bài 2:
Ðề: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
...Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ¨Cô giáo phê:
- "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ" (0 điểm)
bài 3:
Ðề: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
Một em học sinh lớp 11 đã viết:
... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Liều" hay còn gọi là "Ðoạn trường thất thanh" hay biến thể của nó là "Ðoạn trường tiết canh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...¨(!!).bài 4:
Ðề: Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...¨.bài 5:
Em hãy tả con gà trống nhà em:
"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?bài 6:
Ðề: Phân tích bài Viếng lăng bác.
Một học sinh viết:
Con ở miền Nam lăn ra thăm BácTác giả là người có thân phận thắp hèn (con ở) nhưng cũng tích góp được tiền của để một lần được đi thăm bác. Trên đường đi, tác giả đã gặp bao nhiêu nguy hiểm, phải đi qua giữa hai làn đạn đang giao chiến nên tác giả đã phải lăn qua...."bài 7: (xem chú thích cuối bài, đọan Kiều trong lầu xanh than thở ... sau đó gặp Thúc Sinh)
Ðề: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích „Những nỗi lòng tê tái“.
Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
... „Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng¨. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi¨.bài 8:
„Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu¨ - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội . Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.***
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo."
bài 9:
Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm „Tắt đèn¨. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...¨.bài 10:
em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."(chú thích ko = không trong internet chat)
bài 11:
em hãy tả đêm giao thừa.
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."Cái này thì phải nói là "sáng như đêm ba mươi"bài 12:
em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!bài 13:
Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."bài 14:
"áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".bài 15:
"Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"bài 16:
tả tiết học trong lớp
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
bài 17:
"Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em"
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong, nồi. Bỗng nhiên điện phụt tắt. Bố em bảo: "Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!".bài 18:
giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."bài 19:
Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
Ðề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra.......kẻ ! dữ hiền."Bài 20:
Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
"Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).
- Kể tiểu sử Lỗ Tấn, có em hùng hồn viết: “Lỗ Tấn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại của Việt Nam”, “ông làm nghề khai khoắng (ăn trộm?), khai mò (?), bới rác”.- Kỹ năng làm văn thì hầu như các em quên sạch. Có đến 80% bài làm văn không hề chia đoạn trong thân bài. Thậm chí, có một số bài chỉ có một đoạn duy nhất từ đầu đến cuối. Nhiều bài không có đến một dấu chấm, dấu phẩy. Diễn đạt lủng củng, không biết chủ đề nằm ở đâu.-
Còn đây là một mở bài “lạ”: “Kính thưa các đồng chí và các bạn, đến dự buổi hội thảo hôm nay, tôi xin mời các đồng chí và các bạn nghiên cứu bài vợ chồng A Phủ của nhà thơ Tô Hoài. Mời các đồng chí và các bạn cùng tôi đi vào phân tích”. Kết bài càng “lạ” hơn: “Cảm ơn các đồng chí và các bạn đã lắng nghe, xin chào đoàn kết và quyết thắng.”- C
âu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” bị suy diễn thê thảm: “Anh bộ đội đi trong rừng bị gai cào rách áo bèn lấy chiếu cuốn lên mình để che áo rách”... Cứ thế, mọi chi tiết đều bị hiểu sai lệch, méo mó.Trước khi chấm, các giám thị được một cấp trên “khuyên”: “Chúng ta phải đãi cát tìm vàng, chỗ sai bỏ qua, chỉ tìm chỗ đúng mà chấm. Càng nương tay cho các em càng tốt”. Nghe mà chua xót! Hậu quả của chuyện “nương đều tay” là tỷ lệ tốt nghiệp cứ cao dần mà chất lượng thì thấp dần! Những ý kiến tâm huyết, những lời cảnh báo cứ như hạt muối rơi tòm xuống biển khơi mênh mông. Bao giờ mới thực sự có những kỳ thi “thật”, những bài chấm “thật” đúng đáp án và thực sự công tâm, thực sự vì vận mệnh của nền giáo dục nước nhà?***
Chú thích cho bài 7:
"
1255. Dặm ngàn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hòe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
1260. Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?
Khi về hỏi liễu Chương đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
1265. Mối tình đòi đoạn vò tơ,
Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.
Song sa vò võ phương trời,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
Lần lần thỏ bạc ác vàng,
1270. Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn!
Đã cho lấy chữ hồng nhan,
Làm cho cho hại cho tàn cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!
1275. Khách du bỗng có một người,
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương.
Vốn người huyện Tích châu Thường,
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm truy.
Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi,
..."
Bài 21: Trong một bài kiểm tra Văn của lớp 8A trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, em Bùi Đình Chương viết lên cảm nghĩ của em cho đề bài: "Giới thiệu một loài hoa hoặc loài cây mà em ưa thích", chúng ta hãy đọc những lời diển tả của em Chương như sau: