Wednesday, May 30, 2012

Đồ Không Thể Bỏ

Trưa nay đi ăn chung với 3 người đàn ông... mình là người đầu tiên đến bàn ngồi, rồi lần lượt 3 người kia cũng đến, có 1 người đi hơi cà nhắc tới ngồi đối diện... mình mới hỏi:
"Bộ anh đá banh bị què giò hay sao mà đi cà nhắc vậy?". 
Người đó mới nói:
"Tôi bây giờ không còn sức để đá banh nữa, chỉ ngồi coi người ta đá thôi."
Mình mới nói:
"Ngồi coi đá banh mà cũng bị què giò hả :)". 
Người đó mới kể:
"Chiều hôm qua, ở nhà chưn tôi bị đụng đồ nên bị đau", rồi anh ta kể tiếp.
"Vợ của tôi hôm qua có hứng dọn dẹp đồ, cô ta đem những thùng đồ để ở từng dưới nóc nhà xuống rồi bày ra đầy nhà, nhưng cô ta không đem từng thùng dọn xong cái này rồi lấy cái khác xuống, mà đem một lượt 20 thùng xuống, dọn chưa xong thì đã hết hứng hay là mệt nên để một đống ngay giữa nhà, ai đi cũng phải đi vòng đống đồ, và thông thường chỉ xếp qua xếp lại rốt cuộc 20 thùng vẫn nguyên 20 thùng, không bỏ thứ gì hết".

Người thứ 2 mới kể...
"Vợ của tôi cũng sưu tập đồ, nhưng tôi đã lén bỏ một số. Má vợ của tôi cũng hay bỏ đồ trong nhà của tôi cho nên mỗi lần Má vợ báo trước đến thăm ở chơi vài ngày là trước đó vợ tôi đem đồ đi dấu".
Mình mới nói:
"Lại nhà của người khác mà lấy đồ người ta bỏ thùng rác thì có hơi quá đáng không? Bà ta bỏ cái gì anh nói nghe thử xem..."
Anh ta mới kể như vầy (anh ta có hai đứa con 5 và 10 tuổi):
"Mấy năm trước bồn tắm cao su thổi lên để ngoài vườn, mùa hè cho con nít vọc nước chơi, họ bán rẽ nên chúng tôi mua hai cái, một thì thổi lên xài liền còn một thì còn nguyên trong bọc, đem để dành trên từng nóc. Cái để ngoài vườn thì phơi mưa phơi nắng nó đã lủng loang lổ, vợ tôi cứ bắt tôi lấy cao su vá bánh xe đạp vá lại. Mấy năm trời, lổ vá đã nhiều vô số mà vẫn không cho bỏ. Má vợ tôi đến chơi, trong lúc tôi đi làm, con tôi đi học và vợ tôi thì cũng có công chuyện hay đi chợ vắng nhà... Thừa dịp đó, Má vợ đã xì hơi cái bồn tắm bỏ trong xe hơi rồi khi bà ta về đã đem bỏ thùng rác ở đâu đó. Mấy ngày sau vợ tôi mới khám phá ra là mất, hỏi có phải tôi bỏ không. Nhưng lần này thì tôi vô tội".
Tôi mới suy nghỉ: "May là bà má vợ của anh ta đem bỏ cái bồn cao su vá víu đó, nếu không thì có một mùa hè nào đó hai đứa nhỏ con anh ta mỗi năm càng lớn mạnh thêm mà chúng nhảy vô một lượt, hàng chục cái lổ vá nghiệp dư của anh ta cùng bung ra, thì hai đứa bé như hai con cá mắc cạn !"
Anh đó kể tiếp:
"Vợ của tôi thì hay lượm lặt báo quảng cáo hàng tuần của nhiều siêu thị bán đồ rẻ, rồi để một chồng ở một góc bàn. Bàn hình chử nhựt, tôi ngồi đối diện vợ tôi, con trai ngồi kế bên trái của vợ tôi, đối diện ở góc để chồng báo quảng cáo, con gái thì ngồi đầu bàn. Một hôm con gái của tôi nói không muốn ngồi đầu bàn lúc nào cũng nhìn vách tường đối diện, và đòi ngồi kế bên phía tay phải của tôi (là chổ để chồng báo, lúc đó phải dời đi chổ khác). Sau vài ngày, tôi thấy con gái lại đòi ngồi đầu bàn nhìn tường. Tôi mới nói với vợ tôi: Bây giờ bà có chổ để chồng báo rồi há? Vợ tôi chỉ liếc, nhưng tôi biết trong lòng bà ta đang sôi sục máu..."

Người thứ 3 mới kể:
"Má ruột của tôi cũng không bỏ thứ gì hết, quần áo cũ bà ta cũng giữ lại, nói là: những đồ cũ và rách này có thể cắt ra ráp lại may đồ khác mặc. Nhưng cứ giữ mãi quần áo cũ rách ngày càng nhiều mà Má tôi không có thời gian để may".
Anh em người này có tới 9-10 người, trong gia đình da trắng như vậy là nhiều và hiếm lắm.
...
Thông thường phụ nữ thường "bảo vệ" những gì mình có, và có vẻ "chung tình" với vật dụng đã từng ở bên mình. Theo giả thuyết, từ ngàn xưa Nam là những thợ săn, tìm thức ăn về cho vợ con. Phụ nữ chuyên sưu tập, lượm lặt và tiết kiệm.
Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia
Nước Mắt Người Điên Tác giả Kim Bạch Kim
KHI TÔI CÒN TRẺ VÀ THON Tác giả Kim Bạch Kim
BORN TO BE A BUSINESSWOMAN Tác giả Kim Bạch Kim
CHUỘT ĐI TỊ NẠN - RUỒI BỊ NGẤT XỈU Tác giả Kim Bạch Kim
DỰ TIỆC NHÀ GIÀU Tác giả Kim Bạch Kim
NÀNG ẾCH Đi Dạo Tác giả Kim Bạch Kim
RỪNG CÂY BIẾT ĐI Tác giả Kim Bạch Kim
ĐÀN ÔNG THUA CON CHÓ của cùng tác giả
300% MAY MẮN CHO CHẮC ĂN Tác giả Kim Bạch Kim
TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC-KHUI LUÔN JACKPOT Tác giả Kim Bạch Kim
NỤ HÔN ĐẦU KHÓ QUÊN Tác giả Kim Bạch Kim
NGƯỜI ĐẦU TIÊN Tác giả Kim Bạch Kim
CHUYỆN GIANG HỒ Tác giả Kim Bạch Kim
VÌ SAO PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐÁNG ĐƯỢC KHÂM PHỤC Tác giả Kim Bạch Kim

Monday, May 14, 2012

Khác biệt giữa Vi trùng, Vi khuẩn và Nấm - HIV và AIDS

Bacteria - Vi trùng được quan sát lần đầu bởi nhà khoa học và nhà phát minh kiếng hiển vi người Hòa lan Antonie Philips van Leeuwenhoek trong nước miếng qua kiếng hiển vi tự chế. Ông đã mô tả vi trùng và thông báo tại  Royal Society of London vào năm 1676.

Theo phỏng đoán, vi trùng có trên trái đất khoảng 3.5 tỷ năm trước đây. Hiện khoa học nhận dạng được 16000 chủng loại. Cho đến nay không ai biết chắc trên thế gian có bao nhiêu loại vi trùng, nhưng người ta cho rằng có ít nhứt 35500 loại và nhiều nhứt là 107 đến 109. Mỗi loại vi trùng thường có một hình dạng tương đối ổn định, tuy nhiên một số có khả năng thay đổi hình dạng, kích thước để phù hợp với môi trường (pleomorphic). Vi trùng có nhiều loại dưới dạng: hình tròn/hình cầu (những vi trùng trong tên có chữ "coc"), cầu đơn, 2 bán cầu, hình dây, hình roi tũa râu, nhóm, hình que, hình trụ (bacill), xoắn ốc, hình dấu phẩy, theo cặp, chồng lên nhau, có đuôi, gram-positive/negative, hiếu khí/không hiếu khí (cần oxy hay không cần oxy - aerobic/anaerobic);...phần lớn chúng vô hại. Chỉ một số ít loại gây hại/bịnh cho người (sâu răng, viêm nhiễm,...). Khi môi trường thay đổi, khi vi trùng sinh sản quá nhiều trên thức ăn, trong đồ hộp thí dụ: Clostridium botulinum có thể sống hàng giờ dưới nhiệt độ 110°C và không cần oxy, chúng tiết ra chất độc, vi trùng thích nghi cực nhanh đột biến và đề kháng với trụ sinh như Staphylococcus aureus, NDM-1, EHEC (Enterohemorrhagic Escherichia coli - hemolytic uremic syndrome HUS làm hư thận), Borrelia burgdorferi với nhiều nhánh phụ-genospecies vi trùng trong ruột con Ve-Castor bean tick-Ixodes ricinus, Campylobacter, Ecoli, Salmonella gây tiêu chảy, hoặc khi cơ thể con người suy yếu thì vi trùng trở nên nguy hiểm.
Sử dụng một loại trụ sinh, vi trùng sẽ có cách đề kháng với loại trụ sinh đó, nên trong nghành y có câu "use it and lose it" (sử dụng nó thì mất nó).

Vi trùng là tế bào sống có đường kính trung bình khoảng 0.6 đến 1 µmeter có loại đạt đến đường kính 700 micrometer như thiomargarita namibiensis, dài trung bình 1 đến 5 µm có loại dài đến 700 micrometer, như Beggiatoa mirabilis. Vi trùng to nhứt tìm thấy ở Phi châu có đường kính khoảng 0,75mm có tên Thiomargarita namibiensis.
Vi trùng là vi sinh vật đơn bào (prokaryote).
Tế bào của vi trùng gồm vỏ tế bào, thành tế bào (nhiệm vụ trao đổi chất), màng tế bào (nơi này dùng để thử gram-positive/negative) bao bọc tế bào chất (cytoplasma), sản xuất chất đạm ribosome, phân tử di truyền DNA, nhiễm sắc thể (plasmid), dự trữ chất, dịch mã thông tin di truyền, nhưng không có hạt nhân. Bên ngoài vỏ tế bào đôi khi có những sợi roi (flagellum) và những sợi lông hình thành từ chất đạm (pili) dùng để di chuyển và thông tin.
Vi trùng cần năng lượng từ môi trường chung quanh để tồn tại, phát triển và sinh sản.
Sự trao đổi chất của vi trùng đơn giản hơn so với động vật.
Vi trùng "nói chuyện", đưa thông tin với nhau bằng "ngôn ngữ hoá học", chúng phóng ra tín hiệu và thu nhận chung quanh nó có nhiều hay ít những vi trùng cùng loại. Nhưng những vi trùng khác cũng có thể phát tin bằng ngôn ngữ chung của tất cả vi trùng. Thí dụ: chổ này đã có chúng tôi chiếm và tiêu thụ lương thực rồi, vi trùng chủng khác đừng hòng chiếm chổ được. 
Vi trùng sinh sản bằng phương pháp phân bào độc lập, không cần tế bào khác.
Mặc dù rất nhỏ nhưng một số vi trùng có đặc điểm lạ như bơi cực kỳ nhanh, định hướng giỏi, tồn tại trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như GFAJ-1 sống được trong arsenic, và có vài loại tự phát sáng (Vibrio phosphoreum).
Trong và trên cơ thể một người có khoảng 100 ngàn tỷ vi trùng (100 và 13 số 0) nặng tổng cộng khoảng 2kg, phần lớn chúng có chức năng hữu ích cho con người, ngăn chận, chống lại các vi trùng gây bịnh khác, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp tiêu hóa thức ăn.
Vi trùng giúp sản xuất thuốc kháng sinh, insulin, sản xuất lương thực như yaourt (Lactobacillus bulgaricus; Streptococcus thermophilus); phô mai (họ Propionibacteriaceae; Lactobacillales); dấm (họ Acetobacteraceae); Lactic acid bacteria dùng làm rượu, cải chua, kim chi; Enzyme từ vi trùng trong bột giặt để tẩy dơ (Cellulase; Amylase; Protease; Lipase); men làm bánh, làm bia (Saccharomyces cerevisiae); Enzyme của vi trùng có trong miệng Fusobacterium nucleatum có thể tách chất chứa lưu huỳnh trong rượu vang tạo ra mùi thơm khác; Mồ hôi là thức ăn của vi trùng Staphylococcus epidermidis mỗi cá nhân sẽ có một mùi riêng biệt và khoa học cho rằng mùi đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn bạn đời; Nitrifying bacteria dùng xử lý nước thải, v.v.
Vi trùng sống nhiều ở ngoài da, ở nách, trong tai, mũi, miệng, cuống họng, bộ phận tiêu hóa và đường ruột, nhứt là ruột già.
Trên một centi mét vuông của da có khoảng một triệu vi trùng.
Trong miệng có tổng cộng khoảng 100 triệu con vi trùng. Chỉ ở nướu có khoảng 1 triệu vi trùng, nhiều vi trùng nhứt trong miệng là lưỡi với khoảng 11 triệu. Trong miệng có vi trùng Porphyromonas gingivalis bị nghi ngờ gây bịnh đau tim, đột quỵ, viêm phổi, phong thấp khớp vì vi trùng kích hoạt một loại enzyme hung dữ phá vỡ chất đạm, làm đóng vôi các khớp.
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và thí dụ vi trùng đường ruột vào được bàng quang có thể gây nhiễm trùng bàng quang, viêm bọng đái.
Thí dụ các vi trùng gây bịnh (pathogen bacteria): bị nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng máu (Sepsis - Streotococcus pyogenes), viêm nội tạng, bịnh cùi (do vi trùng Mycobacterium lepromatosis), bịnh giang mai (vi trùng Treponema pallidum), bịnh dịch hạch (vi trùng Yersinia pestis), ung độc - Anthrax (Bacillus anthracis), bịnh phong đòn gánh - uốn ván (Clostridium tetani), ho lao (Mycobacterium tuberculosis), bịnh dịch tả (vi trùng Vibrio cholerae), bịnh bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae), viêm màng não (Neisseria meningitidis), sốt Q (Coxiella burnetii); sưng phổi Legionnaires (Legion fever - vi trùng hình que Legionella pneumophila); bịnh Leptospirosis (vi trùng hình xoắn Leptospira); ho gà (Bordetella pertussis).
Bịnh do vi trùng gây ra thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Kháng sinh làm tê liệt quá trình trao đổi chất của vi trùng. Vì vậy, những người lạm dụng thuốc trụ sinh hoặc ăn uống những thức ăn có nhiều trụ sinh như tôm tép nuôi tại Thái, heo bò gà vịt nuôi tại Tàu, v.v., trụ sinh đó sẽ vào cơ thể giết hại những vi trùng có ích (mutualistic bacteria) làm cho người đó dễ bị dị ứng với những thức ăn mà lúc trước cần những loại vi trùng hữu ích giúp tiêu hóa, mặc khác làm cho trụ sinh không còn tác dụng diệt các vi trùng nguy hiểm, vi trùng gây bịnh (pathogen bacteria) vì vi trùng thích nghi rất nhanh với môi trường chúng sống.

*Bacteria, tiếng Hy lạp (Greek) bakterion nghĩa "cây que nhỏ".
*Vi = nhỏ.
Vi trùng là tiếng hán việt, vi là nhỏ, trùng là sinh vật đơn bào.
* sốt Q: Q viết tắt "Queensland", sốt do vết cắn của bọ chét. Bịnh được khám phá năm 1939 do nhà nghiên cứu bịnh học, bác sĩ Úc Edward Holbrook Derrick. Bịnh truyền nhiễm từ thú sang người, bịnh trạng như bị cúm, sốt, đau cơ bắp, biếng ăn, ho khan, đau ngực, đôi khi ói mữa, tiêu chảy. Bịnh kéo dài khoảng 14 ngày, có thể gây ra sưng phổi, viêm gan, hoặc nguy hiễm nhứt là vi trùng gây ra viêm nội tâm mạc (màng trong của tim) nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến tử vong.
*Antonie Philips van Leeuwenhoek sanh ngày 24 tháng 10 năm 1632 tại Delft, phía Nam của Hòa lan. Cha của ông có nghề làm giỏ, gia đình bên ngoại sản xuất bia. Antonie học tại trường ở thị trấn Warmond, sau đó sống với chú tại Benthuizen. Năm 1648 ông học nghề trong cửa hàng vải. Khoảng năm 1654 ông trở về Delft, nơi đó ông sống đến hết cuộc đời. Vào khoảng năm 1668 ông bắt đầu học cách làm kiếng hiển vi đơn giản và bắt đầu quan sát vi sinh vật. Mặc dù không học đại học, gia đình không giàu, nhưng với kỹ năng trời cho, chuyên cần và sự tò mò vô tận, Leeuwenhoek đã thành công trong một số khám phá quan trọng nhứt trong lịch sử sinh học. Ông là người phát hiện ra vi trùng, ký sinh trùng, tinh trùng, tế bào máu bằng kiếng hiển vi. Nghiên cứu cùa ông đã mở cửa vào thế giới của vi sinh vật, nâng cao nhận thức khoa học cho con người.
*Royal Society of London for Improving Natural Knowledge- Hội của hoàng gia Anh nhằm nâng cao kiến thức khoa học tự nhiên. Hội được thành lập vào năm 1660 tại Luân đôn, được cấp hiến chương "Hoàng gia" từ vua Charles đệ nhị. Hiện nay, hội đóng vai trò cố vấn về mặt khoa học cho chính phủ Anh, hoạt động như viện hàn lâm khoa học của Vương quốc Anh.
* µm = Micro meter = 1/1000mm = 0.001mm.
*nm Nanometer = 1/1 000 000mm

Vi trùng cổ - Archeae bacteria từ tiếng Hy lạp nghĩa vi trùng "xưa cổ; nguyên thủy". Vi trùng cổ là sinh vật đơn bào, còn được gọi là "vòng tròn nhiễm sắc thể" bao bọc bởi một phân tử DNA. Có đặc điểm tương tự như vi trùng: kích thước tế bào, phân chia tế bào, DNA tương đối đơn giản, không có hạt nhân. Vi trùng cổ có thể sinh tồn ở điều kiện bất thường, khắc nghiệt, trong môi trường mà các sự sống khác không tồn tại được. Có loại ưa nhiệt sống ở nhiệt độ khoảng 80°C đến 110°C (hyperthermophile), ưa mặn sống trong môi trường có nồng độ muối rất cao (extreme halophile), loại chuyển không khí thành khí methan (methanopyrus), hoặc có loại có thể sống trong môi trường có độ axít mạnh loại ưa chua (acidophile pH 0; pH -0.6) hoặc môi trường có tính kiềm cao (natron bacteria pH trên 10).
Cho đến nay, không có nhóm vi trùng cổ nào là nguyên nhân gây bịnh cho người được biết đến.
Vi trùng sống lâu nhứt có tên Bacillus permians từ 250 triệu năm, chúng bị bao bọc trong một tinh thể muối to bằng trái dâu tây. Năm 2000, khi các nhà khoa học của Đại học West Chester bang Pennsylvania tách ly cô lập và cho dung dịch dinh dưỡng lên thì vi trùng bắt đầu phát triễn tiếp tục. Bao nhiêu triệu năm qua, vi trùng này nằm yên trong một trạng thái ổn định, hoạt động trao đổi chất yếu đến nổi không thể đo lường được.

Xạ khuẩn là con gì nữa đây? Xạ khuẩn theo định nghĩa đó là Actinobacteria họ Actinomycetaceae là một loại vi trùng. Đặc điểm của loại vi trùng này là chúng không là những tế bào riêng lẻ mà chúng kết lại thành sợi, thành chùm, thành hình que thẳng hoặc cong thành mãng như nấm, có đường kính từ 0.2 đến 3 micro meter, có thể dài đến 50 micro meter. Xạ khuẩn phần lớn sống hiếu khí, có nghĩa là chúng cần oxy trong quá trình trao đổi chất. Nhiệt độ tối ưu để vi trùng này phát triển từ 30 đến 37°C. Xạ khuẩn dễ gây dị ứng cho người và động vật có xương sống, máu ấm. Chúng là mầm gây nhiều bịnh khác nhau, phần lớn gây bịnh đường hô hấp, actinomycosis.
Đáng chú ý: vi trùng chi Streptomyces cũng thuộc nhóm này nhưng được dùng để làm thuốc kháng sinh.

Virus - Vi khuẩn, Vi rút, Siêu vi (rất rất nhỏ, khoảng 20 đến 300 nanometer*) gồm axít nucleic - mã di truyền (DNA hay RNA), được bảo vệ bởi một lớp vỏ chất đạm, không có sự trao đổi chất, do đó vi khuẩn không được coi là sinh vật sống.
Vi khuẩn là một loại ký sinh trùng, chúng cần tế bào khác (tế bào chủ) để sinh sôi nảy nở và lây nhiễm. Sự trao đổi chất của tế bào chủ sẽ bị kiểm soát bởi vi khuẩn, chúng sao chép ra thành nhiều vi khuẩn khác bên trong tế bào chủ, sau đó tế bào chủ sẽ bị hũy và chúng lập lại quá trình lây nhiễm sang các tế bào khác. 
Bên trong cơ thể người bịnh, vi khuẩn sản xuất ra độc tố gây sốt, đau nhức, phát ban. 
Vi khuẩn cũng có thề đột biến thành chủng mới làm cho sự điều trị càng khó khăn. 
Kháng sinh không có hiệu quả chống lại vi khuẩn vì chúng không có sự trao đổi chất. 
Vì vậy chỉ có cách làm cho chúng không lan tràn ra thêm (cách ly) và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. 
Hoặc chích ngừa: cho vào cơ thể với số lượng vi khuẩn ít, những vi khuẩn đã chết, hoặc làm cho chúng yếu đi, cơ thể sẽ có cơ hội tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn này, nếu sau đó bị nhiễm vi khuẩn cùng loại, cơ thể có thể chống lại ngay từ đầu không để chúng lan tràn. 
- Vi khuẩn cúm thích nghi và thay đổi dạng nhanh chóng, do đó hàng năm thuốc chích ngừa cúm cũng phải được chuẩn bị để thích nghi với loại vi khuẩn mới.
- Viêm màng não-TBE Tick-borne encephalitis; bịnh gây ra do vi khuẩn meningoencephalitis họ Flaviviridae có trong nước miếng con Ve-Castor bean tick-Ixodes ricinus.
- Vi khuẩn Ebola họ Filoviridae phát hiện tại Phi châu năm 1976 gây xuất huyết nội tạng. Bịnh truyền nhiễm qua đường máu và chất dịch từ người bịnh. Triệu chứng: nhức đầu, đau họng, nổi mận, mắt đỏ, nhức mỏi cơ bắp thịt, mệt mỏi, tiêu chảy ra máu, sốt cao, ói ra máu, đau tức ngực, sốc, xuất huyết, tử vong.
- Sốt xuất huyết - Dengue fever và Dengue hemorrhagic fever do vi khuẩn Dengue họ Flaviviridae, được phát hiện vào năm 1950 tại Phi luật tân và Thái lan. Lây nhiễm qua muỗi có nhiều chấm trắng "Aedes aegypti hay Aedes albopictus". Bịnh hiện lan tràn khắp 100 quốc gia từ Phi châu, đông nam Á, đông Úc, Nam Mỹ,...

HIV viết tắt của Human Immunodeficiency Virus - Vi khuẩn làm suy giảm miễn dịch của con người. Vi khuẩn xuất xứ từ Phi Châu.
Người bị nhiễm vi khuẩn HIV nếu không được điều trị (thường là sau vài năm) sẽ dẫn tới phát bịnh AIDS.
Vi khuẩn được phát hiện hơn 30 năm trước đây (1983), đến nay 2015 có khoảng 39 triệu người mất mạng vì nó, theo thông tin của GHO - Global Health Observatory - Viện quan sát sức khoẻ toàn cầu.
Ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 78 triệu người bị nhiễm vi khuẩn HIV, 2/3 số người bị nhiễm HIV hiện sống tại Phi Châu.

Emtricitabine và Tenofovir desoporxil hai chất thuốc kháng vi khuẩn kết hợp lại, được sử dụng để điều trị cho người bị nhiễm Si-đa rất có hiệu quả vì thuốc có thể ức chế được sự sinh sản, lan tràn của vi khuẩn HIV trong cơ thể.

Những cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành từ năm 2004 ở một số trung tâm trên toàn thế giới.
Hôm thứ năm 10 tháng năm 2012, ủy ban FDA đã phê duyệt và cho phép Truvada (thương hiệu của viên thuốc) được sản xuất. Thuốc dùng để ngừa cho những người tiếp cận thường xuyên với người bịnh HIV và phối hợp với những thuốc khác để điều trị cho người bị nhiễm vi khuẩn Si-Đa trên toàn nước Mỹ.
Những người có nguy cơ bị nhiễm Si-Đa dùng thuốc với tác dụng ngăn chận vi khuẩn.

Tuy vậy, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: làm cho người dùng nó bị ói mửa, chóng mặt, tiêu chảy, biếng ăn, suy gan, suy thận, loảng xương, làm rối loạn lượng đường trong máu. Vì vậy sự điều trị phải được bác sĩ theo dỏi và phối hợp với những thuốc khác để ngăn ngừa các tác dụng phụ nguy hiểm nêu trên. Thuốc không được dùng ở phụ nữ đang mang thai, cho con bú, và người lớn hơn 65 tuổi và nhỏ hơn 18 tuổi, những người bị bịnh tiểu đường, bịnh về gan, thận hoặc dị ứng với một số thuốc.
Hiện tại, điều trị bằng thuốc này còn rất mắc, khoảng 15 000 $ /năm.

AIDS viết tắt của Acquired Immune Deficency Syndrome - Hợp chứng suy giảm miễn dịch, là sự kết hợp của các triệu chứng phá hủy hệ thống miễn dịch, bịnh do vi khuẩn HIV gây ra.

Nấm có cấu trúc như vi trùng, có kích cở lớn hơn vi trùng (đường kính 10 đến 30 µm), là vi sinh vật đa bào (eukaryote), tế bào của nấm không có thành, nhưng có hạt nhân chứa thông tin di truyền, sinh sản nguyên phân - tế bào con phát sinh bằng cách nảy chồi.
Nấm có thể sống trong nhiệt độ từ 0°C đến 60°C, phát triển tốt nhứt trong môi trường ấm từ 20°C đến 28°C và ẩm ướt, ở đó chúng hình thành sợi và đan với nhau thành mảng nấm / khuẩn ty thể (mycelium).
Trên da, thông qua đường khí quản, trong bộ phận sinh dục, trong miệng, dạ dày và ruột thường bị nhiễm nấm.
Nấm mốc có khả năng tiết ra độc tố cực kỳ độc hại, chất gây ung thư phổi, thận, gan được gọi là "độc tố nấm mốc" (mycotoxin).
Nấm không nhạy cảm với thuốc kháng sinh. Một hệ thống miễn dịch tốt có thể bảo vệ cho cơ thể tiêu diệt nấm. Nấm có loại sợ Muối, có loại sợ 3 thứ này hợp lại: Dấm, tinh dầu cây Tràm trà và rượu Cỏ thi, dân gian dùng trị nấm ngoài da và nấm ở cửa mình của phụ nữ, thoa, pha nước rửa hoặc đắp lên chổ bị nấm.
Tuy vậy, không phải loại nấm nào cũng có hại cho con người... loại hữu ích như Penicillium notatum; Penicillium chrysogenum; Streptomyces kanamyceticus; Penicillium camemberti; Penicillium roquefortii; Saccharomyces cerevisiae; Rhizomucor miehei;... là những loại nấm có trong thực phẩm hoặc diệt được vi trùng.

*FDA hay USFDA viết tắt của United States Food and Drug Administration - Cơ quan phê duyệt Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa kỳ.
*mycotoxin
myco: tiếng Hy lạp mukos - Nấm - fungus.
toxin: tiếng La tinh toxicum - Chất độc - poison.
*Cây Tràm trà tên tiếng Anh: tea tree; tên khoa học Melaleuca alternifolia. 
*Cỏ thi tên tiếng Anh yarrow; tên khoa học Achillea millefolium; tên khác: Dương kỳ thảo, cỏ mộc. Cách ngâm rượu: Cỏ thi hái lá, thân và bông, phơi khô cắt nhỏ như làm trà, cho vào chai thủy tinh đầy khoảng 1/2 chai. Cho rượu nồng độ cao (30Vol%) vào đầy chai. Đậy nắp chai thật kín, ngâm trong vòng 2 đến 6 tuần ở chổ ấm. Ngâm càng lâu thì rượu thuốc càng đậm... Sau thời gian ngâm, lọc rượu thuốc qua vải lược hay giấy lược café, cho sang chai thủy tinh màu (xanh hay nâu), đậy nắp chai thật kín, để chai ở chổ mát, tối.
Rượu Cỏ thi còn là thần dược cho phụ nữ đau bụng khi có kinh, có tác dụng giảm đau, giảm co thắt... ngày hai lần mỗi lần 1 đến 3 muỗng café rượu thuốc, uống với nước ấm... Muốn tìm hiểu thêm về Cỏ thi thì vào đây...

                                                     Coi Thêm

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo