Chuyện Tào Tháo *
Một hôm Hứa Chử đi qua doanh trại, thấy Tào Tháo đang ngồi buồn bực bên cạnh ba vò rượu. Chử bèn hỏi:
- Có việc gì mà chủ tướng buồn vậy?
Tháo tu một hơi hết một vò rượu rồi nói:
- Ta vừa phát hiện một tin động trời, thằng Tào Thực con ta là GAY!
Hứa Chử gần xỉu, hét lên:
- Hết hồn chim én ...
Tháo vác vò thứ hai uống một hơi rồi nói tiếp:
- Ta còn phát hiện thêm một tin kinh dị nữa là thằng Tào Chương cũng là GAY luôn!
Hứa Chử:
- i dont believe in my tai ...
Tháo vác vò thứ ba lên tu luôn rồi lại nói:
- Một tin vãi hàng nữa là thằng Tào Phi cũng là GAY luôn ...
Hứa Chử không bình tĩnh nổi, gào lên:
- Chòy oy, dị nhà Tào đại nhân không có ai thích đàn bà hết sao??????
Tháo chậm rãi trả lời: Cóa chứ, vợ cũa ta ...
Chử xỉu cái đùng.
Chử xỉu cái đùng.
Xem Thêm Chuyện vui (chọn lọc):
25. Chữ Tàu
24. Anh Có Tới 3 Lý Do
23. Trí tưởng tượng phong phú
22. Vì Sao Vợ Giận?
Cô Gái Tóc Vàng
21. Giá Trị của Tình Yêu
20. Lái xe cẩn thận
19. Tiếng nổ lúc 0 giờ ...
18. Bình đẳng
17. Hai thằng bịnh tâm thần
16. Ranh ngôn
15. Mê Karaoke
14. Việt Nam Muôn Năm
12. Tèo Làm Văn
11. Sự khác biệt giữa Bồ và Vợ
10. Môn Tiếng Việt
9. Đẹp trai + Giàu + Chung Tình
8. Thức ăn, gia đình và triết lý sống
7. Ba Vịnh nổi tiếng
6. Những tấm chồng gương mẫu
5. Tin giực gân
4. Ngoại Ngữ
3. Làm Khó
2. Kiểm Duyệt
1. Con KÉT nhà tui
25. Chữ Tàu
24. Anh Có Tới 3 Lý Do
23. Trí tưởng tượng phong phú
22. Vì Sao Vợ Giận?
Cô Gái Tóc Vàng
21. Giá Trị của Tình Yêu
20. Lái xe cẩn thận
19. Tiếng nổ lúc 0 giờ ...
18. Bình đẳng
17. Hai thằng bịnh tâm thần
16. Ranh ngôn
15. Mê Karaoke
14. Việt Nam Muôn Năm
12. Tèo Làm Văn
11. Sự khác biệt giữa Bồ và Vợ
10. Môn Tiếng Việt
9. Đẹp trai + Giàu + Chung Tình
8. Thức ăn, gia đình và triết lý sống
7. Ba Vịnh nổi tiếng
6. Những tấm chồng gương mẫu
5. Tin giực gân
4. Ngoại Ngữ
3. Làm Khó
2. Kiểm Duyệt
1. Con KÉT nhà tui
* Tào Tháo 曹操 sanh 155 mất 220, thọ 65 tuổi. Tào Tháo là con trai của Tào Tung, cha ông xuất thân trong gia đình bình thường. Có người cho rằng Tào Tung tên thật là Hạ Hầu Tung, làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng nên lấy họ Tào. Tào Đằng là một trong nững Thái giám có thế lực trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời vua. Tào tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có, thuở nhỏ thích chơi bời phóng túng, thích săn bắn, ít chịu học hành và tỏ ra tinh ranh, từ nhỏ đã gian xảo cơ mưu. Năm 20 tuổi Tháo đậu Hiếu liêm, được quan Kinh Triệu doãn (chức quan hành chánh cao nhứt triều đình) Từ Mã Phòng tiến cử giữ Bắc bộ Úy (coi giữ phía Bắc) ở thành Lạc Dương. Sau khi đến nhậm chức, Tháo cho đặt roi ngũ sắc trước cửa công đường, hễ ai phạm tội bị trị thẳng tay. Chú của đại thần Kiển Thạc là Kiển Thúc phạm tội vác dao đi đêm, Tháo sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vị nể. Vì gia thế Tháo rất lớn nên việc này không gặp rắc rối. Tiếng tăm Tháo cũng từ đó vang khắp kinh thành. Sau đó Tháo giữ chức tướng quốc nước Tế Nam, ông lại đứng ra tố cáo quan tham phạm pháp.
Năm 184, Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều dập tan được cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân, nên được Hán Linh Đế phong làm Điển quân hiệu úy trong triều.
Tháo tuy xuất thân trong gia đình hoạn quan nhưng lại đứng về phía ngoại thích Hà Tiến. Năm 189 Hà Tiến bị hoạn quan giết, Tháo hợp sức với một thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu đánh vào cung, giết chết các hoạn quan. Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư. Năm 190, Tháo được Đổng Trác phong lên chức Kiêu kỵ hiệu úy. Sau đó ông cùng Vương Doãn âm mưu giết Đổng nhưng cuối cùng thất bại, vì vậy Tháo bỏ trốn. Chạy tới Trịnh Châu, Tháo ghé thăm người quen là Lã Bá Sa, thấy nhà Lã mài dao định giết heo, Tháo tưởng là họ giết mình nên đã giết cả nhà Bá Sa. Tháo chạy về phía Đông, tới huyện Trung Mâu, từ Trung Mâu, Tháo chạy về Trần Lưu, đúng lúc đó Viên Thiệu phát hịch đi các trấn kêu gọi đánh Đổng Trác. Tháo bàn mưu với Thái thú Trần Lưu là Trương Mạo khởi binh chống Đổng. Con cháu họ Tào và họ Hạ Hầu đi theo Tào rất đông. Đổng Trác sợ uy thế các chư hầu nên năm 191 cũng bỏ Lạc Dương, mang Hàn Hiển Đế chạy sang Tràng An. Thấy Đổng đốt kinh thành bỏ chạy, Tháo kiến nghị Viên Thiệu ra quân truy kích, nhưng Thiệu không dám ra quân. Tháo đòi đi đánh, bất đắc dĩ Viên Thiệu cho Tháo vài ngàn quân đi, khi chưa tiến đến Thành Quần, vì ít quân nên Tháo bị Từ Vinh đánh bại, quân chết quá nữa. Tháo chạy về tìm các chư hầu kiến nghị chia quân tiếp tục đánh Đổng. Nhưng Viên Thiệu và các chư hầu bỏ ngoài tai lời của Tháo. Tháo tức giận bỏ đi, bỏ việc đánh Đổng để xây dựng lại lực lượng. Các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu dần dần cũng tan rã đánh giết lẫn nhau.
Tào Tháo mang tàn quân về quê, ra sức chiêu nạp hào kiệt. Năm 191, Tháo mang quân tập kích căn cứ của quân Khăn Vàng tại Hắc Sơn, chiếm Đông quận và nơi đây trở thành căn cứ đầu tiên của họ Tào. Không lâu sau, theo lời đề nghị của Bão Tín, ông cùng quân Khăn Vàng quyết chiến tại Thọ Dương. Bão Tín giao chiến tử trận, Tháo mang 1000 quân tập kích doanh trại địch nhưng quân Khăn Vàng đã đề phòng khiến Tháo suýt bị bắt sống. Thấy không thể dùng chiến thuật đánh nhanh, Tháo đổi hướng đánh chắc từng phần, áp dụng chiến thuật "tiêu hao từng bước", quân Khăn Vàng phải lùi dần. Sau cùng, Tháo dồn quân địch vào Tế Bắc, sau một thời gian, quân Khăn Vàng không còn đường chạy phải đầu hàng. Tháo thu hàng 30 vạn người, chọn ra 10 vạn người đưa vào quân đội của mình. Tháo làm chủ Duyện Châu từ đó.
Giữa năm 193, cha Tháo là Tào Tung tới Lang Nha định dưỡng lão, khi đi ngang qua Từ Châu thì bị bộ tướng của Đào Khiêm, là Trương Cương giết chết và cướp hết hơn 100 xe hành lý chứa nhiều vàng bạc châu báo. Tháo nghe tin cha bị hại, cho rằng Đào Khiêm đồng mưu với quân khởi nghĩa của Khuyết Tuyên sai khiến thủ hạ, bèn đem vài chục vạn quân đi đánh Từ Châu và cũng nhân đó chiếm luôn địa bàn, mở rộng thế lực. Quân Tào chiếm hơn 10 thành, sau đó đánh bại quân Đào Khiêm, chém hơn 1 vạn quân Từ Châu, nước sông Tứ Thủy vì vậy không chảy được.
Đào Khiêm rút vào thành Đan Dương cố thủ, sai người đi cầu cứu thứ sử Thanh Châu là Điền Khải. Điền Khải lúc đó đang bị Viên Thiệu đánh, đã cầu cứu tướng giữ Bình Nguyên là Công Tôn Toản người có mâu thuẫn với Thiệu. Toản sai Lưu Bị cùng Quan Vũ, Trương Phi đi cứu Thanh Châu. Nghe Đào Khiêm cầu cứu, Khải lại sai Lưu Bị cầm quân đi cứu Từ Châu trước.
Lưu Bị có 4000 quân, chiêu hàng được vài ngàn nạn dân ở Ô Hoàn, rồi được Đào Khiêm cấp 4000 quân nữa, với hơn 1 vạn người, Bị cùng Đào Khiêm thế thủ ở Đan Dương. Tháo vây đánh nhiều ngày nhưng không sao phá được, bèn trút tức giận lên dân thường để trả thù cho cha. Ông ra lịnh tàn sát hơn 10 vạn người ở 5 thành và cách hương trấn sở thuộc... Nghe tin Lã Bố đánh chiếm hậu phương Duyện Châu, Tháo đành mang quân trở về.
Năm 194, Trần Cung và Trương Mạo nghe tin Tháo có hành động tàn sát hại người vô tội nên không phục ông nữa, quyết định phát động binh biến ở Duyện Châu và theo Lã Bố, giao cho 10 vạn quân để chống lại Tháo. Lã Bố sau khi giết Đổng Trác ở Tràng An, bị Lý Thôi và Quách Dĩ đánh bật khỏi kinh thành, phiêu bạt qua chổ của Viên Thuật, Trương Dương và Viên Thiệu đều không được dung nạp. Trương Mạo và Trần Cung đón Lã Bố về tôn là thứ sử Duyện Châu, Lã Bố lấy Bộc Dương làm bản doanh, mang quân chiếm các thành trì của Tháo.
Tháo mang quân về tấn công Bộc Dương, quân của Tháo phần đông là người Thanh Châu không địch nổi quân Lã Bố nên đại quân của Tháo bị thua lớn, doanh trại bị đốt cháy, bản thân Tháo bị phỏng cánh tay trái và suýt bị Lã Bố bắt sống. Trong bóng đêm, quân kỵ mã của Lã Bố đuổi đến nơi nhưng không biết mặt Tháo bèn hỏi ngay Tháo: Tháo ở đâu? Tháo nhanh trí chỉ tay ra phía trước nói rằng: "Người cưỡi ngựa vàng chỗ kia là Tào Tháo", quân Lã Bố tiến lên phía trước truy đuổi, nhờ vậy Tháo thoát nạn.
Sau đó Tháo thu quân trở lại, cùng Lã Bố giữ nhau hơn 100 ngày ở Bộc Dương không đánh. Mùa thu năm 194, ở Duyệt Châu có nạn châu chấu nên mất mùa, cả hai bên đều thiếu lương thực. Tháo phải rút về Yên Thành, còn Lã Bố thu quân về Sơn Dương. Mùa đông 195, Tháo thay đổi chiến thuật đánh Lã Bố, dùng chiến thuật "dương đông kích tây" khiến Lã Bố mệt mỏi. Tháo lợi dụng địa hình dùng kế mai phục đánh bại Lã Bố, Bố nghe tin mấy thành xung quanh bị hạ, hoang mang tột độ bèn chạy về Từ Châu theo Lưu Bị. Tào Tháo tái chiếm được Duyện Châu.
Sau khi Đổng Trác bị giết (193), vua Hán Hiến Đế vẫn bị khống chế bởi thủ hạ của Đổng. Năm 194, trong khi các chư hầu giao tranh kịch liệt, Hán Hiến Đế trối khỏi kinh thành, cùng các cận thần chạy về phía đông. Sau cuộc hành trình dài, năm 196 Hiến Đế đến Lạc Dương. Lúc đó, Tào Tháo lại mang quân tấn công quân Khăn Vàng, đánh bại quân địch và làm chủ thêm Dự Châu. Một vị Vệ tướng quân sai người đến Duyện Châu gọi Tháo đến Lạc Dương để bảo giá. Tháo lập tức sai người nghênh đón vua Hiến Đế, vì Lạc Dương trước đó bị Đổng đốt cháy đổ nát, nên Tháo đưa Hiến Đế đến Hứa Xương, sai xây dựng lại nơi này cho vua ở. Đây là nước cờ quan trọng trong sự nghiệp của Tháo, vì nhà Hán tuy suy nhưng trong lòng dân vẫn được tôn trọng, việc Tháo nắm được thiên tử sẽ có cơ hội mượn danh vua ban để sai khiến chư hầu. Hán Hiến Đế sau đó phong tước cho Tháo và những chức vụ quan trọng đều nằm trong tay thuộc hạ của Tháo. Phủ Tư không của Tháo từ đó trở thành nơi thực sự ban ra mọi sắc lịnh của triều đình nhà Hán.
Địa bàn của Tào Tháo khi đó nằm giữa trung nguyên, phía bắc có Viên Thiệu, tây có Hàn Toại và Mã Đằng, nam có Trương Tú, đông nam có Viên Thuật, đông có Lã Bố và Lưu Bị. Để làm chủ trung nguyên, Tháo tính từng bước các lực lượng yếu trước. Trước nhứt là dẹp Trương Tú, kế đó là Viên Thuật, Lưu Bị và Lã Bố. Với Hàn Toại và Mã Đằng là hai người trung thành với triều đình nhà Hán, ông sai mưu sĩ Chung Do đến Tây Lương để thuyết phục họ. Nhờ vậy Tháo rảnh tay thực hiện tính toán của mình.
Đầu năm 197 Tháo đích thân mang quân tấn công Nam Dương, Trương Tú liệu thế không chống nổi nên đầu hàng. Sau hơn 10 ngày, Trương Tú bất ngờ dấy binh làm phản, tập kích doanh trại Tào khiến Tào không kịp trở tay, nhờ Điển Vi chận cửa trước nên Tháo thoát được bằng cửa sau. Điển Vi bị quân Trương Tú giết chết, con trưởng của Tào là Tào Ngang cùng cháu là Tào An Dân cũng bị chết trong loạn quân. Tháo thu quân về Hứa Xương, rồi sau đó 2 lần giao chiến với Trương Tú, cuối cùng Tú trở lại đầu hàng, Tháo chấp nhận không kể lại thù cũ.
Năm 198, Lã Bố muốn bá chiến Từ Châu, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tới đánh Từ Châu. Lã Bố trên lầu Bạch Môn bị dồn vào đường cùng, phải bó tay chịu trói. Lã Bố muốn hàng nhưng Tháo theo lời khuyên của Lưu Bị, giết chết Lã Bố. Ông không trả lại Từ Châu vốn của Lưu Bị, ông giữ Lưu Bị ở lại Hứa Xương để kiềm chế. Năm 199, quốc cữu Đổng Thừa ngầm liên kết với Bị để hại Tháo. Chưa kịp hành động thì Tháo phái Lưu Bị mang 1000 quân đi đánh Viên Thuật. Viên Thuật thua kiệt sức bịnh mà chết.
Âm mưu lật đổ Tào bị bại lộ, cả họ Đổng Thừa bị Tháo giết, Tháo tra ra việc Lưu Bị đồng mưu với Đổng Thừa. Cùng lúc Lưu Bị sẳn cầm quân, bèn tách ra khỏi Tào, mang quân chiếm lại Từ Châu. Tháo nổi giận, chia quân chuẩn bị đánh Từ Châu, Bị biết mình thế yếu nên sai người đi cầu cứu Viên Thiệu. Viên Thiệu còn dụ dự, Tháo gấp rút tiến đánh, Bị chống không nổi bị thua tan tác. Bị bỏ chạy, gia quyến Bị đều bị bắt. Sau khi dẹp được 4 chư hầu Trương Tú, Lã Bố, Viên Thuật, Lưu Bị. Tháo làm chủ địa bàn rộng lớn ở Trung Nguyên, chính thức đối mặt với Viên Thiệu hùng mạnh ở Hà Bắc.
Năm 200, Lưu Bị thua trận đến chổ Thiệu xin hàng, Thiệu mang theo Bị phát binh đi đánh Tháo. Liên tục nhiều trận chiến diễn ra. Trận Bạch Mã, Tháo thắng, giết chết Nhan Lương, một mãnh tướng của Thiệu. Trận Diên Tân, Tháo lại một lần nữa đánh bại Thiệu, giết chết Văn Xú. Trận Quan Độ kéo dài hơn 100 ngày cuối cùng Viên Thiệu hết lương thực, tướng sĩ náo loạn. Tháo thừa cơ dẫn quân tập kích khiến quân của Thiệu hốt hoảng bỏ chạy qua sông Hoàng Hà. Hơn 7 vạn quân của Viên Thiệu không theo kịp chủ, xinh hàng Tàn Tháo. Trong số đó có một số người không hoàn toàn quy thuận, tỏ vẻ trá hàng. Tháo sợ sanh hậu hoạn nên ra lịnh chôn sống cả 7 vạn hàng binh.
Năm 201, Tháo mang quân truy kích Viên Thiệu, Viên Thiệu tinh thần suy sụp, mắc bịnh nằm một chỗ, năm 202, Viên Thiệu qua đời. Nắm được nội tình anh em họ Viên tranh dành quyền thừa kế, Tháo bèn rút đại binh để anh em Viên Đàm (con trưởng) và Viên Thượng (con thứ 3) của Viên đánh nhau, tự suy yếu lực lượng. Viên Đàm thua chạy. Tháo lại đem đại quân trở lại để chia rẽ họ Viên, ông lấy danh nghĩa cứu Viên Đàm, Viên Thượng hoảng sợ rút về Nghiệp Thành. Sau khi hứa kết thông gia với Viên Đàm, Tháo lại rút về nam cho anh em họ Viên tái chiến. Cuối cùng Đàm bị thủ hạ giết chết để hàng Tào. Viên Thượng Viên Hy bị Công Tôn Khang ở Liêu Đông bắt chém đem thủ cấp nột cho Tháo.
Sau khi diệt họ Viên, Tào Tháo nam tiến. Năm 208 chiếm lấy Kinh Châu, Lưu Bị phải chạy về Giang Hạ.
Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời sau nhiều năm bị chứng nhức đầu. Thế Tử Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương, vài tháng sau ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Tào Tháo được truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế, gọi là Ngụy Vũ Đế.
Năm 184, Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều dập tan được cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân, nên được Hán Linh Đế phong làm Điển quân hiệu úy trong triều.
Tháo tuy xuất thân trong gia đình hoạn quan nhưng lại đứng về phía ngoại thích Hà Tiến. Năm 189 Hà Tiến bị hoạn quan giết, Tháo hợp sức với một thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu đánh vào cung, giết chết các hoạn quan. Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư. Năm 190, Tháo được Đổng Trác phong lên chức Kiêu kỵ hiệu úy. Sau đó ông cùng Vương Doãn âm mưu giết Đổng nhưng cuối cùng thất bại, vì vậy Tháo bỏ trốn. Chạy tới Trịnh Châu, Tháo ghé thăm người quen là Lã Bá Sa, thấy nhà Lã mài dao định giết heo, Tháo tưởng là họ giết mình nên đã giết cả nhà Bá Sa. Tháo chạy về phía Đông, tới huyện Trung Mâu, từ Trung Mâu, Tháo chạy về Trần Lưu, đúng lúc đó Viên Thiệu phát hịch đi các trấn kêu gọi đánh Đổng Trác. Tháo bàn mưu với Thái thú Trần Lưu là Trương Mạo khởi binh chống Đổng. Con cháu họ Tào và họ Hạ Hầu đi theo Tào rất đông. Đổng Trác sợ uy thế các chư hầu nên năm 191 cũng bỏ Lạc Dương, mang Hàn Hiển Đế chạy sang Tràng An. Thấy Đổng đốt kinh thành bỏ chạy, Tháo kiến nghị Viên Thiệu ra quân truy kích, nhưng Thiệu không dám ra quân. Tháo đòi đi đánh, bất đắc dĩ Viên Thiệu cho Tháo vài ngàn quân đi, khi chưa tiến đến Thành Quần, vì ít quân nên Tháo bị Từ Vinh đánh bại, quân chết quá nữa. Tháo chạy về tìm các chư hầu kiến nghị chia quân tiếp tục đánh Đổng. Nhưng Viên Thiệu và các chư hầu bỏ ngoài tai lời của Tháo. Tháo tức giận bỏ đi, bỏ việc đánh Đổng để xây dựng lại lực lượng. Các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu dần dần cũng tan rã đánh giết lẫn nhau.
Tào Tháo mang tàn quân về quê, ra sức chiêu nạp hào kiệt. Năm 191, Tháo mang quân tập kích căn cứ của quân Khăn Vàng tại Hắc Sơn, chiếm Đông quận và nơi đây trở thành căn cứ đầu tiên của họ Tào. Không lâu sau, theo lời đề nghị của Bão Tín, ông cùng quân Khăn Vàng quyết chiến tại Thọ Dương. Bão Tín giao chiến tử trận, Tháo mang 1000 quân tập kích doanh trại địch nhưng quân Khăn Vàng đã đề phòng khiến Tháo suýt bị bắt sống. Thấy không thể dùng chiến thuật đánh nhanh, Tháo đổi hướng đánh chắc từng phần, áp dụng chiến thuật "tiêu hao từng bước", quân Khăn Vàng phải lùi dần. Sau cùng, Tháo dồn quân địch vào Tế Bắc, sau một thời gian, quân Khăn Vàng không còn đường chạy phải đầu hàng. Tháo thu hàng 30 vạn người, chọn ra 10 vạn người đưa vào quân đội của mình. Tháo làm chủ Duyện Châu từ đó.
Giữa năm 193, cha Tháo là Tào Tung tới Lang Nha định dưỡng lão, khi đi ngang qua Từ Châu thì bị bộ tướng của Đào Khiêm, là Trương Cương giết chết và cướp hết hơn 100 xe hành lý chứa nhiều vàng bạc châu báo. Tháo nghe tin cha bị hại, cho rằng Đào Khiêm đồng mưu với quân khởi nghĩa của Khuyết Tuyên sai khiến thủ hạ, bèn đem vài chục vạn quân đi đánh Từ Châu và cũng nhân đó chiếm luôn địa bàn, mở rộng thế lực. Quân Tào chiếm hơn 10 thành, sau đó đánh bại quân Đào Khiêm, chém hơn 1 vạn quân Từ Châu, nước sông Tứ Thủy vì vậy không chảy được.
Đào Khiêm rút vào thành Đan Dương cố thủ, sai người đi cầu cứu thứ sử Thanh Châu là Điền Khải. Điền Khải lúc đó đang bị Viên Thiệu đánh, đã cầu cứu tướng giữ Bình Nguyên là Công Tôn Toản người có mâu thuẫn với Thiệu. Toản sai Lưu Bị cùng Quan Vũ, Trương Phi đi cứu Thanh Châu. Nghe Đào Khiêm cầu cứu, Khải lại sai Lưu Bị cầm quân đi cứu Từ Châu trước.
Lưu Bị có 4000 quân, chiêu hàng được vài ngàn nạn dân ở Ô Hoàn, rồi được Đào Khiêm cấp 4000 quân nữa, với hơn 1 vạn người, Bị cùng Đào Khiêm thế thủ ở Đan Dương. Tháo vây đánh nhiều ngày nhưng không sao phá được, bèn trút tức giận lên dân thường để trả thù cho cha. Ông ra lịnh tàn sát hơn 10 vạn người ở 5 thành và cách hương trấn sở thuộc... Nghe tin Lã Bố đánh chiếm hậu phương Duyện Châu, Tháo đành mang quân trở về.
Năm 194, Trần Cung và Trương Mạo nghe tin Tháo có hành động tàn sát hại người vô tội nên không phục ông nữa, quyết định phát động binh biến ở Duyện Châu và theo Lã Bố, giao cho 10 vạn quân để chống lại Tháo. Lã Bố sau khi giết Đổng Trác ở Tràng An, bị Lý Thôi và Quách Dĩ đánh bật khỏi kinh thành, phiêu bạt qua chổ của Viên Thuật, Trương Dương và Viên Thiệu đều không được dung nạp. Trương Mạo và Trần Cung đón Lã Bố về tôn là thứ sử Duyện Châu, Lã Bố lấy Bộc Dương làm bản doanh, mang quân chiếm các thành trì của Tháo.
Tháo mang quân về tấn công Bộc Dương, quân của Tháo phần đông là người Thanh Châu không địch nổi quân Lã Bố nên đại quân của Tháo bị thua lớn, doanh trại bị đốt cháy, bản thân Tháo bị phỏng cánh tay trái và suýt bị Lã Bố bắt sống. Trong bóng đêm, quân kỵ mã của Lã Bố đuổi đến nơi nhưng không biết mặt Tháo bèn hỏi ngay Tháo: Tháo ở đâu? Tháo nhanh trí chỉ tay ra phía trước nói rằng: "Người cưỡi ngựa vàng chỗ kia là Tào Tháo", quân Lã Bố tiến lên phía trước truy đuổi, nhờ vậy Tháo thoát nạn.
Sau đó Tháo thu quân trở lại, cùng Lã Bố giữ nhau hơn 100 ngày ở Bộc Dương không đánh. Mùa thu năm 194, ở Duyệt Châu có nạn châu chấu nên mất mùa, cả hai bên đều thiếu lương thực. Tháo phải rút về Yên Thành, còn Lã Bố thu quân về Sơn Dương. Mùa đông 195, Tháo thay đổi chiến thuật đánh Lã Bố, dùng chiến thuật "dương đông kích tây" khiến Lã Bố mệt mỏi. Tháo lợi dụng địa hình dùng kế mai phục đánh bại Lã Bố, Bố nghe tin mấy thành xung quanh bị hạ, hoang mang tột độ bèn chạy về Từ Châu theo Lưu Bị. Tào Tháo tái chiếm được Duyện Châu.
Sau khi Đổng Trác bị giết (193), vua Hán Hiến Đế vẫn bị khống chế bởi thủ hạ của Đổng. Năm 194, trong khi các chư hầu giao tranh kịch liệt, Hán Hiến Đế trối khỏi kinh thành, cùng các cận thần chạy về phía đông. Sau cuộc hành trình dài, năm 196 Hiến Đế đến Lạc Dương. Lúc đó, Tào Tháo lại mang quân tấn công quân Khăn Vàng, đánh bại quân địch và làm chủ thêm Dự Châu. Một vị Vệ tướng quân sai người đến Duyện Châu gọi Tháo đến Lạc Dương để bảo giá. Tháo lập tức sai người nghênh đón vua Hiến Đế, vì Lạc Dương trước đó bị Đổng đốt cháy đổ nát, nên Tháo đưa Hiến Đế đến Hứa Xương, sai xây dựng lại nơi này cho vua ở. Đây là nước cờ quan trọng trong sự nghiệp của Tháo, vì nhà Hán tuy suy nhưng trong lòng dân vẫn được tôn trọng, việc Tháo nắm được thiên tử sẽ có cơ hội mượn danh vua ban để sai khiến chư hầu. Hán Hiến Đế sau đó phong tước cho Tháo và những chức vụ quan trọng đều nằm trong tay thuộc hạ của Tháo. Phủ Tư không của Tháo từ đó trở thành nơi thực sự ban ra mọi sắc lịnh của triều đình nhà Hán.
Địa bàn của Tào Tháo khi đó nằm giữa trung nguyên, phía bắc có Viên Thiệu, tây có Hàn Toại và Mã Đằng, nam có Trương Tú, đông nam có Viên Thuật, đông có Lã Bố và Lưu Bị. Để làm chủ trung nguyên, Tháo tính từng bước các lực lượng yếu trước. Trước nhứt là dẹp Trương Tú, kế đó là Viên Thuật, Lưu Bị và Lã Bố. Với Hàn Toại và Mã Đằng là hai người trung thành với triều đình nhà Hán, ông sai mưu sĩ Chung Do đến Tây Lương để thuyết phục họ. Nhờ vậy Tháo rảnh tay thực hiện tính toán của mình.
Đầu năm 197 Tháo đích thân mang quân tấn công Nam Dương, Trương Tú liệu thế không chống nổi nên đầu hàng. Sau hơn 10 ngày, Trương Tú bất ngờ dấy binh làm phản, tập kích doanh trại Tào khiến Tào không kịp trở tay, nhờ Điển Vi chận cửa trước nên Tháo thoát được bằng cửa sau. Điển Vi bị quân Trương Tú giết chết, con trưởng của Tào là Tào Ngang cùng cháu là Tào An Dân cũng bị chết trong loạn quân. Tháo thu quân về Hứa Xương, rồi sau đó 2 lần giao chiến với Trương Tú, cuối cùng Tú trở lại đầu hàng, Tháo chấp nhận không kể lại thù cũ.
Năm 198, Lã Bố muốn bá chiến Từ Châu, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tới đánh Từ Châu. Lã Bố trên lầu Bạch Môn bị dồn vào đường cùng, phải bó tay chịu trói. Lã Bố muốn hàng nhưng Tháo theo lời khuyên của Lưu Bị, giết chết Lã Bố. Ông không trả lại Từ Châu vốn của Lưu Bị, ông giữ Lưu Bị ở lại Hứa Xương để kiềm chế. Năm 199, quốc cữu Đổng Thừa ngầm liên kết với Bị để hại Tháo. Chưa kịp hành động thì Tháo phái Lưu Bị mang 1000 quân đi đánh Viên Thuật. Viên Thuật thua kiệt sức bịnh mà chết.
Âm mưu lật đổ Tào bị bại lộ, cả họ Đổng Thừa bị Tháo giết, Tháo tra ra việc Lưu Bị đồng mưu với Đổng Thừa. Cùng lúc Lưu Bị sẳn cầm quân, bèn tách ra khỏi Tào, mang quân chiếm lại Từ Châu. Tháo nổi giận, chia quân chuẩn bị đánh Từ Châu, Bị biết mình thế yếu nên sai người đi cầu cứu Viên Thiệu. Viên Thiệu còn dụ dự, Tháo gấp rút tiến đánh, Bị chống không nổi bị thua tan tác. Bị bỏ chạy, gia quyến Bị đều bị bắt. Sau khi dẹp được 4 chư hầu Trương Tú, Lã Bố, Viên Thuật, Lưu Bị. Tháo làm chủ địa bàn rộng lớn ở Trung Nguyên, chính thức đối mặt với Viên Thiệu hùng mạnh ở Hà Bắc.
Năm 200, Lưu Bị thua trận đến chổ Thiệu xin hàng, Thiệu mang theo Bị phát binh đi đánh Tháo. Liên tục nhiều trận chiến diễn ra. Trận Bạch Mã, Tháo thắng, giết chết Nhan Lương, một mãnh tướng của Thiệu. Trận Diên Tân, Tháo lại một lần nữa đánh bại Thiệu, giết chết Văn Xú. Trận Quan Độ kéo dài hơn 100 ngày cuối cùng Viên Thiệu hết lương thực, tướng sĩ náo loạn. Tháo thừa cơ dẫn quân tập kích khiến quân của Thiệu hốt hoảng bỏ chạy qua sông Hoàng Hà. Hơn 7 vạn quân của Viên Thiệu không theo kịp chủ, xinh hàng Tàn Tháo. Trong số đó có một số người không hoàn toàn quy thuận, tỏ vẻ trá hàng. Tháo sợ sanh hậu hoạn nên ra lịnh chôn sống cả 7 vạn hàng binh.
Năm 201, Tháo mang quân truy kích Viên Thiệu, Viên Thiệu tinh thần suy sụp, mắc bịnh nằm một chỗ, năm 202, Viên Thiệu qua đời. Nắm được nội tình anh em họ Viên tranh dành quyền thừa kế, Tháo bèn rút đại binh để anh em Viên Đàm (con trưởng) và Viên Thượng (con thứ 3) của Viên đánh nhau, tự suy yếu lực lượng. Viên Đàm thua chạy. Tháo lại đem đại quân trở lại để chia rẽ họ Viên, ông lấy danh nghĩa cứu Viên Đàm, Viên Thượng hoảng sợ rút về Nghiệp Thành. Sau khi hứa kết thông gia với Viên Đàm, Tháo lại rút về nam cho anh em họ Viên tái chiến. Cuối cùng Đàm bị thủ hạ giết chết để hàng Tào. Viên Thượng Viên Hy bị Công Tôn Khang ở Liêu Đông bắt chém đem thủ cấp nột cho Tháo.
Sau khi diệt họ Viên, Tào Tháo nam tiến. Năm 208 chiếm lấy Kinh Châu, Lưu Bị phải chạy về Giang Hạ.
Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời sau nhiều năm bị chứng nhức đầu. Thế Tử Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương, vài tháng sau ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Tào Tháo được truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế, gọi là Ngụy Vũ Đế.
No comments:
Post a Comment
*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.
NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !
Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************