Nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ.
Sau, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cỏi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa.
Nhưng vì số rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là "thi rồng".
Khi chiếu chỉ của Trời ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề là vì vua trông coi các công việc ở dưới nước, loan báo cho tất cả các giống sống ở đó, chúng tranh nhau đi thi. Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng.
Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.
Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.
Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặt biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai...
Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy...
Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.
Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng!
Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, thoát tục... và biến thành rồng thiên, được sống đời đời. Vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dạng trọn vẻ oai phong, rạng rỡ, một biểu tượng cho sự khát vọng của con người trên thế gian... nhưng không phải con nào cũng có tính chất quí sáng (mang ngọc quý trong thân) và không phải cá chép nào cũng có phẩm chất, khả năng khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được thành công!
Cá chép hóa rồng phun nước làm cho đất đai mầu mỡ, cây cối xanh tươi, đem lại sức sống cho muôn loài. Bởi vậy người ta thường xem hình ảnh cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự an lành và sung túc, thịnh vượng.
Cá Chép nhả Ngọc hóa Rồng: vật thể to cở bàn tay. Asian mythology: Carp jumping over dragon's gate to transform into a dragon.
Rồng là con thú chỉ có trong truyền thuyết, đứng đầu trong bốn con vật linh thiêng "Tứ Linh": Rồng, Lân, Rùa, Phượng. Rồng có tất cả tồng hợp các quyền lực, ba con sau tượng trưng cho quyền năng thần thú trên mặt đất, dưới nước và trên không.
Rồng có hình dáng kỳ lạ, hợp lại của nhiều loại thú. Sừng như của hươu, đầu như lạc đà, mắt như thỏ, mình như rắng, bụng đồi mồi, gan bàn chưn giống của cọp, móng vuốt như của diều hâu, tai như chuột, và mình có vẩy như cá chép.
Rồng có tài biến hoá, có thể chui sâu vào lòng đất, lòng sông, biển và cũng có thể bay bổng trên trời, khuấy động mây làm mưa làm gió.
Rồng gồm nhiều loại tùy theo màu sắc, hình dáng hoặc theo phận sự của nó:
Rồng vàng Huỳnh Long; rồng xanh Thanh Long thần ở phương đông, đứng trong tứ tượng của bốn phương (Thanh long-Bạch hổ-Chu tước-Huyền vũ); rồng trắng Bạch Long; rồng đỏ Xích Long; rồng đen Hắc Long; rồng còn nhỏ chưa có sừng gọi là Ly Long; rồng sống mọc sừng là Cù Long; rồng sống lâu năm có sừng dài và có cánh gọi Ưng Long; Rồng ở cõi trời giữ Thiên cung gọi là Thủ thiên cung long; rồng có bốn móng Mãng long; rồng có một sừng Giao long; Hành vũ long rồng làm mưa gồm Thiện long và Ác long; Địa long, Bàn long trông coi tất cả đất, sông, suối, hồ; Phục tàng long rồng canh giữ kho báu; Có bốn Long vương ở bốn biển: Đông-; Tây-; Nam-; Bắc hải long vương
Nhiều vua chúa của tàu tự cho mình là tái sinh của rồng. Không ai ngoài vua được ngồi trên ngai rồng, sử dụng biểu tượng rồng.
Vũ Môn 禹門 Cửa của vua Vũ (Đại Vũ 大禹). Theo truyền thuyết: ở đầu sông Hoàng Hà, giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây, Hán Thành, Thiểm Tây bên tàu. Tại đây có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền rằng, thời vua Vũ nhà Hạ (2205TCN - 1767TCN) vì muốn trị thủy nên đã đục phá mõm đá này cho rộng ra nên gọi là Vũ Môn (cửa vua Vũ). Theo Tam tần ký và Thủy kinh chú, thì Vũ Môn thường có sóng dữ... hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép khắp nơi kéo về đó để vượt qua Vũ Môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng.
Theo Đại Nam nhứt thống chí, ở Việt Nam cũng có Vũ Môn ở dãy núi Khai Trường, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Ở đây có dòng suối có ba bậc. Tương truyền rằng, hàng năm đến tháng tư thường có mưa to, có nước nguồn thì cá chép bơi ngược dòng chảy, vượt qua Vũ Môn để hóa rồng.
Hình chụp thật rõ ! Bạn có macro photography methode ?
ReplyDeleteCảm ơn lời khen của bạn!
ReplyDeleteHình rõ có lẽ do máy tốt và ống kiếng (lens) tốt.
vì 99% là máy làm, công của mình chỉ là điều chỉnh, bấm nút và upload lên thui hihi