mong manh,
Căm thù nuôi ấm thân,
Quyết gắng sức nâng cao sắc cờ.
(Quyết lấy máu pha tươi sắc cờ)
Chàng ra đi giữ miếng vườn này, giữ mái tranh này
Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay.
Chiều nghe vang lá siết em run
Ngỡ tiếng, ngỡ tiếng bước ai về.
Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, se áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sĩ yêu.
Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay, chăn ấm cuốn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mỗi dây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang.
Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
Mùa lá trút sắp qua, nhớ chàng quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông
Cho người chiến sĩ đêm không lạnh lùng.
Ơn lòng trai cứu nước
Gửi cùng áo ấm
Muôn vàn nhớ thương.
Tiểu sử
Năm 1945, Tử Phác tham gia kháng chiến chống Pháp, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản và phụ trách tờ báo Thủ đô.
"Tiếng hát quay tơ" nổi tiếng từ 1948.
Năm 1949, được vào ban chấp hành chi hội Văn nghệ liên khu.
Năm 1950, giữ chức Trưởng phòng văn nghệ thuộc Tổng cục chính trị.
Năm 1952, phụ trách Văn công quân đội.
1957-1958 làm Thư ký tòa soạn báo Nhân văn giai phẩm.
1959-1960 vì vụ * Nhân văn giai phẩm xảy ra, tất cả những người có liên quan đều bị trừng phạt và đối xử tàn tệ, riêng Tử Phác bị trừng trị tàn nhẫn nhứt. Tử Phác bị hạ tầng công tác, mất hết quân hàm, không còn được quân đội trả lương và cấp dưỡng và bị đưa vào trại tập trung tại Hòa bình, cải tạo hai năm 1959-1960. Nếu không có gia đình thăm nuôi thì Tử Phác đã bị bỏ chết đói ở Hòa Bình. Cũng từ đó sức khỏe của Tử Phác sút giảm dần, liên miên hết bịnh này đến bịnh khác.
Sau khi được thả về, Tử Phác không tìm được việc làm nào, các nhà báo cũng như nhà xuất bản bị cấm tuyệt đối không được đăng cũng như trả tiền nhuận bút những bài thơ, văn, nhạc của Tử Phác. Không kế sinh nhai, con cái không được đi học những cấp cao, vợ con nheo nhóc, sống vất vưởng nhờ tiền trợ giúp của gia đình nội ngoại sống ở Pháp. Đồ đạc trong nhà bán dần dần, đến chiếc dương cầm, cái hương án,...
Trong 30 năm, Tử Phác như tù giam lỏng. Các người đến thăm, có người Tử Phác tiếp đón niềm nở, có người Tử Phác không chào hỏi, để mặc ngồi đó hàng giờ không trả lời một câu, ngồi chán rồi đi, Tử Phác không để ý tới. Các con hỏi tại sao vậy? Tử Phác trả lời: "Những thằng đó đến xem bố nói gì để viết báo cáo".
Khi phong trào vượt biển lan ra Bắc, Tử Phác để vợ con đi vượt biên. Nghịch cảnh nên thơ cũng nghịch thường. Xa quê hương ai chẳng buồn? nhưng trong thơ của Tử Phác lại viết: "Vui biệt ly" 1979.
...
Ai xa quê hương mà nghe náo nức
Ai biệt chồng con vui sướng reo mừng
...
Ai đã chắc biệt ly là khổ
Ai cầm bằng đến được bờ vui
Vui ly biệt mà buồn thân phận.
Năm 1982, Tử Phác mất trong cảnh cô đơn, nghèo đói, đau đớn vì bịnh ung thư.Ai biệt chồng con vui sướng reo mừng
...
Ai đã chắc biệt ly là khổ
Ai cầm bằng đến được bờ vui
Vui ly biệt mà buồn thân phận.
* Phong trào Nhân văn giai phẩm là phong trào phấn đấu cho tự do dân chủ của một số văn sĩ, nghệ sĩ và đấng trí thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng vào năm 1955 và bị dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
Trích Theo Bách Khoa Toàn Thư
Nghe thêm
Ca sĩ Phạm Anh Dũng
Nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình.
Nghe vườn cây xao xác gió mây
Mơ làm chiếc lá úa rơi đầy.
Chiều lắng xuống bao kiếp cô liêu
Đìu hiu bến vắng,
Trong lòng muôn dòng nước trôi.
Nhà ai thấp thoáng lửa hồng
Người đi có nhớ đường về
Miền giang khô héo đìu hiu.
Nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình.
Nghe vườn cây xao xác gió mây
Mơ làm kiếp lá úa rơi đầy.
Hiu hiu theo chiều gió dâng lời thầm ước
Anh nghe chăng
Lá vàng rụng lay lắt rót nhớ thương.
Anh nghe chăng bao tiếng đời,
Bao tiếng lòng.
Ngàn muôn xa cách bừng lên phố phường.
Hoa rung rinh chập chờn gió lướt bâng khuâng
Cho mềm cánh bướm phân vân.
Anh nghe chăng bao tiếng đời
Bao tiếng lòng
Hòa muôn tiếng dế nỉ non mấy lời
Đêm không trăng,
Ai làm ngây ngất sương đêm
Ai buồn tiếng hát lênh đênh.
Nghe thêm
♪♪♪♪♪ Tiếng Hát Lênh Đênh ♪♪♪♪♪
Ấn hành 1951
Nhạc sĩ: ♫ Tử Phác ♫ và ♫ Lương Ngọc Châu ♫Ca sĩ Phạm Anh Dũng
Nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình.
Nghe vườn cây xao xác gió mây
Mơ làm chiếc lá úa rơi đầy.
Chiều lắng xuống bao kiếp cô liêu
Đìu hiu bến vắng,
Trong lòng muôn dòng nước trôi.
Nhà ai thấp thoáng lửa hồng
Người đi có nhớ đường về
Miền giang khô héo đìu hiu.
Nghe ầm vang lên tiếng chiến chinh
Mơ làm diều mang sáo thanh bình.
Nghe vườn cây xao xác gió mây
Mơ làm kiếp lá úa rơi đầy.
Hiu hiu theo chiều gió dâng lời thầm ước
Anh nghe chăng
Lá vàng rụng lay lắt rót nhớ thương.
Anh nghe chăng bao tiếng đời,
Bao tiếng lòng.
Ngàn muôn xa cách bừng lên phố phường.
Hoa rung rinh chập chờn gió lướt bâng khuâng
Cho mềm cánh bướm phân vân.
Anh nghe chăng bao tiếng đời
Bao tiếng lòng
Hòa muôn tiếng dế nỉ non mấy lời
Đêm không trăng,
Ai làm ngây ngất sương đêm
Ai buồn tiếng hát lênh đênh.
Nghe thêm nhạc lời Việt
No comments:
Post a Comment
*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.
NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !
Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************