Có rất nhiều trường hợp, một người vào bịnh viện vì một bịnh, sau đó chết hoặc may mắn hơn là bị cưa chưn cẳng vì bị lây nhiễm MRSA tại đó!
Staph hay MRSA là chử viết tắt của Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus, vi trùng biến thể đề kháng với methicillin.
Do việc lạm dụng, sử dụng không giới hạn và thiếu suy nghĩ khi dùng thuốc trụ sinh, ăn uống thực phẩm chứa trụ sinh (tôm, tép, heo, gà,...) đã khiến vi trùng đa kháng MRSA tồn tại và lan tràn nhanh chóng trên toàn thế giới từ thập nhiên 60 của thế kỷ thứ 20.
Hiện nay, trung bình 30% dân số mang vi trùng này trong mũi và trên da, nhưng người khỏe mạnh thì không có triệu chứng bịnh gì hết nếu họ không bị thương hoặc với số lượng vi trùng ít ở những chỗ nhiễm trùng có thể làm mụn nhọt có mủ, nhưng thông thường cơ thể người bình thường có thừa khả năng đề kháng chống lại. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như người già, người bịnh, trẻ sơ sanh, người bị thương, người vừa mổ. MRSA xâm nhập vào cơ thể gây lở loét, vết thương có mủ, ngày càng nặng không lành hoặc thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu (sepsis), nhiễm trùng phổi, và khó trị hơn một khi chúng đi vào được trong luân chuyển của máu đến các bộ phận quan trọng như tim, óc.
Vi trùng được phát hiện thông qua kiểm tra bằng cách quẹt lấy nước nhầy trong mũi, chân tóc, nước trong họng, nách, háng, mủ của vết thương, phân. Sau đó vi trùng được gầy trong phòng thí nghiệm trong vòng 24 tiếng hoặc nhanh nhứt trong vòng 2 tiếng, để xem chúng là vi trùng thường hay MRSA. Người mang MRSA trên thân thể, nhưng chưa bị chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, mổ, ống truyền máu, truyền nước biển, hoặc những người dùng thuốc trụ sinh thường xuyên, những "người chuyên chở" này sẽ được điều trị bằng cách dùng chất khử trùng dưới dạng xà bông khử trùng, kem thoa khử trùng, dầu gội đầu khử trùng, dầu thoa vào mũi, niêm mạc mũi.
Người bị nhiễm trùng MRSA phải dùng trụ sinh để chữa. Tuy nhiên, một số Staphylococcus aureus đề kháng, không nhạy cảm hoặc miễn dịch với trụ sinh methicillin, dicloxacillin, flucloxacillin, oxacillin và các trụ sinh khác. Điều này có nghĩa là các trụ sinh đó không giết được vi trùng. Mặc dù vậy các vi sinh vật sẽ được xác định thông qua thử nghiệm và thông qua "bảng đề kháng sinh" (antibiogram) bác sĩ có thể nhận ra trụ sinh nào không còn hiệu quả chống lại MRSA, và loại nào còn hiệu quả cho việc điều trị. Sau đó thuốc trụ sinh thích hợp sẽ được quy định.
Có một vài vũ khí mạnh có thể giết chết MRSA đó là trụ sinh vancomycin. Bởi nguy cơ MRSA cũng có khả năng kháng lại với thuốc trụ sinh này, nên thuốc chỉ được dùng làm "vũ khí cuối cùng" và đôi khi phải dùng liên hợp các loại trụ sinh như amikacin, gentamicin, levofloxacin, linezolid, rifampicin, streptomycin, tobramycin,... mới thắng được MRSA. Bởi vì cơ thể những người này không thể tự tạo chất phòng vệ để diệt MRSA, mà chỉ có trụ sinh đúng loại giúp thì họ mới còn tia hy vọng sống.
MRSA là vi trùng nguy hiểm, nhưng không phải tất cả mọi bác sĩ đều đã có xử lý qua MRSA. Nếu nghi ngờ kinh nghiệm của bác sĩ, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ khác. Điều quan trọng đầu tiên người nhiễm vi trùng phải được kiểm soát và phải biết chính xác những vết thương và các vùng nào của cơ thể bị nhiễm và chủng loại nào của MRSA, vì chúng có độ nhạy khác nhau với các kháng sinh.
MRSA truyền nhiễm qua sự va chạm trực tiếp ngoài da hoặc qua sự đụng chạm với những đồ vật đã được sử dụng bởi người đang mang MRSA như dùng chung khăn tắm giặc không kỹ, hoặc những dụng cụ thể thao chung trong phòng tập hoặc trên sân vận động. MRSA xâm nhập vào cơ thể qua những vết đứt, vết trầy trên da.
Triệu chứng của MRSA: mụn, nhọt, mụt, mụt nước có mũ, có mùi hôi, vết thương lan rộng khá nhanh. Chung quanh vùng đó cảm thấy ấm, đau, có máu hoặc sưng, có thể kèm theo sốt.
Điều nên làm khi nghi ngờ bị nhiễm MRSA: giữ vùng bị nhiễm sạch và khô. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trong bịnh viện, để ngăn ngừa MRSA lan tràn chỉ có cách khi nghi ngờ người bị nhiễm thì phải cô lập, cách ly bịnh nhân ngay. Chỉ khi nào 3 lần thử nghiệm đều không phải là vi trùng MRSA thì mới được ra phòng điều trị bình thường.
Bác sĩ, y tá, nhân viên cũng như người thăm viếng người bịnh, thường cũng là những người "chuyên chở" làm lan rộng truyền nhiễm.
Nghi ngờ hoặc đang bị nhiễm MRSA, bạn nên sử dụng các chiến lược sau đây và tuân theo các khuyến cáo hiện có để ngăn chận sự lây truyền:
- tự giữ vệ sinh tối đa để vi trùng không lan ra các vùng khác trên cơ thể cũng như truyền nhiễm cho người khác và thú vật. Điều này có nghĩa là bạn nên tuân theo biện pháp giữ vệ sinh nghiêm ngặt: Không để đụng chạm tay trần vào vết thương, sử dụng kẹp vô trùng để chùi rửa vết thương sau đó phải khử trùng ngay lập tức bằng cách nấu sôi hoặc dùng cồn cao độ rửa sạch dụng cụ trước khi dùng lại. Bông gòn, băng đã dùng phải xử lý làm sao để người khác không tiếp xúc, đụng, mó vào chúng. Rửa tay và khử trùng bàn tay, các kẻ tay, cánh tay trước và sau khi thay băng ở vết thương. Thay băng hàng ngày.
- Thông báo, nhắc nhỡ cho tất cả những người tiếp xúc hàng ngày như y tá, bác sĩ cũng như thân nhân, bạn bè.
- Không nên đến những nơi công cộng, đông người và nơi có nhiều người già yếu, trẻ em, bịnh viện, nhà dưỡng lão, trường học, phòng tập thể dục.
- Tránh tiếp xúc, đụng chạm như bắt tay người khác, sờ mó thú vật, dùng bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, khăn tắm, dao cạo râu của người khác.
- Thay đổi đồ lót, khăn tắm, khăn trải giường hàng ngày nếu có thể. Giặt đồ với máy giặt ở nhiệt độ cao (90°) và giặt ngay sau khi thay.
- Nếu tứ chi bị nhiễm MRSA nặng, có thể bác sĩ điều trị sẽ chỉ còn cách cưa, cắt bỏ phần bị nhiễm để duy trì mạng sống, nếu không chúng có thể sẽ lan rộng ra bộ phận khác hoặc tái bộc phát.
Khi đến thăm người bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm MRSA, người thăm phải mặc áo khoát nylon, đội nón nylon, mang khẩu trang, găn tay (loại dùng 1 lần).
Sự truyền nhiễm qua sàn nhà hoặc giày rất hiếm xảy ra nên không nên sử dụng bao nylon bọc giày để tránh trường hợp đụng giày, đụng đất làm tay dơ.
Rửa tay bằng thuốc sát trùng sau khi giao tiếp, thăm người bịnh, đóng mở cửa, đi nhà vệ sinh hoặc đụng chạm với đồ đạc trong bịnh viện.
Coi Thêm
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt
Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
Trứng có trước hay Gà có trước?
Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
YU55 và WN5
Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
Bịnh Tiểu Đường
Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
Dementia - Bịnh mất trí nhớ
Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
Con Đỉa
Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
Chuột Cống tìm Mìn
Những Sáng Kiến Kỳ Lạ