Lịch sử Đức 70 năm trước đây, đại tá Claus Schenk bá tước của Staufffenberg và những người cùng mục đích giải cứu dân tộc ra khỏi móng vuốt của Đức quốc xã, họ đã thực hiện vụ ám sát Hít-le tại hầm phòng bị của lãnh đạo Wolfsschanze (tạm dịch: chổ ẩn núp của sói) nay thuộc Ketrzyn, miền bắc Ba lan.
Do một sự tình cờ ngẫu nhiên mà Hít-le thoát chết.
Ngày 20 tháng 7 năm 1944, một trái bom đã được đại tá Stauffenberg đặt trong cặp táp, để dưới bàn (ngang khoảng 3m, dài 4m) làm bằng gỗ sồi, rất dầy và nặng ở trong hầm bê tông, trụ sở chính mà Hít-le cùng các tướng lãnh họp lại để bàn bạc về chuyện đánh trả, chống cự với *
đồng minh đang ào ạc tấn công vào Đức* từ khắp mọi hướng.
Đại tá Stauffenberg được mời họp, tiếp cận với Hít-le hôm ấy là vì tuy ông bị thương nặng trong chiến trường ở Phi Châu năm 1943 (sư đoàn 10, xe tăng), mất mắt bên trái và bàn tay phải, bàn tay trái chỉ còn 3 ngón, nhưng ông đang nhiệm chức Tham mưu trưởng tư lệnh tối cao của quân đội dự bị.
12 giờ 40 phút trưa, bom nổ làm bốn người thiệt mạng và chín người bị thương nặng, những người khác bị trầy nhẹ. Hít-le chỉ bị một vài vết bầm và bị lũng màng nhĩ.
Tiến trình và những trục trặc trong vụ ám sát, xem bên dưới.
Nếu không phải vì một người nào đó đã dời cặp có bom của Stauffenberg về bên phải để dựa phía bên kia chân bàn cách xa Hít-le, để người đó có thể thuận tiện chồm lên bàn trãi bản đồ, thì có lẽ ngày 20 tháng 7 năm 1944 đã là ngày chết của Adolf Hitler.
Sau việc ám sát Hít-le không thành công, Đức quốc xã đã bắt giữ khoảng 700 người, hơn 200 người bị hành quyết. Các nạn nhân bị treo bằng dây đàn dương cầm, dùng móc treo heo và treo sống ở hồ Ploetzen tại Bá Linh. Hơn mười máy quay phim luân phiên quay sự thống khổ, dẫy chết của những người bị xử tử. Những cuộn phim này đã được trực tiếp gởi đến trụ sở của quốc trưởng Hít-le. Đến nay, nhà cầm quyền cho là các cuộn phim đó đã bị thất lạc mất.
Với sự thất bại của vụ ám sát, nhân dân Đức đã mất đi một cơ hội chứng tỏ rằng ít nhứt họ có thể tự giải thoát.
Nếu ngày đó cuộc ám sát thành công thì đệ nhị thế chiến chắc chắn đã chấm
dứt sớm hơn, sẽ có muôn vàn những người cha, người con, anh, em trai giữ được
mạng sống, thành phố không bị bỏ bom tàn phá.
Sau chưa đầy một năm, đất nước của họ bị chinh phục, dân tộc Đức thua về cả ba mặt: quân sự, chính trị, đạo đức, và chỉ còn có thể đầu hàng vô điều kiện do đại tướng Đức Alfred Josef Ferdinand Jodl ký vào ngày 7 tháng 5 năm 1945.
Một ngày sau đó 21.7.1944, bá tước Stauffenberg bị xử bắn. Trong số người bị xử tử, có không ít người thuộc dòng dõi quý tộc như Helmuth James bá tước của Moltke, Heinrich bá tước của Dohna-Schlobitten, trung tướng Karl nam tước của Thuengen, thiếu tướng Roland của Hoesslin, tướng Carl-Heinrich của Stuelpnagel, tướng Friedrich của Rabenau, đại tá Wessel nam tước của Freytag-Loringhoeven, trung tá Roland của Hoesslin, trung tướng Paul của Hase, đại tá Albrecht Ritter Mertz của Quirnheim, trung tá Max Ulrich bá tước của Drechsel, đại tá Wessel Nam tước của Freytag-Loringhoven, trung tá Caesar của Hofacker, trung tướng Gustav Heisterman của Ziehlberg, trung tá Fritz của Lancken, trung tá Wilhelm bá tước của Lynar, trung tá Heinrich bá tước của Lehndorff-Steinort, các tướng tá cao cấp trong quân đội thuộc giới quý tộc như thống chế Erwin của Witzleben, thiếu tướng Henning của Tresckow (tự tử), trung tá Gerd của Tresckow (tự tử), trợ thủ của Stauffenberg - trung tá Werner của Haeften, đại tá Georg của Boeselager, thiếu tá Philipp của Boeselager, thiếu tá Hans-Jürgen bá tước của Blumenthal, Hans Bernd của Haeften, Hans của Dohnanyi, thiếu tướng Hans Georg Schnidt của Altenstadt, đại tá Nikolaus bá tước của Uexkuell-Gyllenband, đại úy Adolf Friedrich bá tước của Schack, đại úy Hans-Ulrich của Oertzen, đại úy Ludwig nam tước của Leonrod, đại úy Alexis nam tước của Roenne, thiếu tá Ludwig Nam tước của Leonrod, đại úy Hans Otfried của Linstow, trung tá Hans Alexander của Voss, luật sư và thiếu tá Randolph Nam tước của Breidbach-Buerresheim, đại úy Rudolf bá tước của Marogna-Redwitz, trung úy Albrecht của Hagen, trung úy Hans-Viktor bá tước của Salviati, Đại sứ ngoại giao Friedrich Werner của Schulenburg, Ulrich của Hassell, Ferdinand nam tước của Lueninck, Michael bá tước của Matuschka, Kurt của Plettenberg, thiếu tá Axel của Bussche, Friedrich Werner của Schulenburg, Fritz-Dietlof của Schulenburg, Ulrich Wilhelm bá tước của Schwerin Schwanenfeld, trung tá Hasso của Boehmer, Adam của Trott Solz, Peter bá tước của Yorck Wartenburg, 19 tướng, 26 đại tá, 2 đại sứ tổng lảnh sự, 7 nhà ngoại giao, 1 bộ trưởng, 3 thư ký của nhà nước và trưởng văn phòng cảnh sát hình sự, cảnh sát trưởng Wolf-Heinrich bá tước của Helldorf, và tỉnh trưởng.
Anh của ông Berthold Schenk bá tước của Stauffenberg sanh 15 tháng 3 năm 1905 tiến sĩ luật, bị Đức quốc xã tuyên án và treo cổ ngày 10 tháng 8 năm 1944.
Những người bị bắt vì có liên quan đến việc ám sát, có người bị xử tử ngay, có người bị tra khảo để tìm người đồng mưu. Cho đến phút tắt thở, họ cũng hoàn toàn không biết thân nhân sống chết ra sao. Vợ con họ bị bắt, mẹ và con bị tách rời nhau ra, con lớn thì bị cho vào quân đội đẩy đi chiến trường Liên xô và Đông Âu, con gái lớn và mẹ bị cho vào trại tập trung, trẻ em nhỏ từ 9 tháng đến 12 tuổi bị bắt vào trại mồ côi đặc biệt gần trại tập trung ở Bad Sachsa ngay trung tâm của nước Đức, họ không được quyền nói hoặc gọi họ thật của nhau, mà được đặt cho một họ khác.
Cho đến khi quân đội Mỹ giải cứu, mẹ mới có cơ hội tìm lại con của mình.
Sau chiến tranh, khi đi học thì họ vẫn bị các học trò khác hàng ngày đi theo sau và gọi là "con của tên phản quốc". Trẻ em bị những cú sốc như vậy nên có người không còn muốn sống và bị bịnh về tinh thần.
Chỉ có người nước ngoài khi biết họ là ai thì tôn trọng cha của họ, như con của trung tướng và chỉ huy trưởng của thủ đô, Friedrich Wilhelm của Hase tường thuật là không phải người Đức mà là người Hoà lan gọi cha ông là vị anh hùng, đến nay đã qua nhiều thập niên mà ông vẫn còn xúc động đến khóc khi kể.
Phần lớn, con của những vị anh hùng của Đức này hiện sống ở Mỹ, Thuỵ sĩ, nước ngoài.
Claus Philipp Maria Schenk bá tước của Stauffenberg sanh ngày 15 tháng 11 năm 1907 tại Jettingen, vương quốc Bavaria miền Nam nước Đức, theo đạo công giáo. Bị xử bắn ngày 21 tháng 7 năm 1944 tại Bá Linh. Ông là sĩ quan trong quân đội Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai và cũng là một trong những nhân vật chính trong đội chống kháng với chế độ và cố gắng cùng với các tướng lãnh khác thực hiện đảo chính qua chiến dịch
Walkuere*.
Stauffenberg là một người yêu nước nồng nhiệt, ban đầu ông nhiệt tình theo chế độ, nhưng khi ông nhận ra tính chất ác độc của chế độ Đức quốc xã và do thấy rỏ tình hình quân sự không lối thoát của quân đội Đức, ông đã kháng lại chế độ.
Sau khi đại úy Stauffenberg bị xử tử, theo lệnh của
Himmler*, xác của ông bị đốt, tro rãi trên cánh đồng.
Ông có 5 người con (3 trai 2 gái), hiện có 4 người vẫn còn sống:
- Berthold Maria Schenk Graf von Stauffenberg sanh 3 tháng 7 năm 1934, cựu Thiếu tướng. Ông có 3 con trai.
- Heimeran Schenk Graf von Stauffenberg sanh 9 tháng 7 năm 1936. Có hai con trai.
* Cháu nội 3 trai 1 gái: Maximilian Schenk Graf von Stauffenberg 15.01.1997; Lioba Schenk Graefin von Stauffenberg 18.07.1998; Nikolaus Schenk Graf von Stauffenberg 06.12.2000; Josef Schenk Graf von Stauffenberg 22.07.2002.
- Franz Ludwig Schenk Graf von Stauffenberg sanh 4 tháng 5 năm 1938, luật sư và chính trị gia.Có 4 con (2 trai, 2 gái).
- Valerie Schenk Graefin von Stauffenberg sanh 15 tháng 11 năm 1940, mất ngày 4 tháng 6 năm 1966
- Konstanze Schenk Graefin von Stauffenberg sanh 27 tháng 1 năm 1945 (6 tháng sau khi cha bà chết). Là tác giả viết sách. Hiện sống tại Thuỵ sĩ. Chồng bà cũng dòng quý tộc. Bà có 3 con, con trai Philipp của Schulthess sanh 23 tháng 3 năm 1973, đã làm việc nhiều năm trong ngân hàng đầu tư và hiện là diễn viên điện ảnh.
Tiến trình và những trục trặc trong vụ ám sát:
- Thông thường khi lãnh đạo Hít-le gọi họp ở "hầm núp của sói" thì sẽ xuống dưới hầm trong lòng đất, nhưng hôm đó vì quá đông, tổng cộng 25 người nên ban tổ chức dời chổ họp lên phòng bên trên mặt đất, vì rộng nên sức nổ bị giảm bớt hiệu lực.
- Hít-le dời giờ họp sớm hơn 30 phút, vì chiều hôm đó có cuộc họp ở nơi khác.
- Bá tước Stauffenberg phải chỉnh lại thời gian bom nổ. Viện cớ là quần áo ướt mồ hôi phải sang phòng khác thay nên xin mọi người đợi một lát ông mới có thể báo cáo phần của ông về tình hình quân sự. Sang phòng bên, vì Stauffenberg chỉ còn ba ngón tay nên phải nhờ sự giúp đỡ của trợ thủ của ông là trung tá Werner von Haeften chỉnh lại giờ bom nổ.
- Vì họ bị một Thượng sĩ thúc giục phải sang nhanh để báo cáo, nên họ chỉ có thể chỉnh một bom thay vì nguyên thuỷ theo dự định là hai bom mỗi bom 1kg chất nổ.
- Thay vì để cả trái bom chưa chỉnh giờ vào trong cặp chung với trái bom kia, Stauffenberg đã đưa gói bom chưa chỉnh cho trợ thủ của mình, người không được phép vào phòng họp.
- Ông đặt cặp có bom dưới bàn để bản đồ, gần chân bàn, phía bên chổ đứng của Hít-le. Báo cáo xong, Stauffenberg viện cớ là có cuộc gọi quan trọng, ông đã rời khỏi phòng họp trước khi bom nổ 10 phút. Một người nào đó đã dời cặp về phía bên phải và để cặp phía bên kia của chân bàn, vừa cách xa Hít-le hơn lại vừa có chân bàn gổ sồi che bớt sức nổ cho Hít-le.
- Vì mùa hè nên 3 cửa sổ đều được mở rộng nên sức nổ cũng thất thoát một phần.
- Một tướng đang chỉ trên bản đồ vùng phía bắc, vùng quân đội Liên xô đang tràn xuống Đức, nên cả hai (tướng và Hít-le) gần như toàn phần trên ở trên bàn gổ sồi dầy, nên bom nổ họ cũng được cảng bớt.
Walkuere* Theo nghĩa đúng của chữ, đây là nhân vật thần thoại của các nước Bắc Âu, là tên gọi một vị thần nữ, có phép thuật siêu nhiên.
Nghĩa bóng, là mã báo động của quân đội Đức quốc xã, bao gồm lực lượng an ninh, quân đội dự bị, lính được nghỉ phép. Nghe được mật khẩu đó, tất cả các binh sĩ phải tập họp trong vòng vài giờ thành từng trung đoàn, các nhóm chiến đấu, trang bị vũ khí và đạn dược để chờ lệnh.
Heinrich Himmler*: từ năm 1936 nhiệm chức tổng tư lệnh toàn bộ cảnh sát, chỉ huy trưởng đơn vị mật vụ, tình báo, chỉ huy trưởng nhân viên an ninh của quốc gia, chỉ huy trưởng tổ chức bán quân sự, đơn vị chiến đấu ưu tú bảo vệ Hít-le, giám đốc cục điều tra hình sự.
Với điều khoản trong hiến pháp Đức quốc xã: "phòng chống tội phạm", Himmler và tay sai có quyền bắt, tra khảo, giết hoặc cho vào trại tập trung bất cứ ai mà không cần toà xử (tiền trảm, hậu khỏi cần tấu).
Khi Đức thua, bị quân đội Anh bắt làm tù binh, Himmler giả dạng là lính thường nhưng bị nhận dạng, Himmler uống thuốc độc tự tử, đã sống được gần 45 năm.
Đồng minh đang ào ạc tấn công vào Đức*: hướng tây đồng minh Mỹ, Anh đổ bộ ở Normandy từ ngày 6 tháng 6 năm 1944 D-Day (Decision Day). Tấn công từ hướng đông, chiến dịch Bagration (Багратион) của Liên xô bắt đầu từ 22 tháng 6 năm 1944.
...sưu tầm