Như đã viết ở tựa. Đây là những câu chuyện gom góp ... câu chuyện đứng ở vị trí "mình" là người kể.
Vì gom tới đâu sẽ viết ra tiếp, nên sẽ tiếp tục có thêm những câu chuyện mới tại đây ...
14.
Có lẽ mình bị bịnh "Lo lắng quá mức"
Giải thích:
Tiếng Việt dịch là "Bịnh lo lắng quá mức hoặc người mắc chứng nghi bịnh", tiếng Anh hypochondriac là người bị bịnh nghiêng về tâm lý, khi thấy người khác bịnh gì thì mình cũng bị bịnh đó, thí dụ như thấy người ta bị nổi mề đay ngứa, thì mình cũng thấy ngứa ngáy khắp người, hoặc phóng đại triệu chứng bịnh trạng của mình đến tình trạng xấu nhứt. Thí dụ bị cảm cúm thì tưởng tượng bị cúm gà, bị đau bụng tiêu chảy thì nghỉ là mình bị ung thư đường ruột hoặc đau bụng thì nghi bị tắc nghẽn ruột hay viêm ruột thừa, bị nhức đầu thì nghi bị bứu não hay có khối u trong đầu, bài tiết ít nước tiểu thì cho là bị suy thận, đau lổ tai thì nghỉ màng nhỉ có vấn đề, v.v.
Hôm nay mình đi chung với mấy người bạn, có một cô phàn nàn rằng:
"Lúc này mùa đông trời lạnh, nhiều người bị cảm cúm ho hen quá. Sáng tới giờ tôi gặp 2-3 người đi ngang tôi, ở gần tôi mà họ ho sù sụ, nữa tiếng sau đó tôi có cảm tưởng tôi bị sốt nhẹ. Tôi nghỉ tôi bắt đầu bị bịnh hypochondriac".
Một người bạn khác nghe vậy mới kể chuyện:
Có một bác sĩ nói chuyện với đồng nghiệp:
- Anh có nghe tin chưa ? người bị bịnh hypochondriac ở phòng 303 vừa mới qua đời ! .
Người đồng nghiệp trả lời:
- Bịnh nhân đó thiệt là "mắc chứng nghi bịnh quá mức" (super hypochondriac).
* Có người nói rằng: bịnh nhân bị bịnh hypochondria là bịnh nhân "chuyên môn". Có khi bịnh chưa đến nỗi chết mà tưởng tượng là mình chết rồi.
Mình mới nhớ sực là đêm thứ bảy, sáng chủ nhật vừa qua, mình trằn trọc cả đêm mà không ngủ được, lăn qua lộn lại tới sáng mới chợp mắt thì 9:30 sáng chủ nhật tự nhiên thức dậy không ngủ được nữa.
Sáng thứ hai đi làm, lúc ấy trời còn chưa sáng mình thấy trăng thật to, xem lịch mới thấy đúng ngày rằm. Mình nghỉ trong đầu: "chắc vì chung quanh ngày rằm nên mới mất ngủ".
Trăng càng to, tức là nó bay quỹ đạo lúc gần trái đất nhất.
Có lẽ vì sức hút của trăng quá mạnh làm cho chất lỏng (80%) trong thân thể của mình cũng bị hấp dẫn làm cho rối loạn nên mất ngủ ? cũng giống như ngày rằm thì nước lớn thay vì ròng ?
Nhưng mình không nói ra cho tụi bạn nghe việc mình nghi ngờ này, vì e rằng nó sẽ cho là mình bị super hypochondriac.
* Super-hypochondriac cũng là tựa một bộ phim hài hước 107 phút của Bỉ và Pháp chiếu năm 2014.
13.
Đầu đông đá
Vào ngày mùa đông khoảng gần giáng sinh trời lạnh độ âm, thỉnh thoảng có ngày trời đổ tuyết. Một hôm mình có hẹn thứ 7 đi bơi với người quen trong hồ bơi công cộng trong nhà kiếng.
Lúc đó nhà ba má mình ở trên núi xa xôi nên phương tiện giao thông công cộng rất ít. Khoảng thiếu 10 kém 7 giờ tối là đã hết xe bus, nếu đi bộ mất khoảng 1 tiếng rưỡi hơn và muốn đi tắt thì phải đi ngang một nghĩa trang và xuyên một cánh rừng thì mất khoảng 45 phút mới về tới nhà. Vì lúc đó đi học từ thứ 2 đến thứ 7 nên mình hẹn người quen sau giờ học hôm thứ 7 mình ghé hồ bơi luôn, sau khi bơi xong thì người đó chở về bằng xe hơi.
Trong lúc bơi lội trong hồ, người đó chọc giận mình cái gì đó không còn nhớ nữa, nên mình quyết định đón chuyến xe bus cuối đi về ngay không cần người đó đưa về.
Mình lên tắm rửa lại thật nhanh, thay đồ, đeo đồng hồ vô và nhìn đồng hồ thì thấy chỉ còn có khoảng 3-4 phút là xe bus đến trạm cách hồ bơi khoảng 200m. Mình co giò chạy nhanh ra bến xe không còn thời gian để sấy tóc, dù đã lấy khăn lông xoa chùi cho không ướt nhẹp, nhưng đầu tóc mình vẫn không khô hẳn.
Chạy ra đến bến xe, chờ hoài không thấy xe bus tới, mình nghỉ chắc chắn là xe bus chuyến cuối của ngày đã chạy qua mất.
Đang chuẩn bị đi bộ về, thì người quen đó chạy xe hơi ngang qua bến thấy mình đang đứng đó (khoảng 10 phút sau).
Người đó ngừng xe hơi lại và quay kiếng xuống biểu mình lên xe.
Mình còn đang ngập ngừng không muốn lên xe, định đón taxi về. Nhưng một phần lúc đó mình còn nhỏ không có nhiều tiền nên rất tiếc tiền và cũng không muốn làm phiền ba má (kêu taxi về rồi vô nhà xin ba má tiền trả) nên mình leo lên để người đó chở về. Và cũng bởi vì, người quen đó từ trong xe đã phát hiện ra và nói với mình: "Tóc em đóng nước đá rồi kìa!".
Lúc vào trong xe mình mới rờ cái đẩu của mình, quả thật những cọng tóc cứng đơ vì đông đá.
12.
Tác dụng phụ của tiểu mà nhắm mắt
Hồi còn nhỏ mình hay mắc chứng tiểu đêm. Đường đi trong nhà ban đêm ba má mình có để mấy cái đèn nhỏ dài cở cây cà rem, khi tối nó tự động cháy để người trong nhà thấy đường đi.
Có một lần đêm khuya mắc tiểu, ngồi dậy đi ra phòng vệ sinh, nhưng khi đi mình làm biếng mở mắt, con đường đi vô nhà tắm hầu như đêm nào cũng đi nên mình rành lắm... Vô trong nhà vệ sinh, không vặn đèn gì hết... tuột quần ngồi tè... cảm thấy chổ ngồi hơi lạ... mình mới mở mắt ra. Đèn từ đường đi hắt vào nên mình thấy đang ngồi tè trên cái xô rác má mình để dưới đất, kế bên cái bồn cầu.
11.
(chuyện về P.H.)
Dòm để học hỏi
Có một lần mình đi làm trong văn phòng rất lớn. Bốn người ngồi bốn bàn sắp đối đầu nhau kể là một nhóm và trong một phòng có đến 6 nhóm 4 bàn như vậy tức là cho tổng cộng 24 người ngồi làm việc.
Trong số những người làm chung có một thanh niên tên P.H. lúc đó tuổi khoảng 25, người này về chuyên môn thì cũng không tệ, nhưng có tánh hơi gàn và hơi tửng tửng.
Anh ta ngồi nhóm bàn thứ hai tính từ vách tường, kế đó thì tới nhóm bàn của mình ngồi, sau dãy bàn của mình cách 2 dãy nữa thì tới bàn của những người làm kỳ cựu.
Một hôm trong buổi họp, mục sau cùng sếp mới yêu cầu những người mới vô và những người trẻ tuổi nên quan sát (dòm) những người có kinh nghiệm để học hỏi!
Một hai tuần sau mình có chuyện đi ngang bàn của anh ta, thấy trên kệ của cửa sổ có cái ống dòm (loại của những người đi săn thường có).
Mình ngạc nhiên nên hỏi anh ta:
"Đi làm văn phòng mà anh đem ống dòm theo chi vậy?"
Anh ta mới trả lời, đồng thời lấy cái ống dòm đó dòm về phía nhóm của những người làm kỳ cựu và nói:
"Sếp biểu chúng ta quan sát những người làm kỳ cựu để học hỏi, thì bây giờ tôi ngồi đây quan sát coi họ làm gì nè!"
10.
(chuyện về P.H.)
Đồng hồ đâu mất?
Chiều hôm đó mình đang làm việc trể hơn thường lệ, chuông điện thoại reo mình nhấc máy thì P.H. ở bên kia đầu dây.
Anh ấy nhờ mình đến bàn của anh xem có chiếc đồng hồ nào ở trên bàn hay không?
Mình có kiếm nhưng không thấy nên trở về bàn và nói qua điện thoại là mình không thấy đồng hồ ở trên bàn.
Anh ta nói: "Không thể nào như vậy được!" làm như mình nói xạo không chịu kiếm dùm anh ta vậy, nhưng mình cũng chẳng biết làm sao hơn là nói không thấy, rồi gác máy điện thoại.
Khoảng 10 phút sau, anh ta lại gọi điện thoại cho mình và nói:
"Xin lổi nha, tôi đã tìm được đồng hồ rồi... bình thường tôi đeo đồng hồ bên tay trái, hồi nảy cổi ra tôi đeo trở lại trên tay phải mà tôi quên."
Mình nghỉ, có lẻ lúc gọi điện thoại nhờ tìm dùm đồng hồ, tay phải anh ta cầm ống nghe của điện thoại nên không thấy là mình đang đeo nó trên cổ tay!
9.
(chuyện về P.H.)
Cắt điện
Có một lần, chiếc đèn trên bàn nhóm của P.H. bị chết bóng hay sao mà nó không cháy nữa.
Đèn không cháy mà không ai trong 4 người của nhóm chịu đổi bóng hay đổi đèn mới hay sửa cho nó cháy lại.
Một hôm P.H. bực mình vì không ai trong nhóm chịu đụng tay vào chiếc đèn vô dụng đó, nên P.H. tìm cách rứt điện của đèn ra để đem bỏ cây đèn.
Trong mấy cái ổ cấm điện và lòng thòng ở dưới gầm bàn có nhiều dây điện lung tung, nào là dây của máy vi tính, dây điện cho màn hình, dây điện thoại v.v. mà một nhóm như vậy là 4 người nên dây nhợ của máy móc nhân lên gấp 4.
Phát điên lên hay sao vì không tìm được dây nào là dây của chiếc đèn không cháy, P.H. lấy cái kéo cắt dây điện chổ chân đèn trên bàn.
Phụt... điện trong cả văn phòng bị tắt hết vì xẹt điện. Kéo là kim khí, mà dây điện của đèn thì còn cắm trong ổ.
May cho P.H. là cái chổ cầm của kéo có bọc chất nhựa, nếu không thì có thể điện sẽ giựt vào người của anh ta rồi.
Lần đó mình cũng chứng kiến chuyện này và cả giờ sau mới làm việc trở lại được vì điện máy vi tinh của mọi người đều bị tắt vì cúp điện (cháy cầu chì) nên P.H. phải tìm người quản lý để giải quyết.
Sau đó mới thấy là lưỡi kéo bị lủng một lổ và một khúc giữa bị cháy dính vết khói đen.
8.
(chuyện về P.H.)
Trùm y phục bắc cực vào xuân
Nơi làm việc, mùa xuân năm đó trời cũng còn mát lạnh.
P.H. thường mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành, nhưng những người làm lâu năm ngồi xa bàn của P.H. họ cứ than phiền lên đến sếp, họ nói là P.H. mở cửa sổ thì gió luồng thổi đến làm cho họ lạnh chưn.
Điều này cũng hơi vô lý, vì chổ của P.H. ngồi và chổ của những người lớn tuổi đó cách nhau đến khoảng 20 mét.
Một sáng nọ, P.H. vào làm và mặc áo khoát mùa đông dầy, đội nón lông kiểu của những người sống ở Liên xô, đeo mắt kiếng cho những người trược tuyết và tay cầm hai cái gậy trược tuyết.
P.H. cố tình đi vào cửa của những người làm kỳ cựu và làm như đang lạnh run, mặc dù bên ngoài thời tiết mùa xuân, nhiệt độ trên dưới 20°C.
7.
Làm bánh dạy trên mạng
Có một lần chị của mình mời ba hay bốn người bạn đồng nghiệp (đàn ông, trong đó có sếp của chỉ) đến ăn chiều tại nhà, chị hỏi mình có rảnh không đến phụ chị một tay rồi dự tiệc luôn. Mình nhận lời mời vì có ăn ai ngu dại mà từ chối?
Thú thiệt là mình chỉ biết ăn và có thể phụ cắt này cắt nọ, dòm chị làm, hoặc chị sai làm gì thì mình làm nấy thôi chứ không biết nấu.
Lúc chị mình nấu đồ ăn, mình mới thấy là chị chỉ có mấy thứ trái cây, ngoài ra không có gì để ăn tráng miệng...
Nhớ sựt là vài ngày trước đó mình có coi cách làm bánh trên mạng, người ta nói là bánh này đơn giãn mà ngon. Cách làm dễ lắm, con nít cũng làm được.
Tự tin là con nít làm được thì với sức mình việc đó sẽ dễ dàng như ăn cơm sườn, cho nên mình mới đề nghị với chị:
"Chị để em trổ tài làm bánh cho mọi người ăn tráng miệng nha"
Chị mình đồng ý và mình lên mạng tìm cái trang chỉ làm bánh, ghi ra giấy những "phụ tùng" rồi tìm trong tủ lạnh những thứ cần thiết.
Thiệt ra thì cách làm đọc thấy cũng dễ, chỉ cần pha bột, pha đường, trứng và sửa với cân lượng đã ghi và trộn cho đều, ủ nữa tiếng đem cán cục bột, trãi lên vĩ nuớng, lấy nĩa đâm lên bột đã cán, xong để trái cây đóng hộp lên, rãi sữa béo (cream đặc sệt) lên rồi đem nướng, khi nướng xong đem ra để nguội rồi cắt ăn, chỉ có vậy thôi.
Nhưng kẹt là trong nhà chị chỉ còn chút sữa tươi thôi và không có trái cây đóng hộp, cho nên mình lấy hết số lượng sữa tươi, còn thiếu bao nhiêu mình thay vào là nước và không có trái cây hộp thì mình lấy trái cây tươi vì nghỉ là đồ tươi còn sang và ngon hơn đồ ngâm nước đường đóng hộp nữa.
Loay hoay làm cả buổi thì cái bánh cũng được nướng xong.
Thay vì đem ra để trên bàn cho nó nguội từ từ, mình đem ra hiên sau bếp mùa đông ngoài trời đổ tuyết mình phơi để cho nó mau nguội...
Đến khi mọi người ăn tiệc xong, ai cũng khen chị của mình nấu ăn khéo quá, món nào cũng ngon.
Mình mới nói: "mọi người ăn tráng miệng bánh tui làm nha!"
Mọi người đều muốn thưởng thức có lẻ tưởng "Chị nào, em nấy".
Nhưng khi mình ra sân lấy cái vĩ bánh, thì hởi ôi ...
Bánh nó đã đóng đá, đáy bánh (chổ mà lúc nảy mình cán bột ra) nó cứng ngắt như bánh pizza vậy. Mình đem cái bánh vô cắt, dao muốn gảy luôn vì quá cứng.
Không biết làm sao hơn, mình vặn lò nướng lên rồi cho cái bánh trở vô để nó tan bớt đá...
Khoảng 10 phút sau, mình cắt cho mổi người một miếng khoảng chừng 1/4 cuốn tập rồi đem lên.
Họ ăn chắc không ngon nghiết gì, vì chính mình ăn cũng thấy kinh khủng, nhưng vì mình đã hứa cho họ ăn bánh nên mới làm đúng theo lời đem lên cho ăn.
Nhưng họ cũng rất tế nhị và xã giao nên không khen cũng không chê bánh của mình làm.
Từ đó đến nay, mình bỏ ý định trổ tài làm bánh và cũng không tin tưởng lắm cách chỉ trên mạng, vì có làm sai cũng không thể mắng vốn được ai.
6.
Cà rem bóng bàn hay banh quần vợt?
Khi còn là học sinh, vào mùa nghỉ hè năm nào mình cũng đi làm thêm.
Trong nhiều năm mình làm đủ thứ nghề, từ nghề bồi bàn... nhớ có một lần duy nhứt được boa cho 5$. Có năm làm nghề sắp xếp thơ theo thứ tự từng khu, từng đường trong sở bưu điện để người phát thơ đến lấy đem đi phân chia...
Có một năm mình làm hè 3 tháng cho một nhà hàng nổi tiếng của Thụy sĩ, tiệm này chia ra làm hai loại, bên trên là có chổ ngồi ăn có người phục vụ (rất sang trọng và rất mắc). Ở dưới hầm thì thức ăn, thức uống cũng không rẽ nhưng bình dân hơn, có các quầy để khách tự chọn đồ ăn, có quầy bán café, cà rem, v.v. tất cả các thứ ở đây khách phải tự lấy để lên mâm, rồi tự rinh cái mâm ra quầy tính tiền, hoặc thức uống như nước trái cây thì phải tự đi lấy, café thì sắp hàng tuần tự đợi đến phiên được phục vụ.
Năm đó mình làm ở dưới hầm. Nhiệm vụ của mình hàng ngày có thay đổi chút xíu, khi thì phải đứng bán quầy café, cà rem, khi thì ngồi quầy tính tiền, khi thì phải ép trái cây như cam. Họ có đủ loại máy để ép trái cây, ép cam thì chỉ cần cắt trái cam ra làm hai, để lên cái máy, đè xuống một cái là ra nước. Ép trái cây trước mắt khách đi qua đi lại để cho thấy là nước cam vắt 100% không pha thứ gì khác. Khi vắt nước cam thì nó chảy ra một cái bình thủy tinh đựng khoảng 2 lít, để những cái bình nước trái cây vắt đó lên cái bàn to có đá nhận để cho lạnh, khi khách lấy gần hết bình thì đi ép tiếp.
Một ngày nọ, nhiệm vụ hôm đó của mình là 8 tiếng đứng bán cà rem. Thông thường những người trẻ tuổi mua cà rem ăn, nhưng đôi khi cũng có những ông già bà già đến mua. Cái muỗng múc cà rem của tiệm này cũng khác bình thường, nó to cở bàn tay co chụm lại để múc nước. Khi ai mua thì lấy cái muổng đó cào một đường thì nó cuộn lại to như trái banh quần vợt nhưng có không khi ở ngay chính giữa và giữa các vòng cuộn.
Cà rem của Thụy sĩ rất ngon vì làm toàn bằng sữa béo thiệt chứ không như các hiệu khác làm bằng sữa bột không béo, lại có mùi sữa bột, và cà rem dâu của họ thì thấy dâu trong đó, cà rem xoài thì thấy xoài (ngào đường), v.v.. Vì tất cả các thành phần đều "thiệt 100%" và sản phẩm chất lượng cao cấp cho nên thức ăn "bình dân" mà giá cũng "cao cấp" mắc gấp 2, gấp 3 lần so với các tiệm bình thường.
Có một hôm, một bà già "khó chịu" vô mua cà rem... bả muốn ăn loại này ... mình mới vừa đưa muổng định múc, bả lại nói muốn ăn thứ khác, rồi còn đòi này đòi nọ... mình thấy ghét rồi, nhưng bắt buộc phải chìu khách nên mình không thèm nói gì hết, cũng không làm cử chỉ bực dọc. Nhưng khi mình múc cà rem, có mánh là nếu cào một đường nhanh và đừng đè mạnh tay thì cục cà rem sẽ mỏng và nhiều khí ở giữa các đường cuộn. Mình múc cho bả cục cà rem "đầy khí" như vậy, trọng lượng nếu tính ra thì nó chỉ cở trọng lượng khối của banh bóng bàn.
Từ ngày hôm đó, mình ghét mấy bà già, họ mà muốn ăn cà rem nhưng xui xẻo gặp mình thì họ trả tiền cục cà rem mắc như người khác, nhưng khối lượng chỉ là "banh bóng bàn". Còn những người trẻ tuổi vui vẻ khi đến mua thì mình bán cho cục cà rem "banh quần vợt" ít khí.
Rút ra kinh nghiệm: "Sống ở đời nên vui vẻ, dễ chịu với mọi người, thì không chừng mình sẽ nhận được lợi !"
5.
Hiểu sai ý?
Hồi còn học đại học, mình mướn một phòng trọ có ban công nhỏ...
Mùa hè năm nọ, tự nhiên có hứng thú nướng thịt ở nhà và định mời chị của mình và một đứa bạn thân hồi trung học đến ăn thịt nướng. Nhưng vì không biết theo luật thì có được nướng thịt ở ban công hay không? Mình mới gọi điện thoại hỏi con nhỏ bạn:
"Không biết theo luật thì người ta có được quyền nướng thịt ở ban công hay không?"
Con nhỏ bạn (lúc ấy đang học luật) mới trả lời như vầy:
"Không được, vì khói sẽ bay sang nhà của những người chung quanh, nên nếu muốn nướng ở ban công thì phải đi xin phép và báo trước với các người kia. Nhưng nếu trong phòng của mình muốn làm gì tùy mình."
Nhưng nó không nói rỏ ràng là nướng thịt cũng có nhiều cách, nướng lửa than hay nướng bằng vĩ điện thì người ta cũng nướng rất thường trong nhà, tương tự như ăn "raclette" chẳng hạn.
Trong Appartement muốn làm gì tùy mình... nên mình mới nảy ra suy nghỉ ... ngày hôm sau mình quyết định đi mua than và cái đồ nướng lửa than nhỏ (cở "ông lò bằng đất" bên VN) ở tiệm gần nhà, họ quảng cáo để người ta nướng thịt khi đi chơi dã ngoại.
Chiều lại, mình gọi điện thoại cho chị, bạn và hai người quen học võ chung cuối tuần, tổng cộng 4 người (và mình) đến ăn trưa ở phòng trọ của mình vào ngày thứ 7 sắp đến, thứ 7 này không phải học võ vì sư phụ đã đi nghỉ hè.
Chuẩn bị ướp thịt trước sáng thứ bảy, mua bia, mua bánh mì, làm sà lách đàng hoàn hết. Khoảng 1 giờ trước khi khách đến mình mới đốt lửa than... ở trên bàn, trong nhà.
Mới nổi lửa lên khoảng 5 phút, khói đen bay mù mịt khắp trong phòng, bởi vì phòng trọ chỉ có một cửa vào ở một phía, cửa phía này nếu mở ra thì gió sẽ bay luồng vào thang lầu vào nhà của những người khác, trong phòng chỉ còn một phía là cửa sổ và cửa ra ban công, nên gió chỉ bay vào từ ngả đó.
Thấy khói đen bay ra càng lúc càng nhiều, mình hoảng hồn, lẹ lẹ lấy găn tay mang vào và 2-3 miếng giẻ lau chén rinh cái lò ra ban công và lấy nước đổ lên than.
Khi chị, bạn và người quen của mình tới, khói lúc nảy vẫn còn bay như sương trắng mờ (nhẹ) trong phòng.
Mình mới mắng vốn con nhỏ bạn, nhưng con nhỏ đó học ngành "thầy cải" nên nói sao nó nói cũng được, ý của nó nói là nướng vĩ điện ! Vì nó chưa bao giờ nghe ai nướng thịt bằng lò than ở trong "nhà" chứ đừng nói là trong "phòng" trọ.
Rốt cuộc, thịt ướp xã thấy đó nhưng không có lò để nướng, nên phải xào lên ăn với sà lách, bánh mì và uống bia.
Mấy hôm trước đây, hẹn gặp con nhỏ này đi ăn chung. Nhớ lại chuyện, mình mới hỏi nó:
"Theo luật thì người ta có được phép nướng thịt ở ban công không hén?"
Nó cũng còn nhớ:
"Mày muốn nhắc đến chuyện "sương mù trong phòng trọ" đó hả?"
Hai đứa vừa ăn vừa cười vui vẻ.
4.
Quên đầu, quên đuôi
Nhớ có một lần mình đi chung với chị đến thăm bà con, chổ ấy phải đi bằng xe lửa mất khoảng 1 tiếng rưởi. Hôm đó là ngày chủ nhựt nên ít xe và cũng ít người đi xe, đứng chờ xe.
Khi đi mình chỉ có 1 túi đeo lưng, túi lúc đi thì nhẹ như là không có đeo vậy. Khi về thì bà con cho đồ ăn và quà mang về nên có thêm một túi xách nữa, túi nào cũng nặng.
Khi chị và mình tới ga xe lửa và phải chờ khoảng 15 phút mới có xe, mình để 2 cái túi, túi xách tay có toàn đồ ăn và túi đeo lưng với bóp và giấy tờ tùy thân trên băng ghế người ta ngồi chờ xe.
Nói chuyện với chị một lát thì xe lửa tới và ngừng ở mỗi trạm không đầy 1 phút, mình leo lên, cửa xe đóng lại mình mới sực nhớ là để quên 2 cái túi ở ghế.
Hoảng hồn, nhưng đâu còn cách nào khác? phải chờ xe ngừng trạm kế, chị và mình xuống xe, đến chổ nhà kiểm soát ga, mình nói với ông gác trạm gọi điện thoại dùm cho mình đến chổ mà mình bỏ quên đồ để nhờ họ ra ghế lấy cất dùm mình. Sau đó mình phải chờ xe đi ngược trở lại và vào trạm để lấy túi. Lần đó cũng may là đồ còn toàn vẹn không mất gì hết, tiền trong bóp thì mình cũng không có nhiều vì lúc đó còn đi học, nhưng kể cả đồ ăn VN cũng còn y nguyên.
Chỉ tội cho chị, một lần hết hồn phụ với mình.
3.
Mặc Đồ theo Mùa
Khi đi học, và đôi khi bây giờ cũng vậy, mình mặt đồ theo mùa...
Đôi khi tháng 3, còn trong mùa đông, quên coi hoặc làm biếng coi dự báo thời tiết, đi làm mình "trùm", ra đường và vào sở bị nóng bốc khói. Nhưng không sao, nóng thì cổi ra.
Có lần đi học đã vào tháng 9 (21 tháng 9 mới hết hè), mình mặc đồ mùa hè và mang dép, ra tới ngoài đường lạnh run nhưng không còn thời gian để quay trở vô nhà để lấy thêm áo lạnh, mang vớ và thay dép, nên mình cắn răng mặc vậy đi học.
Mới đây, vì nghỉ là ngày hè (sau 21 tháng 6) trời chắc ấm, nên mình xí xọn mặc đồ mùa hè và mang giày cao, không mang vớ, ra đường cũng không lạnh lắm còn chịu nổi, nhưng vào tới sở ông sếp vặn máy lạnh xuống còn khoảng 22-23°C.
Chưn không có vớ, nên mình vừa ngồi làm vừa run, nhưng chổ làm còn người khác nên máy lạnh tự động mùa hè hạ nhiệt độ vài độ so với bên ngoài, những người khác người ta mang giày mang vớ nên họ không bị lạnh.
Nhưng mình cũng có cách để tự giúp, lâu lâu lạnh run thì mình chạy ra ngoài sân đứng phơi nắng khoảng 5 phút, và khi đi nhà vệ sinh sau đó rữa tay thì mình rữa bằng nước ấm, và nấu nước trà ấm để uống. Ngoi ngóp cũng qua 7 tiếng, mình nói với sếp hôm đó mình về sớm, chạy về tới nhà mình tắm nước nóng và sau đó trùm mền, nên nhiệt độ thân thể trở lại bình thường, hết run.
Bây giờ sáng thức dậy mình xem dự báo thời tiết và nhiệt độ trong ngày trên mạng để quyết định mặc đồ gì đi làm, cho chắc ăn.
***
2.
Xác Suất là một dấu hỏi không lời giải
Khi học trung học (ở xứ người), mình cũng khá về toán, tức là luôn có điểm trên trung bình, nhưng có một học kỳ thì có hơi đặc biệt...
Lần đó phải học về "xác suất" và sắp phải làm bài kiểm (khoảng 3 tháng một lần).
Cho tới bây giờ mình cũng chỉ hiểu lờ mờ về cách tính này...
Xác suất thí dụ như: nếu bóc ra 6 số trong 49 số, thì xác suất là bao nhiêu bóc ra con số 9? hoặc thí dụ khác: nếu có 3 hột lúc lắc (6 mặt với mỗi mặt 1 số), nếu thảy 3 hột lúc lắc đó 50 lần, thì xác suất là bao nhiêu sẽ thảy ra 3 con số 1? hoặc trong một bữa tiệc có 100 người tham dự, thì xác suất là bao nhiêu có 2 người có cùng chung một sinh nhựt?
Đối với mình thì những bài toán thể loại này cực kỳ khó vì vật thể cứ thay đổi liên tục, khi thì là số bóc, khi thì lúc lắc thảy, khi lại là người, ...
Ngày làm bài kiểm sắp tới mà mình cũng chưa hiểu cách tính, nên mình rất lo. Một hôm thời cơ tốt đến và mình đã nắm bắt... mánh...
Ông thầy dạy toán năm đó là một nam giáo sư trẻ (hình như ổng mới ra trường vài năm thôi, chừng 27-28 tuổi). Mỗi thứ 7 ổng hay đi uống bia ở quán gần trường sau giờ tan học.
Thứ 7 trước tuần làm kiểm tra toán, sau giờ học, mình lần đầu tiên đi vào quán đó.
Mình gọi tách trà và đến xin ngồi bàn chung với thầy. Sau vài câu chuyện hỏi han, mình biết được ổng có nuôi một con mèo Thái "Siamcat", nó khôn lắm (ổng kể) vì nó biết mở cửa, nó nhảy lên bám cái tay nắm của cửa kéo xuống, rồi lấy đầu chèn vào khe cửa để mở ra. Mình thấy cũng ngộ nên trầm trồ con mèo của ổng, và cũng nói về chuyện mèo tam thể nhà mình có nuôi lúc trước ở VN. Nhưng mèo nhà mình hình như nó không khôn, và có lẽ vì nhà ba má mình có ba gian không có cửa phòng nên chưa bao giờ thấy mèo biết mở cửa... Ổng mới mời mình đến chơi ngay sau khi uống xong tách trà để xem con mèo (ổng sống chung với má của ổng mỗi người 1 từng trong một căn nhà cách nhà mình không xa, khoảng 15 phút xe hơi).
Sau khi coi con mèo (cái), mình định vuốt ve nó, hình như nó không chịu nên quào mình trầy tay, nhưng mấy cái trầy cũng đáng vì sau đó ngồi chơi uống trà, ổng hỏi mình đã chuẩn bị cho kỳ kiểm tra tới hay chưa?
Đây là cơ hội ngàn năm có một của mình, nên mình than phiền: "Dạ, em cũng đã ráng hết sức để chuẩn bị... nhưng mà đôi khi em mất ngủ vì phải suy nghỉ... những bài toán về xác suất em không hiểu nên chỉ làm bài tập đại thôi. Khi chú tâm để suy nghỉ về hột lúc lắc có 6 mặt lắc nó sẽ cho ra số như thế nào, thì bài tập khác lại nhảy qua người và sinh nhựt của họ hoặc 6 số trong 49".
Rồi mình đưa ra một đề nghị: "Thầy có thể nào giảm bớt câu hỏi về tính xác suất trong lần kiểm tra sắp tới?".
Mình nhớ hình như ông thầy chỉ cười chứ không trả lời câu hỏi đó ...
Vào ngày làm bài kiểm, hình như có 7-8 câu hỏi, và chỉ có 1 câu hỏi về xác suất thôi. Câu hỏi đó gần cuối trong 8 câu, ông thầy cứ đi rảo quanh học sinh, và ổng đã chỉnh cho mình nhưng bài mình làm sai nữa...
Khi phát kết quả ra sau đó, mình nhớ rỏ là chưa bao giờ được điểm bài kiểm toán cao như vậy, (còn 1 nút nữa là được tối đa).
**
1.
Làm sai cũng Làm !
Khi chuẩn bị thi vào trung học, mình có học kèm toán trong một nhóm tổng cộng 3 người, một nam và hai nữ, đãm nhiệm dạy kèm là một sư phụ nổi tiếng giỏi toán.
Để biết "trình độ" của mỗi học trò cao thấp như thế nào, sư phụ này đã nghĩ ra một số bài tập trắc nghiệm toán rồi đưa cho 3 học sinh làm một tuần sau nộp.
Vì ông ấy dạy tư tại nhà, nên mình chưa bao giờ gặp mặt 2 người học sinh còn lại (hình như họ là anh em bà con với nhau).
Một tuần sau ...,
(câu chuyện này do sư phụ đó mới kể cho mình nghe)
nộp bài, vì bài tập có bài quá khó không làm được nên hai người đó khi nộp bài đã khóc, vì có bài làm có bài không làm (có lẽ sợ bị thầy rầy nên họ khóc trước?).
Mình mới hỏi: còn "mình" thì sao hả thầy?
Sư phụ kể: "mình" không khóc, và nộp bài đầy đủ, bài nào cũng được làm, nhưng đặc biệt thầy còn nhớ là rất nhiều bài "mình" đã làm sai ... thầy ấy kể tiếp... kể từ giờ phút ấy thầy tin chắc "mình" sẽ thi đậu vào trung học !
Thời gian học kèm toán đó mình có cảm tưởng là lâu lắm, nhưng bây giờ mới biết là học kèm "chỉ có" 6-7 tuần và mỗi tuần chỉ học 1 lần.
Cô Nữ Sinh Gia Long
Nhạc sĩ Phượng Linh (sinh năm 1932 nguyên quán Tây Ninh)
Ca sĩ Diệu Thanh / Chế Linh
Đường xa cô gái Gia Long về đâu
Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
Bao cô dưới cùng mái trường
Khi xưa đã tặng hoa mừng
Nay có còn theo bước thương không
*
Người trai lính chiến em hằng chờ mong
Ngày vui sông núi anh lập đầu công
Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm đoạt công đầu
Một bóng hình em đã ghi sâu
**
Thân trai chiến trường
Đời phong sương dãi dầu
Để tô màu áo trắng ấy
***
Non sông thái hòa
Đem hoa khắp nhà
Nhớ ơn người lính cách xa
****
Này cô xuân nữ Gia Long thành đô
Màu hoa thép súng xin dành tặng cô
*****
Hoa em vẫn vẹn sắc màu
Trao anh chiếm đoạt công đầu
Một sắc màu em đã ghi sâu.
...
Một sắc màu muôn thuở inh sâu.
******
Ngày mai, khi non sông thái hòa đèn hoa giăng khắp nhà.
Em vẫn nhớ ơn người trai lính chiến.
Bạn viết dí dỏm quá, đọc không thấy chán. Cám ơn bạn :)
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã ghé đọc :)
ReplyDeleteChào bạn. Bạnơi cho tớ hỏi tí dcko ạ? Bạn có tài liệu nào về cửu tinh, vận hanh, ngủ hành của chúng ko a. Giúp mình với nhé
ReplyDelete